Tuệ Quang Buddhist multimedia dictionary (Việt-Anh)
| A | Ac | An | B | Be | Bi | Bo | Bu | C | Ch | Co | Cu | D | Di | Du | Đ | Đe | Đi | Đo | Đu | E | G | H | Hi | Ho | Hy | Y-K | L | Le | Li | Lo | Lu | Ly | Ma | Me | Mi | Mo | Mu | N | Ne | Ng | Ni | Nh | No | Nu | O | P | Phe | Phi | Pho | Phu |Q | S | T | Te | Tha | Thă | The | Thi | Tho | Thu | Ti | To | Tr | Tu | Ty | U | V | X | Y |
Click để tra cứu những từ bắt đầu bằng chữ phía trên, sau đó nhấn Ctrl + F để tìm kiếm từ cần tìm
Ho
Hoa: Kusuma, Puspa, or Padma (skt).
1) Hoa, đặc biệt là hoa sen, một trong sáu loại vật để cúng đường Phật: Flower—Blossom—Flowery, especially the lotus, one of the six objects for offerings—For more information, please see Liên Hoa.
2) Khoan Hòa: Vì hoa nhu nhuyễn khiến lòng người khoan hòa—Pleasure.
3) Xa Hoa: To waste—To spend—To profligate.
4) Hoa Nghiêm: Hoa tượng trưng cho vạn hạnh phô bày trang nghiêm—To ornate—To decorate—Glory—Splendour.
5) Hoa Sen: Padma (skt)—The lotus flower.
6) Hoa Trời: Celestial flowers.
Hoa Báo,華報, Flower-recompense—Quả báo tương ứng với nhân gieo, nhân lành quả lành nhân ác quả ác—The fruit corresponds to the seed, good for good and evil for evil
Hoa Đài,華臺, Đài hoa sen—The lotus seat or throne
Hoa Đàm: Udambara (skt)—Hoa Ưu Đàm.
Hoa Đức Bồ Tát,華德菩薩, Padmasri (skt)—Vị Bồ Tát của Hoa Sen sáng chói, tên của Diệu Trang Nghiêm khi còn là một thành viên trong thân quyến của Phật Thích Ca Mâu Ni—Lotus-Brillance Bodhisattva, translated as Lotu-Virtue, name of Subhavyuha when incarnated as a member of Sakyamuni’s retinue
Hoa Khai Kiến Phật: Hoa sen nở thấy Phật. To see the Buddha when the lotus blooms—Theo thuyết Tịnh Độ, những ai chuyên tâm trì niệm hồng danh Phật A Di Đà, sau khi chết sẽ vãng sanh Cực Lạc—According to the Pure Land Doctrine, those who decisively recite the name of Amitabha Buddha will be reborn in the Western Pure Land after passing away.
Hoa Khai Thế Giới Khởi: Vị tổ thứ 27 tại Ấn Độ là Bát Nhã Đa La đã dạy: “Hoa khai thế giới khởi,” nghĩa là hiện tượng và sự hiện hữu cụ thể chỉ là một—The twenty-seventh patriarch, Master Prajnatara, said, “Flowers opening are the occurrence of the world,” in other words, phenomena and concrete existence are just one.
1) Rỗ đựng hoa sen: Flower baskets for scattering lotus flowers.
2) Rỗ đựng hoa lá nói chung: Baskets for leaves and flowers in general.
Hoa Mạn: Kusuma-mala (skt)—Vòng hoa trang sức của phụ nữ Ấn Độ—Chaplet of flowers used as adornments for Indian women.
Hoa Mục,華目, Mắt đẹp như hoa sen xanh—Eyes like the blue lotus (pure)
1) Vòng hoa trang sức—A ring-shaped ornament—The flower-adorned, or a garland.
2) Tên của Kinh Hoa Nghiêm: The name of the Hua-Yen Sutra.
3) Tên của Tông Hoa Nghiêm (một tông phái dùng tên kinh nầy làm chỗ sở y và pháp môn cho tông phái mình): The name of the Hua-Yen school.
Hoa Nghiêm Kinh,華嚴經, Avatamsaka-sutra (skt)—Đại Phương Quảng Phật Hoa nghiêm Kinh—See Kinh Hoa Nghiêm in Vietnamese-English Section and Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện in Appendix A (5)
Hoa Nghiêm Kinh Tam Dịch: Ba bản dịch của Kinh Hoa Nghiêm bên Trung Quốc—Three translations of the Avatamsaka-sutra in China.
1) Bản dịch của ngài Phật Đà Bạt Đà đời Đông Tấn, khoảng năm 406 sau Tây Lịch, 60 quyển, còn gọi là Lục Thập Hoa Nghiêm hay Tấn Kinh, hay kinh cũ: 60 books translated by Buddhabhadra, who arrived in China around 406 A.D., also known as the East-Chin Sutra or the old sutra.
2) Bản dịch của ngài Thực Xoa Nan Đà đời Đường, vào khoảng năm 700 sau Tây Lịch, 80 quyển, còn gọi là Bát Thập Hoa Nghiêm, Đường Kinh, hay Kinh mới: 80 books translated by Siksananda, about 700 A.D., also known as the T’ang Sutra or the new sutra.
3) Bản dịch của ngài Bát Nhã đời Đường, khoảng năm 800 sau Tây Lịch, 40 quyển, còn gọi là Tứ Thập Hoa nghiêm. Bản dịch nầy bao gồm phần Hoa Nghiêm Âm Nghĩa của ngài Huệ Uyển biên soạn năm 700 sau Tây Lịch: 40 books translated by Prajna around 800 A.D. This translation also included the Dictionary of Classic by Hui-Yuan in 700 A.D.
Hoa Nghiêm Ngũ Giáo: See Ngũ Thời Giáo, and Ngũ Giáo in Vietnamese-English Section.
Hoa Nghiêm Nhứt Thừa: Tất cả chúng sanh nhờ một đạo duy nhất mà thành Phật, hay tất cả đều y nương theo Hoa Nghiêm Nhứt Thừa mà thành Phật đạo—The One Vehicle of Hua-Yen (Avatamsaka-yana) for bringing all to Buddhahood.
Hoa Nghiêm Pháp Giới: Realm of Dharma—The plan of Avatamsaka—See Dharmadhatu in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Hoa Nghiêm Tam Muội,華嚴三昧, Phật Hoa Nghiêm Tam Muội hay tam muội Phật, coi duyên khởi vô tận của nhất chân pháp giới là một pháp giới tinh thần trường cửu mà tất cả các hoạt động của Phật đều mở ra từ đó—The Buddha-samadhi of an eternal spiritual realm from which all Buddha activities are evolved
Hoa Nghiêm Tam Thánh: Ba vị Vua trong Hoa Nghiêm, Phật Tỳ Lô Giá Na ở giữa, Phổ Hiền bên trái và Văn Thù bên phải—The three kings in Avatamsaka, Vairocana in the center, Samantabhadra in the left, and Manjusri in the right.
Hoa Nghiêm Tam Vương,華嚴三王, See Hoa Nghiêm Tam Thánh
Hoa Nghiêm Thời,華嚴時, Thời kỳ thứ nhất trong năm thời giảng pháp của Đức Phật, thời Hoa Nghiêm được Đức Phật thuyết giảng ngay sau khi Ngài giác ngộ—The first of the “five periods” during which the Avatamsaka- Sutra was delivered by Sakyamuni Buddha immeditely after his enlightenment
(A) Nguồn gốc tông Hoa Nghiêm—The origin of the Hua-Yen Sect:
· Trước Hoa Nghiêm tông, ở Trung Hoa đã có một phái mang tên là Địa Luận Tông và Pháp Tính Tông (see Địa Luận Tông and Pháp Tính Tông), y cứ trên bản luận giải của Thế Thân về Thập Địa Kinh. Tác phẩm nầy được phiên dịch sang Hán văn trong năm 508-512 do công trình của Bồ Đề Lưu Chi, Bửu Huệ và Phật Đà Phiến Đa. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Hoa Nghiêm nghĩa là “Trang nghiêm bằng hoa” và được coi như một dịch ngữ từ tiếng Phạn Avatamsaka chỉ cho tràng hoa hay vòng hoa. Đây là danh hiệu của quyển kinh trong đó giáo nghĩa bí mật của Đức Phật Đại Nhật được mô tả rất tỉ mỉ. Kinh Hoa Nghiêm được coi như là do Đức Phật thuyết ngay sau khi Ngài thành đạo, nhưng thính chúng như câm như điếc không ai hiểu được một lời. Do đó Ngài lại bắt đầu thuyết pháp dễ hơn, là bốn kinh A Hàm và các giáo lý khác—Prior to the Avatamsaka School, there were in China schools named Ti-Lun and Fa-Tsing which were founded on Vasubandhu’s commentary on the Dasa-Bhumi-Sutra. The text was translated into Chinese in 508-512 A.D. by Bodhiruci, Ratnamati and Buddhasanta, all from India. According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, “Wreath” means “flower-ornament” and is considered a translation of the Sanskrit term “Avatamsaka” denoting a wreath or garland. It is the name of a Sutra in which the mystic doctrine of the Buddha Mahavairocana is minutely described. The scripture is said to have been preached by the Buddha soon after his Enlightenment, but none of those listening to him could understand a word of it as if they were deaf and dumb. Therefore he began anew to preach the easy four Agamas (discourses) and other doctrines.
· Kinh Hoa Nghiêm là những gì Ngài thuyết giảng lần đầu, cũng là những gì Ngài chứng ngộ. Chân lý mà Ngài chứng ngộ được tuyên thuyết minh nhiên. Chỉ bậc đã tiến bộ như một vị Bồ Tát mới có thể hiểu được Ngài, còn phàm phu hoàn toàn không thể thấu được bản ý của Ngài—What he preached first was what he had realized in his Enlightenment. The truth he had conceived was proclaimed exactly as it was. An advanced personage such as a Bodhisattva or saintly person might have understood him, but an ordinary person could not grasp his ideas at all.
· Dịch bản kinh Hoa Nghiêm bằng Hán văn có ba bộ: Bát Thập, Lục Thập và Tứ Thập Hoa Nghiêm. Hai bản đầu không còn nguyên bản Phạn ngữ; bản cuối Hoa Nghiêm 40 quyển, còn được nguyên bản Phạn ngữ là Ganda-vyuha (Phẩm Nhập Pháp Giới). Bản văn nầy mô tả cuộc chiêm bái thực hiện bởi Thiện Tài, thăm viếng 53 Thánh địa của đại sĩ Tăng lữ và cư sĩ. Mục đích của cuộc chiêm bái nầy là để chứng ngộ nguyên lý Pháp giới—The Avatamsaka Sutra is represented in Chinese by three recensions, in eighty, sixty, and forty Chinese volumes. Of the first two we do not possess their sanskrit original. For the last, the forty-volume text, we have its original which is called Ganda-vyuha. In the text, a pilgrimage undertaken by the young Sudhana to visit fifty-three worthies, religious and secular, is described. The object of the pilgrimage was to realize the principle of Dharma-dhatu or the Realm of Principle or Elements.
· Tại Ấn Độ, tông Hoa Nghiêm không được coi như là một tông phái độc lập. Tuy nhiên sự tích chiêm bái của Thiện Tài được kể tỉ mỉ trong Divya-avadana, và cuộc hành trình nầy được miêu tả tỉ mỉ trong những điêu khắc ở Java. Trong kinh nói rằng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ngự trên núi Thanh Lương ở Trung Hoa, và thuyết pháp trong mọi thời. Núi Thanh Lương nầy đồng hóa với Ngũ Đài Sơn ở Trung Hoa. Chính danh từ “Ngũ Đài” hình như chỉ cho Panca-sikha hay ngũ đảnh, một danh hiệu của Văn Thù. Đại Tự Viện Hoa Nghiêm trên núi nầylà tháp thiêng thờ vị Bồ tát nầy. Đức tin về Ngài ở Ấn cũng như ở Trung Hoa, hình như có từ thế kỷ thứ năm sau Tây Lịch hay sớm hơn—In India, the Avatamsaka School is not known as an independent school. However, the story of Sudhana’s pilgrimage is minutely told in the Divya-avadana, and his journey is depicted in detailed sculptures in Java. In the sutra it is stated that the Bodhisattva Manjusri is living on the Ch’ingliang Mountain in China, and is proclaiming the laws at al times. Tis Ch’ingliang Mountain is identified with with the Wu-T’ai Mountain of China. The name Wu-T’ai or five heights itself seems to indicate Panca-sikha or five top-knots, a name of Manjusri. The great Avatamsaka Monastery of that mountain is the shrine sacred to that Bodhisattva. Such a belief in India as well as in China seems to go back to the fifth century A.D. or still earlier.
