Những thứ Nhỏ nhất cho tới Lớn nhất trong vũ trụ – Vũ trụ lớn cỡ nào
The Smallest to the Biggest thing in the Universe! how Big is the Universe
Khi xem Video, hãy dừng bất cứ lúc nào nếu muốn xem 1 thông tin chi tiết nào đó
Đoạn video mô tả cấu trúc vật chất từ các hạt nhỏ nhất hiện được biết tới, các khoảng cách siêu nhỏ như độ dài Planck (một Electron cơ bản lớn gấp 3,4×1024 (3,4 x 10_mũ_24) so với 1 độ dài Planck) cho tới những hành tinh, ngôi sao lớn nhất, những khoảng cách rất lớn giữa các hành tinh, các hệ thiên hà với nhau trong vũ trụ. Kích thước của vũ trụ vẫn còn là điều bí ẩn, chúng ta mới chỉ khám phá được 1 phần kích thước của nó mà thôi.
“Khoa học đã chứng minh, vũ trụ thay đổi. Và trong vũ trụ, mọi vật đều thay đổi. Mỗi một thứ đều được sinh ra, sống cuộc đời của nó rồi chết đi. Thứ hai, Đức Phật cũng nói rằng, mọi sự vật trên thế gian đều hiện hữu dưới hình thức các mối quan hệ. Đó là hai ví dụ cho thấy điểm tương đồng trong cách nhìn của Đức Phật và khoa học. Trong nhiều trường hợp, cái nhìn của Phật giáo giúp khoa học đến gần hơn với chân lý” – GS Vật lý Thiên văn Trịnh Xuân Thuận.
Về vũ trụ – Ðức Phật ra đời trên sáu thế kỷ trước công nguyên, còn các nhà khoa học được biết đến, mới có từ thế kỷ thứ 18 sau công nguyên. Thế mà ở thời kỳ ấy, đức Phật nhìn trong vũ trụ thấy thế giới không thể kể hết, nên trong kinh thuộc Hán tạng có những câu “Hằng hà sa số thế giới”, nghĩa là thế giới nhiều như cát sông Hằng (Ganges), hoặc câu “vi trần sát” nghĩa là cõi nước (sát) nhiều như nhũng hạt vi trần. Ðến nay các nhà thiên văn học nhờ viễn vọng kính nhìn thấy trong bầu hư không có không biết cơ man là thế giới. Vô số ngôi sao lấp lánh hiện trên nền trời trong lúc ban đêm, mà mắt chúng ta nhìn thấy được; là những hành tinh (thế giới), còn không biết có bao nhiêu hành tinh khác quá xa mắt không thể nhìn thấy được. Chính đây là bằng chứng cụ thể, nhờ khoa học giúp chúng ta hiểu được lời Phật dậy cách đây trên 25 thế kỷ: Lại nữa, có lần Ðức Phật cùng các thầy tỳ kheo đi vào rừng, nhìn thấy những lá rơi lả tả và những lá vàng uá sắp về cành, đồng thời có nhũng chòi non vừa nẩy lộc và những mầm vừa nhú khỏi vỏ cây, Ngài dạy các Tỳ Kheo: Thế giới đang hoại, sắp hoại và đang thành cũng như lá cây trong rừng đang rụng, sắp rụng và đang nẩy chồi, sắp nẩy chồi”.Vì thế, đức Phật thường dạy thế giới có bốn thời :Thành, trụ, hoại, không.” Ngày nay các nhà khoa học cũng thừa nhận thế giới phải trải qua bốn thời kỳ như thế. Ðây là cái nhìn thích hợp giữa Phật học và khoa học mà cách cách nhau thời gian quá xa. – Hòa thượng Thích Thanh Từ
Phật dạy trong vũ trụ có vô số Tịnh Phật quốc độ ở khắp mười phương thế giới chứ không phải chỉ có Tịnh Độ ở phương Tây. Trên cõi Tịnh Độ về phương diện Y Báo-Chánh Báo, tức điều kiện môi trường, hoàn cảnh sống và chúng sanh ở đó được Phật thuyết là vi diệu trang nghiêm thanh tịnh mà trí thường phân biệt nên người thế gian khó thấy biết.
….Nầy các Phật tử! Tam muội nầy tên là Như Lai bất tư nghị cảnh giới tức là cây Bồ đề của tất cả các Phật, vì các ngài thường y cứ và an trụ nơi đó. Đức Thế Tôn lúc vừa được Phật Nhiên Đăng thọ ký liền nhập vào định này, thường vô công dụng lại tự nhiên ứng hiện vô lượng Phật sự như là: giữa hư không trên đầu sợi lông có các thế giới Phật nhiều như số bụi ở tất cả cõi Phật, trong sự thị hiện hoặc sanh lên trời Đâu Suất hay từ đó ẩn mất giáng sanh vào thai mẹ, hoặc hiện ra trẻ sơ sinh đi bảy bước tự nói: “Giờ đây ta tức là ranh giới sanh tử”, hay thị hiện ở hoàng cung rồi xuất gia tu khổ hạnh hoặc hiện tướng hàng phục quần ma thành bực đẳng chánh giác xoay chuyển pháp luân huyền diệu, hay hiện ở đời trải qua vô lượng kiếp độ các chúng sanh làm cho họ xa lìa sự khổ, hoặc thị hiện nhập Niết Bàn. Hoặc có năng lực làm tất cả kiếp thu lại thành một sát na, hay trong sát na kéo dài ra tất cả kiếp, kiếp và sát na không hơn không kém…..
….Nầy Phật tử! Giờ đây ta lại nói sơ lược về pháp an trụ tam muội nầy. Như các đức Phật Thế Tôn an trụ trong tam muội Như Lai bất tư nghị cảnh giới trong khoảng một niệm khắp vô lượng thế giới chư Phật trên đầu sợi lông cùng khắp hư không và mỗi hạt bụi ở thế giới Phật đều có pháp giới nhiều như bụi ở thế giới, vì để làm lợi ích cho chúng sanh nên mỗi sát na thị hiện ra các phương tiện oai nghi cử chỉ của các đức Phật nhiều như số bụi ở mười phương thế giới Phật. Cho đến chúng sanh chưa chứng đắc trí giác vô thượng thì không bao giờ các ngài tạm dừng nghỉ. Một Phật như thế, vị thứ hai, thứ ba cho đến tất cả các đức Phật ở khắp mười phương đều hiện ra sức oai đức như thế cả……
….Khi đó đức Thế Tôn nhập trong định phóng ánh sáng giữa chặng mày tên là “Đại hiển phát” bao nhiêu Bồ tát chưa chứng thập địa công hạnh hãy còn nhờ sức hữu công dụng chạm phải ánh sáng này đều thấy giữa không trung vô lượng thế giới Phật nằm trên đầu sợi lông và trong hạt bụi khác chi hạt cải trắng đựng trong bình lưu ly người nhìn liền thấy, các vị Bồ tát nhìn được tất cả thế giới Phật trong hạt bụi cũng giống như thế. Các vị lại thấy tất cả các đức Phật ở thế giới nơi đó nơi mỗi thân Phật lại thấy thân tất cả các Phật. Mỗi một Phật có vô lượng tên, các ngài đều vì muốn đem lại sự lợi ích cho chúng sanh nên niệm niệm thường thị hiện ở các thế giới Phật tự nhiên thành đạo vô thượng Bồ đề.
Trích từ: Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới – HT Thích Minh Lễ dịch