(B) Ý nghĩa và giáo thuyết của Tông Hoa Nghiêm—The meanings and doctrine of the Avatamsaka sect:
· Hoa Nghiêm Tông lấy Kinh Hoa Nghiêm làm chỗ dựa—The Avatamsaka sect or school whose foundation works in the Avatamsaka-sutra.
· Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, lý viên dung của tông Hoa Nghiêm được phát triển chính yếu là ở Trung Hoa. Đây là điểm son cho những công trình học thuật của Phật giáo Trung Hoa. Như các tông phái khác, tông Hoa Nghiêm được thành lập trên nền tảng lý nhân quả duy tâm, nhưng theo chủ trương của Hoa Nghiêm, lý thuyết nầy có đặc điểm riêng. Đấy là “Pháp giới duyên khởi.”—The Totalistic principle of the Hua-Yen School was developed chiefly in China. It is indeed a glory of the learned achievements of Chinese Buddhism. The Hua-Yen School stands as other schools do, on the basis of the theory of causation by mere ideation, but as held in the Hua-Yen School, the theory has a peculiarity. It is designated “the theory of universal causation of Dharmadhatu.”—See Pháp Giới Duyên Khởi.
(C) Chư Tổ Tông Hoa Nghiêm tại Trung Quốc—Patriarchs of the Hua-Yen School in China:
1) Ngài Đế Tâm Đỗ Thuận bên Trung Hoa làm thủy tổ, ngài thị tịch năm 640. Sau khi chính thức khai sáng tông Hoa Nghiêm, thì tất cả đồ đệ của Địa Luận Tông Nam Đạo Phái thảy đều bị thu hút quanh ngài. Từ đó Địa Luận tông được coi như kết hợp với Hoa Nghiêm Tông. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Hoa Nghiêm tông, sau khi đã tiếp nhận Địa Luận Tông, khai sáng một thời kỳ phồn thịnh cho Phật Giáo Trung Hoa. Cơ sở của học thuyết đã được thiết lập ngay từ đó bởi nhà tài danh Đỗ Thuận. Pháp danh ông là Pháp Thuận, nhưng vì gia đình ông họ Đỗ nên ông được gọi là Đỗ Thuận. Ông nổi tiếng như là một thuật sĩ và vua Đường Thái Tôn đã từng cho vời ông vào cung và phong ông tước hiệu “Tam Đế Tôn Giả.” Người ta tin rằng ông là hóa thân của Ngài Văn Thù sư Lợi Bồ Tát. Ngài Đỗ Thuận đã được nối truyền bởi những vị sau đây: founded in China by Ti-Hsin-T’u-Shun. When Tu-Shun, the nominal founder of the Hua-Yen School, appeared on the scene, the best workers of the Ti-Lun School were all attracted around him. Since then, the Ti-Lun School was united with the Hua-Yen School. According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy, the Hua-Yen School, having absorbed the Ti-Lun School, opened a flourishing period of Chinese Buddhism. The foundation-stone of the Hua-Yen doctrine was laid once and for all by the famous Tu-Shun. His Buddha name was Fa-Shun, but his family name was Tu, people generally called him Tu-Shun. He was famous as a miracle worker, and Emperor T’ang T’ai-Tsung of Tang invited him to his palace and gave him the title of ‘the Venerable Imparial Heart.” He was believed to be an incarnation of Majusri. T’u-Shun died in 640 A.D. and was followed by:
2) Vân Hoa Trí Nghiễm Pháp Sư làm tổ thứ hai: Yun-Hua-Chih-Yen, the second patriarch—Trí Nghiễm là đồ đệ tài ba của Đỗ Thuận, lên kế tổ của tông phái nầy. Trí Nghiễm được Đỗ Thuận truyền cho môn tu quán. Trí Nghiễm viết nhiều sách vể những căn bản của các giáo thuyết của thầy mình—An able pupil of Tu-Shun, Chih-Yen (602-668), the succeeding patriarch of the school, received from Tu-Shun all the culture of contemplation. He wrote several important books on the basis of his teacher’s instructions.
3) Hiền Thủ Pháp Tạng Pháp Sư làm tổ thứ ba: Hsien-Shu-Fa-Tsang, the third patriarch—Pháp Tạng có công hệ thống hóa toàn bộ nền triết học Hoa Nghiêm. Hoạt động của ông không những chỉ là công trình văn học, mà còn cả ở dịch thuật và diễn giảng. Có bảy tác phẩm được xem là do ngài viết ra. Trong số đó có quyển Hoa Nghiêm Nhất Thừa Giáo Nghĩa Phân Tế Chương, bàn luận về ý nghĩa độc đáo của giáo lý Nhất Thừa (Ekayana) thuộc kinh Hoa Nghiêm; quyển Hoa Nghiêm Kinh Minh Pháp Phẩm Nội Lập Tam Bảo Chương; và quyển Hoa Nghiêm Kinh Sư Tử Chương Vân Giảng Loại Giải—Fa-Tsang (643-712) was responsible for the final systematization of the philosophy. His activity was not only in literary work but also in translations and lectures. Seven works are ascribed to him. Among these are Hua-Yen-Yi-Shan-Chiao-I-Fan-Tshi-Chzang, a treatise on the distinction of the meaning of the doctrine of one vehicle (Ekayana) of the Avatamsaka sutra; Hua-Yen Ching-Ming-Fa-Fin-Nei-Li-San-Pao-Chzang, and the Hua-Yen-Ching-Shi-Tsu-Chzang-Yun-Chiang-lei-Chie.
4) Thanh Lương Trừng Quán Pháp Sư làm tổ thứ tư: Ch’ing-Liang-Ch’êng-Kuan, the fourth patriarch—Trừng Quán (760-820), một đồ đệ khác, được truy tặng Tứ Tổ vì nỗ lực hăng hái của ông trong việc bác bỏ dị thuyết của Huệ Viễn, cũng là một đồ đệ của Pháp Tạng. Đồng thời Trừng Quán còn tái lập giáo thuyết của Thầy mình trong thuần nhất nguyên thủy của nó—Ch’êng-Kuan (760-820), another pupil of Fa-Tsang, was honored as the fourth patriarch for his earnest effort in refuting the heresy of Hui-Yuan, also a pupil of Fa-Tsang. Ch’êng-Kuan also restored his teacher’s doctrine to its original purity.
5) Khuê Phong Tông Mật Thiền Sư làm tổ thứ năm: Zen master Kuei-Feng-Tsung-Mi, the fifth patriarch.
6) Mã Minh Bồ Tát làm tổ thứ sáu: Asvaghosa Bodhisattva, the sixth patriarch.
7) Long Thọ Bồ Tát làm tổ thứ bảy: Nagarjuna Bodhisattva, the seventh patriarch.
(D) Sự truyền bá của Tông Hoa Nghiêm tại Nhật—The propagation of the Avatamsaka sect in Japan
1) Tông Hoa Nghiêm được truyền sang Nhật vào đầu nhà Đường và rất thịnh hành tại đây: The Avatamsaka school was imported into Japan early in the T’ang dynasty and flourished there.
2) Tại Nhật tông nầy lấy giáo thuyết Pháp Tính nên cũng có tên là Pháp Tính Tông: In Japan, it held the doctrine of the Dharma-nature, by which name it was also called the “Dharma-nature” sect.
Hoa Phạn: Trung Hoa và Ấn Độ—China and India.
Hoa Phát: Kusuma-mala (skt)—A wrath of flowers.
Hoa Phương,華方, The flowery region—Phương Nam có nhiều hoa—The South, the flowery region
Hoa Quang,華光, Padmaprabha (skt)—Trong Kinh Pháp Hoa, Phật thọ ký cho tôn giả Xá Lợi Phất sau nầy sẽ thành Phật hiệu là Hoa Quang—Lotus-radiance—The name by which Sariputra is to be known as a Buddha
Hoa Quang Đại Đế,華光大帝, Asvakarna (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Hoa Quang Đại Đế, thần lửa của Trung Quốc, tiền thân đầu tiên của Đức Phật Thích Ca được nói đến trong 1.000 vị Phật—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Budhist Terms, Asvakarna, the Chinese god of fire, mentioned in a list of 1,000 Buddhas and “who is reported to have lived here in his first incarnation.
Hoa Quang Như Lai,華光如來, Padmaprabha-Buddha (skt)—See Hoa Quang, and Xá Lợi Phất.
Hoa Quang Phật: Padmaprabha-Buddha (skt)—See Hoa Quang, and Xá Lợi Phất
Hoa Sĩ: Puspadanti (skt)—Tên của một La sát nữ—Flowery teeth—Name of a raksasi.
Hoa Sơn,華山, Một trong năm ngọn núi thiêng liêng của Trung quốc—One of the Five Sacret Mountains of China—See Cửu Hoa Sơn
Hoa Tạng Bát Diệp: Mạn Đà La của Thai Tạng Giới—The mandala of Garbhadhatu.
Hoa Tạng (Dữ) Cực Lạc: Thế giới Hoa Tạng có nguồn vui kỳ diệu không gì hơn—The Lotus world and that of Perfect Joy of Amitabha and other Buddhas.
Hoa Tạng Giới,華藏界, See Liên Hoa Tạng Thế Giới
Hoa Tạng Giới Hội: See Hoa Tạng Thế Giới.
Theo Kinh Hoa Nghiêm, đây là pháp hội của thế tạng hay cõi nước Tịnh Độ của Phật Tỳ Lô Giá Na, mà cũng là cõi Tịnh Độ của chư Phật. Tầng dưới cùng là phong luân, trên phong luân có biển “Hương Thủy” trồi ra đóa Đại Liên Hoa ngàn cánh, trong đóa sen nầy chứa vô số những thế giới khác nhau, gọi tắt là “Hoa Tạng Thế Giới (còn gọi là Báo Độ hay Phật Độ. Các Đức Phật chứng đặng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác/Anuttara-Samyak-Sambodhi, dùng tịnh thức chuyển biến ra các thế giới, vì thế cho nên gọi là thế giới chư Phật. Tiếng Phạn là ksetra, nghĩa là cõi hay cõi nước. Vì là chỗ ở của báo thân nên gọi là “báo độ.” Kinh Hoa Nghiêm/Avatamsaka-Sutra nói: “trong biển hương thủy sanh hoa sen lớn, trong hoa sen hàm chứa thế giới như số vi trần, cho nên gọi là hoa tạng thế giới hải.” Hoa sen lớn là thí dụ chơn như pháp giới. Hoa sen mọc từ trong bùn nhơ mà không nhiễm mùi bùn, ví như chơn như tuy ở khắp thế gian nhưng không bị thế gian làm ô nhiễm. Mỗi thế giới đều là chỗ cư trú cho loài hữu tình)—According to the Flower Adornment Sutra, the lotus store, or the lotus world, the Pure Land of Vairocana, also the Pure Land of all Buddhas in their sambogakaya (enjoyment bodies). Above the wind or air circle is a sea of fragrant water, in which is the thousand-petal lotus with its infinite variety of worlds, hence the meaning is the Lotus which contains a store of myriads of worlds—See Hoa Vương Thế Giới
Hoa Thai,華胎, Thai Liên Hoa trong đó những kẻ nghi hoặc và mỏng đức sẽ bị giữ lại trong 500 năm, không thấy được Tam Bảo, giống như đứa trẻ bị bọc trong thai mẹ, chỉ được thấy Phật nghe pháp và vãng sanh khi nào Hoa Thai mở ra—The lotus womb in which doubters and those of little virute are detained in semi-bliss for 500 years before they can be born into the Pure Land by the opening of the lotus.
Hoa Thành: Kusumapura (skt)—Nơi trị vì của Vua A Dục—The city of flowers. The residence of King Asoka.
Hoa Thị: See Pataliputra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Hoa Thị Thành,華氏城, Kusumapura or Puspapura (skt)—The city of flowers, or the palace of flowers—See Pataliputra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Hoa Thiên,華天, Trường phái Hoa Nghiêm và Thiên Thai—The Avatamsaka (Hua-Yen) and T’ien T’ai schools
Hoa Thủ,華手, Tay chấp theo kiểu hoa sen—The hands folded lotus fashion
Hoa Tọa,華座, Tòa sen mà chư Phật và chư Bồ Tát ngồi—The lotus throne on which Buddhas and Bodhisattvas sit
Hoa Tọa Quán: Quán tưởng hình tượng của Đức Phật A Di Đà—To contemplate the image of Amitabha Buddha.
Hoa Tràng: Vòng hoa—Garland—Wreath.
Ưu Bát Hoa,優鉢華, Udambara (skt)—See Ưu Đàm Ba La Hoa
Hoa Vương Thế Giới,華王世界, Liên Hoa Tạng thế giới, nơi ở của Phật Tỳ Lô Giá Na—The world of the lotus-king (that of Vairocana—Tỳ Lô giá Na Phật)—See Hoa Tạng Thế Giới
Hóa:
1) Nairmanika (skt)—Biến đổi, giáo hóa, hướng dẫn vào đạo Phật—To transform—Metamorphose—Conversion by instruction into Buddhism—Magic power of transformation.
2) Hàng hóa: Goods—Wares.
Hóa Bồ Tát,化菩薩, Một vị Phật hay Bồ Tát hóa thân thành một vị phàm Bồ Tát—A Buddha or bodhisattva transformed into a human bodhisattva—A bodhisattva in various metamorphoses
Hóa Cảnh,化境, Môi trường, điều kiện hay hoàn cảnh nơi Phật hóa độ chúng sanh—The region, condition, or environment of Buddha instruction or conversion
Hóa Chế Nhị Giáo,化制二教, Luật Tông chia một đời giáo hóa của Đức Phật ra làm hai phần: Hóa Giáo và Chế Giáo—The twofold division of the Buddha’s teaching into converting or enlightening and discipline, as made by Vinaya School
1) Hóa Giáo: Giảng chung cho Tăng tục về lý nhân quả—The Buddha’s teaching on enlightening, explaining on the cause and effect.
2) Chế Giáo: Giảng về giới pháp cho hàng xuất gia—The Buddha’s teaching on discipline, especially for monks and nuns.
Hóa Chế Nhị Môn: See Chế Hóa Nhị Giáo.
1) Người chủ trì việc giáo hóa: The lord of transformation or conversion.
2) Đức Phật: The Buddha.
3) Người bố thí cúng dường: An Almsgiver.
4) Người khuyến hóa tín đồ để họ cúng dường Tam Bảo: One who exhorts believers to give alms for worship.
Hóa Chuyển,化轉, To transform, convert from evil to good, from delusion to deliverance
Hóa Công: Ngoại đạo tin rằng có một đấng tạo hóa hay thượng đế đã tạo dựng lên vạn vật—Externalists believe that there exists a so-call “Creator” or “God.”
Hóa Công Qui Ký: Công đức hóa độ người khác sẽ trở thành công đức của chính mình vì sự tăng trưởng nơi trí tuệ và giải thoát; đây là giai đoạn thứ ba trong Quán Hạnh Ngũ Phẩm Vị của tông Thiên Thai—The merit of converting others becomes one’s own (in increased insight and liberation); it is the third stage of merit of the T’ien-T’ai five stages of meditation and action.
Hóa Cung Điện,化宮殿, Cung điện hoan hỷ được giữ trên tay thứ 40 của Thiên Thủ Quan Âm—The magical palace, or, palace of joy, held in the fortieth left hand of Kuan-Yin of the thousand hands
Hóa Cung Điện Thủ: Cánh tay thứ 40 của Thiên Thủ Quán Âm—The fortieth hand of the Kuan-Yin of the thousand hands—See Hóa Cung Điện.
Hóa Duyên,化緣, Nguyên nhân Phật và Bồ Tát giáng trần hóa độ chúng sanh—The cause of a Buddha’s or bodhisattva’s coming to the world, i.e. the transformation of the living.
Hóa Đàn,化壇, Chỗ để thiêu hóa thi hài của vong nhân—The altar of transformation, i.e. crematorium
Hóa Đạo,化導, Đạo hay con đường hướng dẫn và giáo hóa—The way of conversion—Transformation or development—To instruct and guide—See Tam Luân Hóa Đạo
Hóa Đạo Lực,化導力, Năng lực giáo hóa và dẫn dắt—Power to instruct and guide
Hóa Địa Bộ,化地部, Mahisasakah (skt)—Sự lẫn lộn về trường phái nầy phần lớn do bởi có đến hai nhóm của trường phái đã thịnh hành ở hai giai đoạn khác nhau. Theo tài liệu Pali thì Chánh Địa Bộ là một trong hai mươi tông phái Tiểu Thừa, từ phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ mà tách ra riêng sau khi Phật nhập diệt được 300 năm. Bộ chủ của bộ phái nầy vốn là quốc vương, người đã giáo hóa nhân dân trong bờ cõi đất nước mình cai quản, nên gọi là hóa địa. Giáo pháp của phái bộ nầy cũng giống như Đại Chúng Bộ, cho rằng hiện tại là hữu thể, còn quá khứ và vị lai là vô thể. Giáo pháp bộ nầy cũng chủ trương không và vô ngã mà hiện quán nhất thời; thừa nhận tạp nhiễm sanh ra bởi năm thức. Tông phái còn đặt ra ra chín thứ vô vi (see Cửu Vô Vi Pháp). Vì phủ nhận hữu thể nơi quá khứ và vị lai nên tông phái nầy còn được gọi là Pháp Vô Pháp Lai Tông. Hóa Địa Bộ tin rằng A Lan Hán không còn bị thối chuyển, không có thân trung ấm giữa kiếp nầy với kiếp kế tiếp. Họ cũng cho rằng trong Tăng già có Phật, nên cúng dường cho chư Tăng sẽ có nhiều công đức hơn là chỉ cúng dường cho Đức Phật. Điều đáng chú ý là Hóa Địa Bộ về sau lại có quan điểm trái ngược với những người theo Hóa Địa Bộ lúc ban đầu. Những người Hóa Địa Bộ về sau nầy tin rằng có quá khứ, có vị lai và thân trung ấm—The confusion regarding this school is largely due to the fact that there were two groups of this school which were prominent at two different periods. According to Pali sources, Mahisasakah was one of the twenty Hinayana sects, an offshoot from Sarvastivadah school, supposed to have been founded 300 years after the nirvana. The name Mahisasakah is said to be that of a ruler who converted his land or people, or rectified his land. The doctrines of the school are said to be similar to those of the Mahasanghika, and to have maintain the reality of the present, but not of the past and future; also the doctrine of the void and non-ego; the production of taint by five perceptions; the theory of nine kinds of activity. It was called the school which denied reality to past and future. The Mahisasakas first believed that the Arhats were not subject to retrogression, and there was no antara-bhava, ot interim existence between this life and the next. The Sangha included the Buddha and therefore charities given to the former were more meritorious than those given to the buddha only. It is interesting to notethat the later Mahisasakas held views contrary to those held by the earlier followers of the sect. They believed in the existence of the past, the future and anatra-bhava
1) Giáo hóa và cứu độ—To save—To rescue—To convert and transport—To transform other beings—See Hóa Cảnh.
2) Một trong ba loại quốc độ; đây là cõi nước của những người còn phải luân chuyển trong luân hồi sanh tử: One of the three kinds of lands or realms; it is any land or realm whose inhabitants are subject to reincarnation.
3) Cõi nước an trụ của biến hóa thân Phật, gồm hai loại: Any land which a Buddha is converting, or one in which the transformed body of a Buddha. These lands are of two kinds
· Thanh tịnh như cõi trời Đâu Suất: Pure like Tusita heaven, and
· Ô trược như cõi Sa Bà: Vile or unclean like this world.
4) Tông Thiên Thai thì cho rằng đó là cõi Tây Phương Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà: T’ien-T’ai defines the transformation realm of Amitabha as the Pure Land of the West.
5) Các tông phái khác thì cho rằng đó vừa là hóa độ mà cũng là báo độ: Other schools speak of the transformation realm as the realm on which depends the nirmanakaya.
Hóa Giải Chướng Duyên: To clear up (dissolve) obstructing conditions.
Hóa Giải Nghi Chấp: To dissolve (annihilate) the suspicion.
Hóa Giải Trở Ngại: To annihilate the barriers or hindrances.
Hóa Giải Vô Minh: To eliminate ignorance.
Hóa Hành: Giáo hóa bằng thuyết pháp và hành trì giới luật Phật—Conversion through preaching and observing Buddhist precepts.
Hóa Hạnh Nhị Giáo: The two lines of teaching, i.e. in the elements for conversion and admission.
Hóa Hiện,化現, Sự xuất hiện hay hình tướng của một vị Phật hay Bồ Tát nhằm cứu độ chúng sanh, có thể dưới bất cứ hình thức nào (đủ các loại hình tướng) tùy theo cứu cánh—The appearance or forms of a Buddha or bodhisattva for saving creatures may take any form required for that end
Hóa Lạc Thiên: Nirmanarati (skt)—Joy-born Heaven—Lạc Biến Hóa Thiên, tầng trời thứ năm trong lục dục thiên, khoảng 640.000 do tuần bên trên núi Tu Di, ở trên Đâu Suất Thiên, nhưng dưới Tha Hóa Tự Tại Thiên. Cõi trời nầy lấy 800 năm trên cõi người làm một ngày một đêm. Thọ mệnh của chư thiên ở đây là 8000 năm tuổi. Chư thiên trên cõi trời nầy có thân cao tám do tuần, thân thường tỏa hào quang, hướng vào nhau mà cười khi giao hoan, con được hóa sinh từ nơi đầu gối của nam nữ, mới sinh ra là bằng trẻ 12 tuổi nơi cõi người—The fifth of the six desire-heaven, 640,000 yojanas above Meru; it is next above the Tusita (fourth devaloka). A day there is equal 800 human years; life lasts 8,000 years; its inhabitants are eight yojanas in height, and ligh-emitting; mutual smiling produces impregnation and children are born on the knees by metamorphosis, at birth equal in development to human children of twelve.
Hóa Lợi Tập Di Ca,貨利習彌迦, Kharismiga (skt)—Một vương quốc cổ nằm trên thượng nguồn sông Oxus, một phần của Tukhara—An ancient kingdom on the upper Oxus, which formed part of Tukhara, the Kharizm of Arabic geographers
Hóa Lý,化理, Lý biến hóa của sự vật, biến chuyển liên tục, không ngừng nghỉ—The law of phenomenal change, which never rests
Hóa Mễ,化米, Gạo của đàn na tín thí—Rice obtained by monastic begging and the oering of exhortation or instruction
Hóa Nghi,化儀, Những nguyên tắc hay phương thức cứu độ do Phật đặt ra—The rules or methods laid down by the Buddha for salvation
Hóa Nghi Tứ Giáo: Tông Thiên Thai chia giáo pháp Phật ra làm bốn loại—T’ien-T’ai divided the Buddha’s teaching into four modes of conversion or enlightenment:
1) Đốn: Direct or sudden.
2) Tiệm: Gradual.
3) Bí mật: Soteric.
4) Bất định: Variable.
Hóa Nguyên,化源, Bắt đầu giáo pháp của Phật—The beginning of the Buddha’s teaching
Hóa Nhân,化人, Chư Thiên hay Phật hiện thành hình người—A deva or Buddha transformed into human shape
Hóa Nhân Nữ: Một chúng sanh cõi trời trong lốt người nữ—A deva in female form.
Hóa Nhân Thuyết: Những người có thể thuyết Phật pháp—Those who testified to Buddhism (were able to preach Buddhist doctrine)—See Ngũ Chủng Thuyết Nhân.
Hóa Nhân Thuyết Kinh: See Ngũ Chủng Thuyết Nhân.
Hóa Ni,化尼, Thần lực của Phật hay Bồ Tát, có thể hóa thân thành một ni sư—The power of a Buddha or bodhisattva, to be transformed into a nun
Hóa Pháp,化法, Pháp môn hóa đạo hay phương pháp giáo hóa—Instruction in the Buddhist principles—Theo Tông Thiên Thai, để hóa độ chúng sanh, Phật Thích Ca dùng bốn phương pháp—According to the T’ien Tai Sect, the Buddha utilized four methods to save sentient beings
1) Tụng: Nội dung giảng dạy căn cứ theo Tam Tạng Kinh Điển—Preaching in accordance with the Tripitaka Basket.
2) Thông: Nội dung giảng dạy thông suốt với các trình độ, mọi người đều hiểu được—Interrelated preaching.
3) Biệt: Nội dung giảng chỉ thích hợp với trình độ của một số người: Differentiated preaching.
4) Viên: Giáo lý tròn đầy hoàn thiện, chỉ trực tiếp vào thực tại—A complete, all-embracing preaching.
Hóa Pháp Tứ Giáo: Bốn giai đoạn hóa pháp của đức Phật—Four periods of the Buddha’s teaching during his life time—See Hóa Pháp.
Hóa Phật,化佛, Nirmanabuddha or Nairmanikabuddha (skt)—Theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ thì hóa thân Phật hay thân Phật được hóa hiện tùy ý. Phật hay Bồ Tát có khả năng vô hạn về sự hiện biến—According to the Contemplation on the Infinite Life Sutra, an incarnate or metamorphosed Buddha—Buddhas and Bodhisattvas have universal and unlimited powers of appearance
Hóa Sanh,化生, Một trong bốn hình thức sanh—Hóa sinh trực tiếp hay không dựa vào đâu bỗng nhiên mà sinh ra, không có cha mẹ. Bằng cách hóa sanh nầy, chư Bồ Tát từ cung trời Đâu Suất có thể xuất hiện trên trần thế bất cứ lúc nào tùy ý để cứu độ chúng sanh (chư Phật và chư Bồ Tát đều bắt nguồn từ sự hóa sanh kỳ diệu như vậy). Những hình thức hóa sanh như mối, A Tu La, Ngạ quỷ, chúng sanh địa ngục, cả chúng sanh trên Tịnh Độ, hay là thế giới mới khởi đầu (con người kiếp sơ). Đây là một trong bốn hình thức sanh sản của chúng sanh, không có cha mẹ, mà lớn lên tức thì—Aupapadaka—Aupapaduka (skt)—One of the four forms of birth—Direct metamorphosis or birth by transformation, without parentage—Transformational birth—Any form of existence by which required form is attained in an instant in full maturity. By this birth bodhisattvas residing in Tusita can appear on earth any time at will to save beings (the dhyani-buddhas and bodhisattvas are also of such miraculous origin)—Ethereal birth—Form of metamorphic birth, as with moths, asuras, hungry ghosts, and inhabitants of hells, and the Pure Lands, or first newly evolved world—One of the four forms of birth, which is by transforming, without parentage, attained in an instant in full maturity
Hóa Sanh Từ Liên Hoa: To spring to life from a lotus.
Hóa Sắc Thân: A Buddha’s or bodhisatva’s metamorphoses of body, or incarnation at will.
Hóa Tác,化作, To transform into—To create—To make
Hóa Tâm,化心, Tâm trong hóa thân của Phật hay Bồ Tát, tâm có cái nhìn như thực—The mind in the transformation body of the Buddha or bodhisattva, which apprehends things in their reality
Hóa Tha,化他, Giáo hóa người khác—To save others
Hóa Tha Thọ,化他壽, Thân Phật trường thọ và vĩnh hằng để cứu độ chúng sanh (chúng sanh có thể tế độ thì nhiều vô hạn, nên đức đại bi của chư Phật cũng mãi mãi không dứt)—Buddha’s long or eternal life spent in saving others, implying Buddha’s powers of unlimited salvation
1) Thành phố ảo tưởng trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa; là Niết bàn tạm thời và không hoàn toàn trong trường phái Tiểu thừa—The magic or illusion city in the Wonder Lotus Sutra; it typifies temporary or incomplete nirvana (the imperfect nirvana of Hinayana).
2) To transform into—To change into.
Hóa Thân,化身, To embody—Transformation body—Apparitional body—Buddha Nirmanakaya which may take any form at will—See Tam Thân (B) (3)
Hóa Thổ: Cõi nước nơi Phật hóa độ chúng sanh—The realm where the Buddha save sentient beings.
1) Cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà: The Pure Land of Amitabha Buddha.
2) Cõi Ta Bà của Phật Thích Ca: The Saha World of Sakyamuni Buddha.
Hóa Thuộc: Phật và Bồ tát có những quyến thuộc từ xưa đã định giáo hóa—The converted followers of a Buddha or bodhisattva.
Hóa Tích,化迹, Di tích (dấu vết) giáo hóa chúng sanh của Đức Phật—The trace or evidences of the Buddha’s transforming teaching
Hóa Tiền,化前, Trong Tịnh Độ, từ nầy có nghĩa là trước thời có kinh Quán Vô Lượng Thọ. Theo Thiên Thai thì từ nầy có nghĩa là trước thời có Kinh Pháp Hoa—In the Amitabha cult, this term means before the time of the Contemplation on the Infinite Life Sutra (the term means before its first sutra). With T’ien-T’ai cult or the Lotus School, this term means “before the Lotus.
Hóa Tiền Phương Tiện,化前方便, Tất cả hay từng phần phương tiện được giảng dạy cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh trước thời có Kinh Quán Vô Lượng Thọ—All the expedient, or partial, teaching suited to the conditions before the time of the Infinite Life Sutra (Wu-Liang-Shou-Ching)
Hóa Tiền Tự,化前序, Lời mở đầu trong Quán Kinh Hóa Tiền của ngài Thiện Đạo—The preface to the “Quán Kinh Hóa Tiền” by Shan-Tao of the T’ang dynasty.
Hóa Trang: To disguise oneself—To camouflage.
Hóa Tục Kết Duyên,化俗結緣, Vì cơ duyên hóa độ chúng sanh—For the sake of converting the people
Hóa Tướng: Tướng hóa hiện của Phật và Bồ Tát được các Ngài dùng để hóa độ chúng sanh—The transformation form or body in which the Buddha or Bodhisattva converts the living.
Hóa Tướng Tam Bảo: Hóa tướng Tam Bảo theo Tiểu Thừa là thân Phật 16 bộ, pháp Phật, thập nhị nhân duyên, Tăng già, và các đệ tử của Ngài như A La Hán và Duyên Giác—Nirmanakaya Buddha in the Triratna forms. In Hinayana, these are the human 16-foot Buddha, his dharma as revealed in the four axioms and twelve nidanas, and his sangha, or disciples, such as arhats and pratyeka-buddhas.
Hòa:
1) Hài hòa: Harmony
2) An hòa: Peace.
3) Hòa tan: To mingle—To mix.
4) Hòa điểm: To tie—Equality of scores.
5) Hòa hiệp: To unite with.
Hòa Già La,和伽羅, Vyakarana (skt)
1) Pháp cú hay văn phạm—Grammar—Analysis.
2) Thọ Ký: Sự thọ ký của Đức Phật về sự hạnh phúc trong tương lai của đệ tử—Prediction od change of form, i.e. by the Buddha of the future felicity and realm of a disciple, hence Kaundinya is known as Vyakarana Kaundinya.
Hòa Hợp,和合, Phật dạy rằng trước khi làm bất cứ thứ gì, Tăng Ni và chúng tại gia phải đoàn kết và hòa hợp—To unite—To blend—To be in congruence with—United and harmonious—The Buddha taught that before doing anything else, all the monks, the nuns and layfollowers must be united and harmonious
Hòa Hợp Chúng,和合衆, Four monks or more live in the same place and observe pure precepts together—Bốn vị Tăng trở lên, cùng ở một nơi, cùng giữ giới thanh tịnh thì gọi là một Hòa Hợp Tăng—See Lục Hòa in Vietnamese-English Section
Hòa Hợp Hải: Tăng chúng trong tự viện hòa hợp thành một thể, giống như nước biển chỉ thuần một vị—A monastery where all are of one mind as the sea is of one taste.
Hòa Hợp Tăng,和合僧, Hòa hợp chúng—A samgha—See Lục Hòa in Vietnamese-English Section
Hòa Hương Hoàn,和香丸, Một loại viên được làm bằng cách hòa trộn nhiều loại bột hương thơm, để ví với Phật pháp bao trùm vô số pháp—A pill compounded of many kinds of incense typifying that in the one Buddha-truth lies all truth
Hòa Nam,和南, Vandana (skt)—Bà Nam—Bạn Đàm—Bạn Đề—Phiền Đạm—Bàn Đạm—Bàn Đồ Vị—Bàn Na Mị—Bạn Ể—Bạn Đàn Nam—Cúi đầu đảnh lễ hay lễ bái, lễ kính—Obeisance—Prostration—Bowing the head—Reverencing—Worshipping
Hòa Nam Thánh Chúng: Reverence to the multitude of sages (usually announced at the end of any ceremony).
Hòa Nghị: To negotiate for peace.
Hòa Sơn,禾山, Tên của một vị Tăng trụ trì tại Hòa Sơn Tự ở Cát Châu, sư tịch năm 960 sau Tây Lịch—Ho-Shan, name of an abbot at Ho-Shan monastery in Chi-Chou, who died in 960 A.D.
1) Hòa Thượng: Từ dùng để chỉ một vị Tăng cao tuổi hạ—A general term for a senior monk.
2) Lực Sinh: Một vị Tăng cao hạ trong tự viện, nhờ vị nầy mà đạo lực của các đệ tử được sinh ra—A senior monk who is strong in producing or begetting strength in his disciples.
3) Ô Xã: Vandya (skt)—See Hòa Thượng (6).
4) Pháp Sư: Vị Tăng cao tuổi hạ và cũng là vị Pháp Sư—A senior monk and teacher of doctrine.
5) Tri Hữu Tội Tri Vô Tội: Một vị Tăng cao hạ, người có khả năng biện biệt tội không tội—A senior monk, a discerner of sin from not sin, or the sinful from the not-sinful.
6) Ưu Bà Đà Da: Upadhyaya (skt)—Người ta nói từ nầy xuất phát từ từ “Ô Xã” hay “Hòa Xã” được dùng ở Điền Quốc. Phạn Ngữ giảng giải là Ưu Bà Đà Da, một vị thầy thấp hơn thấp A Xà Lê—Teacher or preceptor. It is said to be derived from Khotan in the form of Vandya. The Sanskrit term used in its interpretation is Upadhyaya, a sub-teacher of the Vedas, inferior to an acarya.
Hòa Tu Cát,和須吉, Vasuki (skt)—Vua của loài rồng hay cửu thủ long (rồng chín đầu)—Lord of nagas, name of a dragon king, with nine heads
Hòa Tu Mật Đa,和須蜜多, Vasumitra (skt)—Sư Thế Hữu, chủ trì Đại Hội Kiết Tập Kinh Điển lần thứ hai tại Kashmia vào khoảng đầu Tây Lịch—The head monk who presided the Second Council in Kashmia in about the first century AD
Hỏa:
1) Sao Hỏa (planet): Angaraka (skt)—Mars.
2) Lửa: Tejo (skt)—Fire—Flame.
3) Thi Khí: Lửa ngọn—Tên của vị Phật thứ 999—Fire in the sense of flame—The name of the 999th Buddha of the kalpa preceding this.
Hỏa Ấn: Ấn tam giác (ba góc) đỉnh quay lên. Ấn tam giác bằng cách bện những ngón tay phải và trái vào nhau—The fire sign, for which a triangle pointing upwards is used; a triangular arrangement of fingers of the right hand with the left.
Hỏa Bản,火版, Tấm gỗ treo trong nhà bếp, đánh lên để báo hiệu chư tăng Ni là cơm nước đã sẳn sàng—The “fire-board” or wooden plaque, hung in the kitchen, the striking of which warns the monks that the meal is ready
Hỏa Bạn,火伴, Hỏa đầu quân (người trông coi bếp núc) trong tự viện—The fire-tender in a monastic kitchen
Hỏa Biện,火辨, Citrabhanu (skt)—Một trong mười nhà văn lớn của Ấn Độ đồng thời với Ngài Thế Thân; tuy nhiên, sự kiện nầy không đáng được tin cậy lắm—One of the ten great writers of the Indian Dharmalaksana, a contemporary and colleague of Vasubandhu; however, this is still doubtful
Hỏa Cẩu,火狗, Chó phun lửa trong địa ngục—A Fire-vomiting dog in the hell
Hỏa Châu,火珠, Fire-pearls—Fire balls—Fire balloons—The ball on top of a pagoda
Hỏa Chủng Cư Sĩ,火種居士, Tên chỉ chung những người theo đạo Bà La Môn, thờ Thần Lửa—Brahmans, servers of the sacred fire
Hỏa Dạ,火夜, Hava (skt)—To call—To invoke
Hỏa Diệm Sơn: Volcano.
Hỏa Diệm Tam Muội,火燄三昧, Hỏa Quang Tam Muội—Hỏa Sinh Tam Muội—Theo kinh Trường A Hàm, đây là Tam Ma Địa mà Phật vào, trong đó Ngài phóng hỏa để lướt qua độc long—According to the Long Agama, this is the samadhi entered into by the Buddha, in which he emitted flames to overcome a poisonous dragon
Hỏa Diệu,火曜, Hỏa tinh, một trong cửu tinh, được đặt bày về phía nam của Kim Cang Viện trong Thai Tạng Giới—Mars, one of the nine luminaries, shown south of the Diamond Hall in the Garbhadhatu
Hỏa Đại,火大, Một trong tứ đại (đất, nước, lửa, gió)—The element fire, one of the four elements (earth, water, fire, and wind)
1) Giàn lửa để thiêu xác: Fire altar.
2) Homa or fire worship.
Hỏa Đạo,火道, Hỏa đồ hay địa ngục, một trong tam đồ ác đạo—The fiery way (the destiny of the hot hells, one of the three evil destinies)
Hỏa Đầu,火頭, Vị sư trông coi nhà trù trong tự viện—A monastery cook
Hỏa Đầu Kim Cang: Một trong những vị Minh Vương—One of the Ming-Wang.
Hỏa Đỉnh Sơn: Đỉnh gần núi Thiên Thai, nơi Tổ Sư Thiên Thai đã hàng phục được ma quân—A peak near T’ien-T’ai, where the founder of that school overcame Mara.
Hỏa Định,火定, Một phép Thiền định khiến thân người phát ra lửa—The fire dhyana
Hỏa Đồ,火塗, The hells of fire—See Hỏa Đạo
Hỏa Đức Tinh Quân,火德星君, Hỏa Tinh, được coi như vì thống trị ngũ tinh (năm vì sao), bài vị được đặt ở phía nam các chùa và ngày thờ cúng vào các ngày mồng 4 hay 18; vị nầy cũng được coi như là Viêm Đế—The ruler over the five stars, Mars, whose tablet hangs in the southside of a temple and whose days of worship, to prevent conflagrations, are the fourth and eighteenth of each moon; he is identified with the ancient emperor Yen-Ti (Viêm Đế)
Hỏa Giới,火界, Hoả Viện hay là một trong bốn giới hay tứ đại (đất, nước, lửa, gió)—The realm of fire, or one of the realms of the four elements (earth, water, fire, and wind)
Hỏa Giới Chú,火界咒, Hỏa Giới Chân Ngôn hay là tên Đà La Ni của Đấng Bất Động Tôn—A dharani of Aryacalanatha
Hỏa Giới Định,火界定, Agni-dhatu-samadhi (skt)—Thiền quán vào giai đoạn cuối của thế giới bị tiêu hủy bằng lửa—The meditation on the final destruction of the world by fire
Hỏa Hoản Bố Cà Sa: Loại áo cà sa dùng lông của loài hỏa thử (chuột lửa) mà dệt, lửa chẳng thể đốt cháy được, khi áo dơ chỉ cần ném vào lửa mà giặt là sạch—An asbestos cassock; also a non-inflammable robe said to be made of the hair of the fire rat.
Hỏa Huyết Đao,火血刀, Tam Ác Đạo—The three devil destinies
1) Hỏa Đồ (đường lửa): Địa ngục—The hells—The fiery path or destiny.
2) Huyết Đồ (đường máu): Súc sanh—Animals—The bloody path or destiny.
3) Đao Đồ (đường đao): Ngạ quỷ—Hungry ghosts—The knife-sharp path or destiny.
Hỏa Khách,火客, Hỏa Điền—The monk who attends to the fire—See Hỏa Bạn
Hỏa Khang: Hầm lửa—The fiery pit:
1) Hầm lửa ngũ dục: The fiery pit of the five desires.
2) Hầm lửa lục đạo hạ: Ba đường dưới trong lục đạo—The fiery pit of the three destinies:
· Địa Ngục: Hells.
· Súc Sanh: Animals.
· Ngạ Quỷ: Hungry ghosts.
1) Thời giờ: Time.
2) Giờ: Hour—Hours.
3) Nói về chiêm tinh tử vi—Astrologically a horoscope.
4) Người ta nói đây là xứ mà Nhất Hành đã nghiên cứu về chiêm tinh—Said to be the country where I-Shing studied astronomy.
Hỏa Linh,火鈴, Chuông lửa hay chuông cảnh báo cẩn thận với lửa—Fire-bell, in warning to be careful with fire
Hỏa Lò: The homa—The fire altar.
Hỏa Lô,火爐, The fire altar of the esoterics
Hỏa Luân,火輪, Alatacakra (skt)—Tuyền Hỏa Luân—Lửa cuộn tròn hay quay tít thành hình vòng tròn như như bánh xe lửa, biểu tượng của ảo tưởng—Whirling fire (fire whirled in a circle), the whole circle seeming to be on fire, the emblem of illusion—A fire-wheel—A wheel of fire, produced by rapidly whirling a fire-brand, a symbol of the unreality of the visible, since such a wheel does not exist
Hỏa Luân Ấn: Dấu ấn hình thành bằng cách chụm hai nắm tay với hai ngón trỏ chụm vào nhau làm thành một dấu tam giác lửa—A sign made by putting the double fists together and opening the index fingers to form the fire-sign, a triangle.
Hỏa Ngục: Fire hells.
Hỏa Nhứt Thiết Xứ: Một trong những pháp thiền quán (mười nhứt thiết xứ) trong giai đoạn cuối cùng khi thế giới bị lửa tàn phá—One of the meditations on the final destruction of all things by fire—One of the ten universals.
Hỏa Pháp,火法, Hỏa lò dùng trong những mục tiêu hay nghi thức cúng tế huyền bí về lửa của Mật Tông—The homa or fire service of the esoterics for magical purposes
Hỏa Phần Địa Ngục,火焚地獄, Tên khác của Tiêu Nhiệt Địa Ngục, nơi tội nhân bị lửa thiêu đốt—The scorching hell, where sinners are burnt up
Hỏa Quang,火光, A fire flame—A fire light
Hỏa Quang Định,火光定, Thiền định phát ra lửa để tự đốt thân khi nhập diệt—The flame dhyana by which the body is self-immolated
Hỏa Quang Tam Muội,火光三昧, Lửa Tam Muội—Một phép Thiền định khiến thân người phát ra lửa, cũng là đệ tứ thiền định—The flame samadhi, also styled the fourth dhyana
Hỏa Quang Tôn,火光尊, See Hỏa Thiên
Hỏa Sinh: Hỏa Sanh—The fire-dhyana—See Hỏa Định.
Hỏa Sinh Tam Muội: Lửa phát ra từ Tam Ma địa, dùng để tự thiêu hay các công dụng khác. Đặc biệt liên hệ với Bất Động Tôn và Chân Ngôn Du Già, kết hợp người tu với Ngài và năng lực của Ngài—A flame-emtting samadhi—The power to emit flames from the body for auto holocaust or other purposes. It is especially associated with Aryacalanatha and Shingon practice of the yoga which unites the devotee to him and his powers.
Hỏa Tai,火災, Một trong ba tai nạn lớn, hỏa tai thường xảy ra trong thời kỳ hoại diệt của một thế giới—One of the three major catastrophe, the conflagration catastrophe, for world destruction—The calamity of fire
Hỏa Táng,火葬, Jhapita (skt)—Người chết đem thiêu, còn lại tro cốt đem chôn, một trong bốn loại ma chay—Cremation, the relics being buried, one of the four methods of bury (Hỏa táng: Fire, Thủy táng: Water, Thổ táng: Ground, Lâm táng: Buried in the forest)
Hỏa Thang,火湯, The hell of liquid fire
Hỏa Thần,火神, Thần lửa ở Ấn Độ, được nói đến như vị thần thứ bốn mươi bốn trong đền thờ Bách Thần của Kinh Vệ Đà, trong đó Đại Phạm Thiên được xem như là đệ nhứt—The gods of fire in India, stated as numbering forty-four in the Verdic pantheon, with Mahabrahma as the first
Hỏa Thiên,火天, Hỏa Thần—Hỏa Thiên được trình bày trong nhóm thứ mười hai trong Kim Cang viện thuộc Thai Tạng Pháp Giới—The fire devas shown as the 12th group in the diamond court of the Garbhadhatu
Hỏa Thử: Fire rat.
Hỏa Thực,火食, Homa (skt)—Phép Hộ Ma hay phép cúng dường chư Tăng bằng cách đem các vật cúng ném vào lò lửa—Burnt offerings, as in the homa worship
Hỏa Tinh,火星, Angaraka (skt)—Sao Hỏa—The planet Mars
Hỏa Tịnh,火淨, Purified—Thức ăn được làm sạch nhờ nấu chín bằng lửa—Food made clean by fire or cooking
Hỏa Tốc: Very urgent—Most immediate.
Hỏa Trạch,火宅, A burning house—Theo Kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy: “Ba cõi không an, dường như nhà cháy, sự khổ dẫy đầy, rất đáng sợ hãi.” Thật vậy, chúng ta thấy cuộc sống trên cõi đời nầy nào có được bình an lâu dài. Thảm cảnh xãy ra khắp nơi, binh đao, khói lửa, thiên tai, bão lụt, đói kém, thất mùa, xã hội thì dẫy đầy trộm cướp, giết người, hiếp dâm, lường gạt, vân vân không bao giờ thôi dứt. Còn về nội tâm của mình thì đầy dẫy các sự lo âu, buồn phiền, áo não, và bất an. Trong kinh Pháp Cú, câu 146, Đức Phật dạy: “Làm sao vui cười, có gì thích thú, khi ở trong cõi đời luôn luôn bị thiêu đốt? Ở trong chỗ tối tăm bưng bít, sao không tìm tới ánh quang minh?”—According to the Lotus Sutra, the Buddha taught: “The three worlds are unsafe, similar to a house on fire, sufferings are rampant, deserving to be fearful.” In fact, we can never experience peacetime on earth very long. Everywhere there are weapons, fires, natural disasters, floods, famine, loss of harvest, etc. Societies are filled with robberies, murders, rapes, frauds, deceptions, etc. All these continue without any foreseeable end. To speak of our individual mind, everyone is burdened with worries, sadness, depression, and anxieties, etc. In the Dharmapada Sutra, verse 146, the Buddha taught: “How can there be laughter, how can there be joy, when the whole world is burnt by the flames of passions and ignorance? When you are living in darkness, why wouldn’t you seek the light?
Hỏa Trạch Dụ: Thí dụ về nhà lửa đang cháy, một trong bảy ngụ ngôn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, trong đó ông Trưởng giả dùng để dẫn dụ những đứa con vô tâm bằng những phương tiện xe dê, xe nai, xe trâu, đặc biệt là Bạch Ngưu Xa—The burning house, one of the seven parables in the Wonder Lotus sutra, from which the owner tempts his heedless children by the device of the three kinds of carts (goat, deer and bullock), especially the white bullock cart.
Hỏa Trạch Tăng,火宅僧, Vị Tăng trong nhà lửa hay vị Tăng mà vẫn còn có vợ con—Monks in the burning house (married monks).
Hỏa Trướng,火帳, Sổ sách ghi số gạo nấu và số người được phục vụ trong chùa—The kitchen account of the rice cooked and person served in a monastery.
1) Đống lửa: Accumulated fires.
2) Sự kết tụ hỏa địa ngục: Accumulated one’s own hell-fires.
3) Thân như một cụm lửa đáng sợ, lửa giận hờn và dục vọng: The body as a heap of fire to be feared, the fire of angry-passions.
Hỏa Tụ Phật Đảnh,火聚佛頂, Quang Tụ Phật Đảnh—Phóng Quang Phật Đảnh
1) Một trong những tiền kiếp tái sanh của Phật Thích Ca, tên Ấn Độ âm Hán là Đế Tụ La, Chước Yết La, Phạ Lý Để (mật hiệu là Thần thông Kim Cang): One of the incarnations of Sakyamuni, whose Indian name is given as Tejorasi-Cakravarti.
2) Một trong năm vị Phật Đảnh: One of the five kinds of Universal Wise Sovereign (Sakyamuni in the third court of the Garbhadhatu).
Hỏa Tụ Tiên,火聚仙, Vị Thần bổn mệnh và vợ của ông ta bên trên Thai Tạng Pháp Giới—This genius and his wife are shown above Vaisramana in the Garbhadhatu
Hỏa Từ Pháp,火祠法, Hỏa Pháp—The directions for the fire sacrifices in the Atharva-veda, the fourth veda
Hỏa Viện,火院, Hỏa Giới—Kim Cang Viêm—Sân lửa, một loại quán tưởng trong đó hành giả tự thấy mình đang bị lửa bao bọc (kết hỏa ấn thân xoay ba vòng về phía phải, lấy thân làm trung tâm để quán tưởng một đại hỏa viện vây quanh)—The “fire-court,” a kind of contemplation, in which the devotee sees himself encircled by fire—A kind of contemplation, in which devotee sees himself encircled by fire after circumambulating three times to the right while making the fire sign.
** For more information, please see Hỏa Giới.
Hỏa Xa,火車, The fiery chariot of the hells
Hỏa Xa Địa Ngục: Chúng sanh trong hỏa xa địa ngục thường bị đóng băng, rồi sau đó được đưa vào những chiếc xe bốc lửa làm thiêu rụi thân, cứ như thế mà trong một ngày phải chết đi sống lại đến 90 ức lần—Hells of the fire-chariot, and the fire-pit with its fiery wheels, the sufferer first freezes, then is tempted into the chariot which bursts into flames and he perishes in the fire pit, a process each sufferer repeats daily 90 kotis of times.
Hỏa Xá,火舍, Một loại lư hương (lư nhang, đặc biệt, với hai vòng tròn nổi có nắp)—A kind of censer, made in two super-imposed circles with a cover
Hỏa Xà,火蛇, Rắn phun lửa trong địa ngục—The fire-vomiting serpent in the hell
Họa Thạch,畫石, Nét vẽ trên đá, văn hoa thường còn (giống như lòng sân hận hay ác nghiệp)—Sculpture in stone—A painting of a rock: though the water of the water-colour rapidly disappears, the painting remains. It is likened with the hatred or evil deeds.
Họa Thai: See Họa chủng.
Họa Thủy,畫水, Vẽ một đường qua nước (sẽ không để lại dấu vết gì, cũng giống như thân nầy niệm niệm không trụ)—Like drawing a line across water. It is likened our body which never lasts long.
Họa Tượng,畫像, Paintings of images
Hoạch Bính: Vẽ bánh mà ăn, một từ Thiền Tông dùng để chỉ kinh điển như bánh vẽ chỉ là thức ăn vô bổ—Pictured biscuits, a term of the Intuitive school for the scriptures, i.e. useless as food.
Hoạch Sa,鑊沙, Osh or Ush (skt)—Một vương quốc cổ nằm về phía bắc của Sita, có lẽ bây giờ là Ingachar; rất có thể là Uch-Turfan hay Yangishahr—An ancient kingdom, north of Sita, probably the present Ingachar, possibly Uch-Turfan or Yangishahr.
Hoạch Thạch: Khắc trên đá, nghĩa là để lại dấu vết cụ thể—Sculpture in stone, which remains.
Hoạch Thang Địa Ngục,鑊湯地獄, Địa ngục với những vạc nấu sắt nóng chảy—The purgatory of caldrons of molten iron.
Hoạch Thủy: Giống như vẽ một đường trong nước, không để lại một dấu vết gì, là điều không thể được—Like drawing a line across water, which leaves no trace, this is impossible, unlike.
Hoạch Tượng: Hình tượng vẽ—Portraits, paitings of images, mandalas.
Hoài Hải Bá Trượng Thiền Sư: Zen master Bai-Zhang-Huai-Hai—See Bách Trượng Hoài Hải Thiền Sư.
Hoài Linh,懷靈, Tên gọi khác của chúng hữu tình hay là loài chứa đựng linh thiêng hay thần thức (giống như khi nói hàm thức là chứa đựng tri thức, hàm tình là chứa đựng tình cảm)—Spirit-enfolders, i.e. all conscious beings
Hoài Nhượng Thiền Sư: Zen Master Nan-Yueh-Huai-Rang—See Nam Nhạc Hoài Nhượng Thiền Sư.
Hoại Đạo,壞道, Phá hoại chân lý hay đạo pháp bằng những hành động bại hoại—To destroy the truth, or the religion, e.g. by evil conduct
Hoại Đạo Sa Môn: Vị Sa Môn phá hoại chân lý hay đạo pháp bằng những hành động bại hoại (một trong bốn loại Sa Môn)—A monk who destroys the truth, or the religion by his evil conduct.
Hoại Khổ,壞苦, Một trong tam khổ, nổi khổ của sự hoại diệt—One of the three aspects of dukkha, the suffering of decay, or destruction
a) Nỗi khổ do sự hoại diệt của thân, khi tứ đại luôn lấn át lẫn nhau: The suffering of decay of the body due to the contradictions of the four great elements.
b) Nỗi khổ khi niềm vui bị hủy hoại: The suffering of decay of reaction from joy, etc.
Hoại Kiến,壞見, Tà kiến bại hoại, ám chỉ đoạn kiến—Corrupt or bad views, the advocacy of total annihilation
Hoại Kiếp,壞劫, Samvarta (skt)—Một trong tứ kiếp, khi vũ trụ hay tam thiên đại thiên thế giới bị hủy diệt—The kalpa of destruction—The periodical gradual destruction of a universe, one of its four kalpas
Hoại Lư Xa,壞驢車, Xe lừa đã hư hoại, ám chỉ nhị thừa—A worn-out donkey cart, i.e. Hinayana
1) Tiến trình hoại diệt: Any process of destruction or decay.
2) Theo tập tục Ấn Độ, hỏa thiêu xương cốt người quá vãng để những thứ nầy không còn lôi kéo người ấy tiếp tục lăn trôi trong luân hồi sanh tử nữa: According to Indian customs, to burn the bones of a deceased person so that they may not draw him to reborth any longer.
1) Màu tối: Broken colour (not a bright colour).
2) Màu phụ (không phải là năm màu chính): A secondary color (not the five primary colours).
3) Màu trung tính, hay là màu được nhuộm từ các màu khác: It is described as a neutral colour through the dyeing out of the other colours.
4) Luật nhà Phật là nhuộm sao cho áo cà sa có màu hoại sắc—A fundamental rule in Buddhism is to dye the kasaya with a secondary color.
Hoại Sắc Y: Hoại Sắc Nạp—Áo dành cho chư Tăng Ni—Rag-robe, or robe for monks and nuns.
Hoại Sơn,壞山, Theo Kinh A Hàm: “Sinh, lão, bệnh, tử làm suy hao con người giống như sự hao mòn của quả núi vậy (Suy Hao Sơn)—According to The Agama Sutra: “as the hills wear down, so is it with man.
Hoại Tướng: Trạng thái hoại diệt của sự vật, một trong sáu tướng của vạn hữu—The aspect, or state of destruction or decay, one of the six characteristics found in everything.
Hoan Hỷ,歡喜, Nanda (skt)—Pleased—Delightful—Joyful—Full of joy—Take delight in—Pleasure—Glad—Đức Phật luôn hoan hỷ làm điều lợi lạc cho chúng sanh—A Buddhist always takes delight in doing good things to others—Hoan hỷ còn là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào đại giác, vì nhờ đó mà tâm ta luôn an tịnh—Delight is one of the most important entrances to the great enlightenment; for it is the mind of peace and tranquility
Hoan Hỷ Địa,歡喜地, Pramudita (skt)—Sơ địa trong Thập Địa Phật Thừa—The bodhisattva’s stage of joy, the first of his ten stages (bhumi)
Hoan Hỷ Hoàn,歡喜丸, Hoan Hỷ Đoàn—Tên một loại bánh làm bằng mật—Joy-buns, a name for a kind of honey-cake
Hoan Hỷ Hội,歡喜會, The festival of All Souls—See Vu Lan Bồn in Vietnamese-English Section, and Ullambana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section
1) Ngày rằm hằng tháng được gọi là ngày “Hoan Hỷ Nhật”—Every 15th day of the month.
2) Ngày rằm tháng bảy hay tháng tám là ngày hoan hỷ, ngày đó Đức Phật và giáo đoàn chấm dứt lễ an cư kiết hạ—The happy day of the Buddha, and of the order, i.e. that ending the “retreat,” 15th day of the seventh or eighth moon.
Hoan Hỷ Quang Phật,歡喜光佛, Amitabha (skt)—Buddha of Joyful Light
Hoan Hỷ Quốc,歡喜國, Abhirati (skt)—Diệu Hỷ Quốc—Tên cõi Tịnh Độ của Đức A Súc Bệ Phật ở về phương đông của vũ trụ (Kinh Pháp Hoa, phẩm Hóa Thành Dụ)—The happy land, or paradise of Aksobhya, east of our universe
Hoan Hỷ Tâm: Rejoicing Mind—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, Hoan Hỷ Tâm gồm có hai tâm sau đây—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, rejoicing mind includes the following two minds:
1) Tùy Hỷ Tâm: Tùy hỷ là vui theo các sự vui vẻ và hạnh phúc của người. Tùy hỷ tâm dứt trừ được các chướng nghiệp về tật đố, ích kỷ, nhỏ nhen, vân vân: Accepting Mind. Accepting means to feel happy for others’ joy and happiness. Accepting mind has the special characteristics that can eliminate various karmic obstructions including jealousy, stinginess, pettiness, etc.
2) Hỷ Xả Tâm: Hỷ xả là vui mà tha thứ lỗi lầm của người khác. Hỷ xả tâm dứt trừ được các chướng nghiệp về hận thù, báo phục, vân vân: Forgiving Mind. Forgiving means to forgive happily others’ mistakes and transgressions. Forgiving mind has the special characteristics that can solve and destroy karmic obstructions including vengeance and grudges.
Hoan Hỷ Thiên,歡喜天, See Hoan Lạc Thiên
Hoan Hỷ Uyển,歡喜苑, See Hoan Hỷ Viên
Hoan Hỷ Viên,歡喜園, Nandana-vana (skt)—Hoan Hỷ Uyển—Hoan Lạc Viên—Hỷ Lâm Uyển—Một trong bốn vườn của Đế Thích ở cõi trời Đao Lợi, vườn nầy ở về phía bắc của thành Hỷ Kiến (chư Thiên vào đây thì tự nảy ra sự hoan hỷ)—Garden of joy, or Joy-grove garden; one of the four gardens of Indra’s paradise, north of his central city
Hoan Lạc Địa: Pramudita (skt)—Land of Joy.
Hoan Lạc Thiên: Đại Thánh Thiên—Thánh Thiên lấy hình hai vợ chồng thân người đầu voi ôm lấy nhau làm bản tôn. Vị Nam Thiên là con trưởng của Đại Tự Tại Thiên, một đại hoang thần bạo hại thế giới. Vị Nữ Thiên là Quan Âm hóa hiện ôm lấy vị Nam Thiên ấy, khiến cho vị Nam Thiên tâm được hoan hỷ để dẹp bỏ cái thói bạo hại—The joyful devas—Devas of pleasure, represented as two figures embracing each other, with elephants’ heads and human bodies; the two embracing figures are interpreted as Ganesa, the eldest son of Siva, and an incarnation of Kuan-Yin; the elephant-head represents Ganesa; the origin is older than the Kuan-Yin idea and seems to be a derivation from the Sivaitic linga-worship.
Hoan Lạc Viên,歡樂園, See Hoan Hỷ Viên
Hoàn Bái,還拜, Lạy tạ—To return of a salute
Hoàn Cảnh: Environment—Circumstance
Hoàn Cảnh Thuận Tiện: Favorable circumstances
1) Nhập Niết Bàn: To enter Nirvana.
2) Tu đạo chứng quả Niết Bàn để thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi: To escape the Samsara (the cycle of birth and death). To return to nirvana and escape from the backward flow to transmigration.
Hoàn Hồn: To recover—To regain one’s consciousness.
1) To return of incense offered.
2) Về nhà: To return home.
Hoàn Lại: To return—To give back.
Hoàn Môn,還門, Một trong sáu diệu môn hay sáu pháp môn kỳ diệu cho người tu Phật, trở về với chính mình để biết cái tâm năng quán là không có thật—One of the six wonderful strategies or doors for Buddhist cultivators, i.e. to realize by introspection that the thinker, or introspecting agent, is unreal
1) Trở về nguyên quán: To return home.
2) Trở về cội nguồn bằng cách đoạn trừ tất cả mê lầm mà bước vào cảnh giác ngộ: To return to the source, i.e. abandon or eradicate all illusions and turn to enlightenment.
Hoàn Nhân,桓因, tên gọi tắt của Thích Đề Hoàn Nhân—An abbreviation for Indra
Hoàn Niên Lạc: Một loại thuốc làm cho người ta trẻ trung yêu đời như những năm còn niên thiếu—A drug to return to the years and restore one’s youth.
Hoàn Phúc: Perfect happiness.
Video Thuc va Than Trong Tai Sanh(Thich Nhat Tu)
1) Chết đi sống lại (phục sinh): To revive.
2) Tái sanh vào cõi Ta Bà: To come to life again—To return to life; to be reborn in this world.
3) Từ nhị thừa tái sanh trở lại để hoàn tất tu đạo Phật thừa: To be reborn from the Hinayana nirvana in order to be able to attain to Mahayana Buddhahood.
4) Những tu sĩ phá giới bị khai trừ, sau đó biết phát lồ sám hối, nên được cho trở lại giáo đoàn: Restoration to the order, after repentance for sin.
Hoàn Toàn Hoại Diệt: Complete annihilation
Hoàn Tục,還俗, Trở lại đời sống thế tục (có thể tự ý hoàn tục hay phạm tội bị khai trừ khỏi giáo đoàn mà phải hoàn tục)—To go back to the secular life—To leave the monastic order and return to lay life—To return to the world from the order
Hoàn Tướng: Từ cõi Tịnh Độ trở lại cõi uế độ, để cứu độ chúng sanh—To return to the world from the Pure Land, to save its people.
Hoàn Vũ: The universe.
Hoàn Xuyến,鐶釧, Nhẫn và vòng đeo tay—A finger-ring and armlets
Hoàng Diện Lão Tử,黃面老子, Chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vì toàn thân hình tượng của ngài tỏa ra màu vàng kim—Yellow-faced Lao-Tzu, i.e. Buddha, because his images are gold-colour
Hoàng Diệp: Còn gọi là Hoàng Diệp Chỉ Đề hay dùng lá vàng của cây dương làm vàng để dỗ khóc trẻ con. Dùng “Hoàng Diệp Chỉ Đề” để ví với việc Đức Phật thuyết giảng về lạc quả trên cõi trời để ngăn ngừa sự xấu ác của thế gian—Yellow willow leaves, resembling gold, given to children to stop their crying; the evanescent joys of the heavens offered by Buddha to curb evil.
Hoàng Diệp Chỉ Đề: See Hoàng Diệp.
Hoàng Dương Mộc Thiền,黃楊木禪, Cây hoàng dương là một loại cây rất khó trồng, hơn nữa khi gặp năm nhuần thì nó co lại, cho nên từ “Hoàng Dương Mộc Thiền” được dùng để ám chỉ những kẻ tham thiền thối chuyển và đần độn—The yellow poplar meditation. The yellow poplar grows slowly, and in years with intercalary months is supposed to recede in growth; hence the term refers to the backwardness, or decline of stupid disciples.
Hoàng Đạo: Zodiac.
Hoàng Giáo,黃教, See Hoàng Mạo Giáo.
Hoàng Kim Trạch,黃金宅, Tên gọi ngôi già lam từ sự tích trưởng giả Tu Đạt đem vàng phủ đầy vườn Kỳ Thọ để mua nó, xây dựng tịnh xá và hiến cho Đức Phật—Golden abode, i.e. a monastery, so called after the Jetavana vihara, for whose purchase the site was covered with gold
Hoàng Long Thang: Dragon soup—See Long Thang.
Hoàng Long Tử Tâm Ngộ Tân Thiền Sư: See Ngộ Tân Tử Tâm Thiền Sư.
Hoàng Mạo Giáo,黃帽教, Một tông phái thuộc Lạt Ma Giáo, mặc toàn đồ vàng, được Đại Sư Tông-Khách-Ba sáng lập năm 1417, sau khi lật đổ Hồng Mạo Giáo, tức giáo phái mặc toàn màu đỏ. Hoàng Giáo được tìm thấy phần lớn ở Tây Tạng và Mông Cổ—The yellow sect of Lamaism, founded in 1417 by Tson-Kha-Pa, Sumatikirti, who overthrew the decadent sect, which wears red robes, and established the sect that wears yellow, and which at first was noted for the austere life of the monks; it is found chiefly in Tibet and Mongolia
Hoàng Môn,黃門, Pandaka (skt)—Không có nam căn—Eunuchs
Hoàng Phan,黃幡, Phướn giấy màu vàng treo trên mộ chí—Yellow paper streamers hung on a grave
Hoàng Tuyền,黃泉, Suối vàng hay âm phủ—The yellow spring—The shades
Hoàng Y,黃衣, Màu vàng là màu của y áo Tăng Ni, nhưng vì màu vàng là một trong năm màu chính, nên đem ra may áo là không hợp pháp và vì thế mà dùng màu nhuộm hổn hợp giữa vàng và xám để thành màu vàng thẳm—Yellow robes of the monks, but as yellow is a prime colour and therefore unlawful, the garments are dyed a mixture, yellowish-grey
Hoành Thọ,橫竪, Hoành Tung hay Ngang Dọc—Crosswise and upright, to lay across or stand upright
Hoành Thuyết Tung Thuyết: Thuyết pháp vô ngại—Vertically preach and horizontally preach—To preach without restriction in any direction.
Hoành Tiệt,橫截, Cắt ngang dòng sinh tử của ba cõi sáu đường mà vãng sanh Cực Lạc—To end (thwart, intercept, cut off) reincarnation and enter Paradise
Hoành Túng,橫縱, Ngang dọc—Across and direct—Crosswise and lengthwise.
Hoành Xuất,橫出, Bằng cái tâm tự lực trì trai giữ giới, tu các hạnh định tán để được sanh vào cõi hóa độ phương tiện gọi là “Hoành Xuất,” ngược lại với Hoành Siêu, có nghĩa là nghe và tin vào bản nguyện của Phật A Di Đà để được vãng sanh thẳng vào cõi báo độ chân thực—By discipline to attain to temporary nirvana, in contrast with happy salvation to Amitabha’s paradise through trust in him.
Hoạnh Tử,橫死, To die innocently
Video Thuc va Than Trong Tai Sanh(Thich Nhat Tu)
Hoạt Nhi Tử,活兒子, Tên của cây Bồ Đề—A name for the bodhi-tree—See Bồ Đề Thọ
Hoạt Phật,活佛, Vị Phật sống, danh hiệu của Hộ Độ Khắc Đồ, hay đức Đạt Lai Lạt Ma, có khả năng tiếp tục tái sanh, giữ những chức vụ sẳn giữ để hoằng pháp độ sanh (các vùng Mông, Tạng và Thanh Hải đều có)—A living Buddha, i.e. a reincarnation Buddha, e.g. Hutuktu, Dalai Lama
Hoạt Quốc,活國, Ghur or Ghori (skt)—Đổ Hóa La—Theo Tây Vực Ký, Hoạt Quốc là tên một vương quốc cổ ở vùng Tân Cương—According The Great T’ang Chronicles of the Western World, Ghori is an ancient kingdom in Turkestan, north west of China.
Hoặc Chướng,惑障, Một trong tam chướng, tham sân si làm chướng ngại che lấp chánh đạo—The hindrance or obstruction of the delusive passions to entry into truth, one of the three kinds of hindrance
Hoặc Nghiệp Khổ,惑業苦, Các phiền não như tham, sân, si thì gọi là hoặc; những việc làm thiện ác y vào cái hoặc nầy gọi là nghiệp; lấy nghiệp nầy làm nhân sinh tử niết bàn gọi là khổ—Illusion, accordant action, and suffering—The pains arising from a life of illusion, such as greed, hatred, ignorance
1) Người phiền não: A deluded person.
2) Người gây phiền não hay làm người khác phiền não: To delude others.
Hoặc Nhiễm,惑染, Sự uế nhiễm của phiền não (tham sân si làm nhiễm bẩn chân tánh)—The taint of delusion, the contamination of illusion
Hoặc Thú,惑趣, Hướng đi đến phiền não—The way or direction of illusion, delusive objective, interpreted as deluded in fundamental principles
Hoặc Trước: Sự trói buộc của phiền não—The bond of illusion—The delusive bondage of desire to its environment.
Hoằng Dương Chánh Pháp: To propagate The True (Correct) Dharma.
Hoằng Dương Phật Pháp: To propagate the Dharma.
Hoằng Giáo,弘教, See Hoằng Pháp (1)
Hoằng Nhẫn,弘忍, Zen master Hung-Jen (601-674)—Một vị sư nổi tiếng, tổ thứ năm của Thiền Tông Trung Hoa, đệ tử của Tứ Tổ Đạo Tín, và là thầy của Lục Tổ Huệ Năng. Hoằng Nhẫn cùng quê với Tổ Đạo Tín, ở Kỳ Châu. Hoằng Nhẫn đến với Tứ Tổ khi ngài còn là một đứa trẻ; tuy nhiên, điều mà ngài đã làm hài lòng sư phụ là với cung cách trả lời của ngài qua cuộc nói chuyện đầu tiên. Khi tứ tổ hỏi ngài về họ mà tiếng Trung Hoa gọi là ‘Tánh’ thì ngài đáp: “Con có tánh, nhưng chẳng phải là tánh thường.” Tổ bèn hỏi: “Vậy là tánh gì?” Hoằng Nhẫn đáp: “Là Phật tánh.” Tổ lại hỏi: “Con không có tánh sao?” Hoằng Nhẫn đáp: “Nhưng tánh vốn là không.” Tổ thầm nhận biết đây là người sẽ được truyền thừa về sau nầy. Đây chỉ là thuật chơi chữ, vì nói về tộc họ hay danh tánh và bổn thể hay tự tánh, người Trung Hoa đều đọc chung là ‘tánh.’ Tổ Đạo Tín hỏi là hỏi về danh tánh, còn cậu bé Hoằng Nhẫn lại đáp về tự tánh, cậu đã mượn chữ đồng âm ấy cốt đưa ra kiến giải của mình. Thật vậy về sau nầy Hoằng Nhẫn được Tổ Đạo Tín truyền y bát làm tổ thứ năm của dòng Thiền Trung Quốc. Đạo trường của Tổ Hoằng Nhẫn ở Hoàng Mai, tại đây Tổ nói pháp và dạy Thiền cho đồ chúng năm trăm người. Nhiều người cho rằng ngài là vị Thiền sư đầu tiên có ý định giải thông điệp Thiền theo giáo lý Kim Cang. Trước thời Hoằng Nhẫn, thường các vị Thiền sư hoằng hóa trong im lặng, khiến đại chúng chú ý; các ngài lánh ẩn trên núi cao, xa cảnh gió bụi của thế gian, nên không ai biết việc làm của các ngài phải trái thế nào mà định luận. Nhưng Hoằng Nhẫn là vị đã công khai xuất hiện giữa đại chúng, và dọn đường cho người kế vị của mình là Huệ Năng—Hung-Jên, a noted monk. He was the fifth patriarch, a disciple of the fourth patriarch Tao-Hsin, and the master of the sixth patriarch Hui-Neng. Hung-Jen came from the same province as his predecessor, Tao-Hsin in Ch’i-Chou. Hung-Jen came to the fourth patriarch when he was still a little boy; however, what he pleased his master at their first interview was the way he answered. When Tao-Hsin asked what was his family name, which pronounced ‘hsing’ in Chinese, he said: “I have a nature (hsing), and it is not an ordinary one.” The patriarch asked: “What is that?” Hung-Jen said: “It is the Buddha-nature (fo-hsing).” The patriarch asked: “Then you have no name?” Hung-Jun replied: “No, master, for it is empty in its nature.” Tao-Hsin knew this boy would be an excellent candidate for the next patriarch. Here is a play of words; the characters denoting ‘family name’ and that for ‘nature’ are both pronounced ‘hsing.’ When Tao-Hsin was referring to the ‘family name’ the young boy Hung-Jen took it for ‘nature’ purposely, whereby to express his view by a figure of speech. Finally, Hung-Jen became the fifth patriarch of the Chinese Zen line. His temple was situated in Wang-Mei Shan (Yellow Plum Mountain), where he preached and gave lessons in Zen to his five hundred pupils. Some people said that he was the first Zen master who attempted to interpret the message of Zen according to the doctrine of the Diamond Sutra. Before the time of Hung-Jen, Zen followers had kept quiet, though working steadily, without arresting public attention; the masters had retired either into the mountains or in the deep forests where nobody could tell anything about their doings. But Hung-Jen was the first who appeared in the field preparing the way for his successor, Hui-Neng
1) Hoằng Tuyên—Hoằng Giáo—Hoằng Thông—Đem chân lý Phật rộng truyền khắp nơi—Widely to proclaim the Buddhist-truth.
2) Tên của một vị sư nổi tiếng: Hung-Fa, name of a noted monk.
Hoằng Thệ,弘誓, Vast or universal vows of a Buddha or a Bodhisattva, especially Amitabha’s forty-eight vows—See Tứ Thập Bát Nguyện (Amitabha’s forty-eight vows).
Hoằng Thông: See Hoằng Pháp (1).
Hoành Trí,宏智, Hoằng Trí là tên của ngài Chánh Giác núi Thiên Đồng vào đầu thế kỷ thứ 12—Hung-Chih, posthumous name of a monk of T’ien-T’ung monastey, Ningpo, early in the twelfth century.
Học Giáo Thành Mê,學教成迷, Học giáo pháp của Phật mà vẫn nảy sinh những kiến giải sai lầm—To study the Buddha’s teaching yet interpret it misleadingly, or falsely
Học Hối,學悔, Học sám hối, như khi một vị tăng phạm tội tìm cách sám hối—Studying to repent, as when a monk having committed sin seeks to repent
Học Lữ,學侶, Những vị Tăng cùng tu học với nhau—Fellow-students, the company of monks who are studying
Học Phái: School—Sect.
Học Pháp Nữ,學法女, Siksamana (skt)—Thức Xoa Ma Na—A novice—An observer of the six commandments
(A) Học: Nghiên cứu chân lý để dứt được vọng hoặc—One who is still learning—One who is still studying religion in order to get rid of illusion.
a) Ba quả đầu của Tứ Thánh Quả Tiểu Thừa—The first three stages of the Hinayana (see Tứ Thánh Quả):
· Tu Đà Hoàn: Srota-apanna (skt)—Dự Lưu—Stream-entry.
· Tư Đà Hàm: Sakradagamin (skt)—Nhất Lai—Once-Return.
· A Na Hàm: Anagamin (skt)—Bất Lai—Non-return.
b) Thập Trụ Bồ Tát trong Đại Thừa—The ten stages of Bodhisattva in the Mahayana—See Thập Trụ Bồ Tát.
(B) Vô Học: Người không còn học nữa vì đã đoạn tận vọng hoặc và đạt thành giác ngộ—One who is no longer studying because he has cut off all illusions—One who has attained enlightenment.
a) A La Hán hay Bất sanh trong Tiểu Thừa là bậc vô học: Arhat (Worthy of Offerings) or No-birth in the Hinayana.
b) Phật là bậc vô học trong Đại Thừa: The Buddha in the Mahayana.
Vấn Tấn,問訊, To ask about someone
Hô Đồ Khắc Đồ,呼圖克圖, Hutuktu (skt)—Hồ Thổ Khắc Đồ—Danh hiệu của các vị Lạt Ma Phật Giáo Mông Cổ, những vị nầy cứ tiếp tục tái sinh, giữ chức vụ của mình để hoằng hóa chúng sanh—A chief Lama of Mongolian Buddhism, who is repeatedly reincarnated to keep the title and to save sentient beings
Hô Hấp,呼吸, Thở ra thở vào—To exhale and inhale
Hô Hô,呼呼, Raurava (skt)—Hiệu Kiếu địa ngục hay hỏa ngục nóng thứ tư—The fourth hot hell
Hô Liên: Bình đựng hạt để tế lễ, đây là một loại đá quý—A sacrificial grain-vessel; described as a precious stone.
1) Chủng tộc ở miền Tây Á: Of West Asian race.
2) Từ dùng để chỉ Đức Phật trong một số kinh điển Trung Hoa: A term applied to the Buddha in some Chinese sutras.
Hồ Đạo Nhân,胡道人, Tăng sĩ từ trung Á hay Ấn Độ—Monks from cental Asia or India
Hồ Kinh: Kinh điển của người Hồ—Hun classics.
Hồ Loạn,胡亂, Hổn loạn—Disorderly—Without order
Hồ Lư Giá Na: Gorocana (skt)—Một chất nhuộm màu sáng được làm bằng nước tiểu hay mật bò—A bright yellow pigment prepared from the urine or bile of a cow.
Hồ Mỵ: To impassion.
Hồ Nam,湖南, Tỉnh Hồ Nam bên Trung Quốc—The province of Hunan in China
Hồ Thực Kiện: Hujikan (skt)—Một vương quốc cổ nằm về phía tây nam của Balkh—An ancient kingdom south-west of Balkh.
Hồ Tô Đa,胡蘇多, Một loài bùa để chống lại những hơi độc—A charm, or incantation against evil vapours, etc
1) Một từ mà người Trung Hoa dùng để chỉ rợ Hồ ở phương tây và phương bắc nước Tàu—Hun or Turk, term which Chinese people used to call people in the west and north of China.
2) Tên tiếng lóng của Tổ Bồ Đề Đạt Ma: A nickname for Bodhidharma.
Hổ: Vyaghra (skt)—A tiger.
Hổ Hổ Bà,虎虎婆, Hahava (skt)—The fifth hell—See Địa Ngục (b) (5)
Hổ Khâu Sơn,虎丘山, Hu-Ch’iu-Shan—Tên một tự viện ở Tô Châu, nơi phát xuất một tông phái Thiền, được Ngài Thiệu Long sáng lập—A monastery at Soo-Chou, which gave rise to a branch of he Ch’an school, founded by Shao-Lung
Hổ Ngươi: Ashamed—Shameful—Humility and shame.
Hổ Phách,琥珀, Asmagarbha (skt)—Hổ phách là một trong thất bảo—One of the saptaratna, amber, or yellow amber—See Thất Bảo
Hỗ Dụng Tội,互用罪, Tội lạm dụng dùng lẫn lộn các vật của Tam Bảo—The fault of transferring from one object of worship over to another a gift or duty—Theo Kinh Phạm Võng thì có bốn loại Hỗ Dụng Tội—According to the Brahma Net Sutra, there are four kinds
1) Tam Bảo Hỗ Dụng: Dùng tiền cúng dường đúc tượng Phật xài cho in kinh hay cho chư Tăng Ni: The fault of transferring gift given for an image of a Buddha to spend for publishing scriptures or expenditures of monks and nuns.
2) Đương Phần Hỗ Dụng: Dùng tiền của cúng để đúc tượng Thích Ca vào việc đúc tượng Di Lặc, hoặc dùng tiền cúng dường của chùa A đem cho chùa B—The fault of transferring gift given for an image of Sakyamuni to make one for Maitreya, or transferring gift given to Temple A to Temple B.
3) Tượng Bảo Hỗ Dụng: Dùng tiền cúng dường in kinh điển vào việc tạc tượng Phật hay Bồ Tát—The fault of transferring gift given for publishing scriptures to make image of Buddhas or Bodhisattvas.
4) Nhất Nhất Hỗ Dụng: Dùng lẫn lộn bừa bãi hay lạm dụng tài sản của nhà chùa—Misuse the property of the temple.
Hỗ Quỵ,互跪, Quỳ theo kiểu người Hồ, hai đầu gối xuống đất một lượt như kiểu quỳ ở Ấn Độ; ở Trung Hoa thì đầu gối trái được đặt xuống đất trước—The Hun way of kneeling or kneeling with both knees at once, as in India; in China the left knee is first placed on the ground, right knee up
Hỗ Sa Già Lam,互裟伽藍, Hamsa-samgharama (skt)—Còn gọi là Tăng Sa Già Lam hay Ưng sa Già Lam, có nghĩa là Dã Ngan Già lam (chùa ngỗng Hoang) trên Indrasailaguha, nơi mà chư Tăng Ni đã một lần thoát đói nhờ sự tự hy sinh thân mạng của một con ngỗng trời— “Wild goose monastery,” on Mount Indrasailaguha, whose inmates were once saved from starving by the self-sacrifice of a wild goose
Hỗ Tương,互相, Reciprocity—Mutual
Hộ Đồng Tử Pháp Thần: Vị thần bảo hộ trẻ em khỏi bị 15 quỷ dữ ám hại—Guardian or protector (spirit) who protects the young against the fiften evil spirits which seek to harm them.
Hộ Giới Thần,護戒神, Chỉ năm vị Thiên Thần hộ trì năm giới luật (bảo vệ những người trì giới)—The five guardian spirits of each of the five commandments
1) Vốn chỉ việc đốt lửa tế trời của đạo thờ lửa Bà La Môn: Described as originally a burnt offering to Heaven (Brahmins).
2) Nghĩa của Hộ Ma theo Mật Giáo—The meanings of homa according to the esoterics:
(A) Lễ tế lửa (của Mật Giáo). Mật giáo bắt chước phép tế lửa, dùng lửa tiêu biểu cho trí tuệ để đốt củi phiền não, và từ đó chuẩn bị thức ăn niết bàn. Có bốn loại lò—An oblation by fire (of esoteric sects). The esoterics adopted the idea of worshipping with fire, symbolizing wisdom as fire burning up the faggots of passion and illusion, and therewith preparing nirvana as food.
(B) Phân loại Hộ Ma theo Mật giáo—Categories of homa according the esoterics:
a) Tứ Hộ Ma—There are four kinds of braziers:
· Lò hình bán nguyệt tượng trưng cho “Nhiếp Thiện Pháp” hay triệu tập thiện loại: Vasikarana (skt)—Phạ Thủy Ca La Nã—Semi-circular brazier for dominating, interpreted as calling down the good by means of enchantments.
· Lò hình trăng tròn tượng trưng cho “Tức Tai Pháp” hay trừ tai ương: Santika (skt)—Phiếm Để Ca—Round brazier meaning to end calamities.
· Lò hình vuông tượng trưng cho “Tăng Ích Pháp” hay làm tăng phúc: Pustika (skt)—Bố Sắt Trí Ca—Square brazier for prosperity.
· Lò hình bát giác tượng trưng cho “Hàng Phục Pháp” hay hàng phục ác đảng: Abhicaraka (skt)—A Tỳ Già Lỗ Ca—Octagonal brazier meaning exorcising the evil.
b) Ngũ Hộ Ma—Five kinds of braziers: See Ngũ Chủng Hộ Ma.
3) Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển của GS Soothill, Hộ Ma là tên của một thành phố nằm về biên giới phía tây của nước Ba Tư thời cổ, có lẽ bây giờ là Humoon—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Budhist Terms, composed by Professor Soothill, Homa is a city on the eastern frontier of Persia, perhaps the modern Humoon.
Hộ Mệnh: Bảo vệ sinh mệnh—Protection of life.
Hộ Minh Đại Sĩ,護明大士, Prabhapala (skt)—Hộ Quang, tên của Phật Thích Ca khi Ngài còn ở trên cung trời Đâu Suất, trước khi giáng trần—Guardian of light or illumination, name of Sakyamuni when in the Tusita heaven before earthly incarnation
1) Bảo hộ ức niệm (khiến cái ác bên ngoài không xâm phạm thì gọi là hộ, khiến điều thiện ở bên trong được nẩy nở thì gọi là niệm): To guard and care for, protect and keep in mind.
2) Hộ niệm là phương thức tụng niệm của những người tu theo Tịnh Độ, giúp cho người quá vãng được vãng sanh Tịnh Độ. Thành viên trong gia đình người sắp chết cũng như bà con phải luôn bình tĩnh, buồn nhưng không khóc, từ lúc người ấy trở bịnh nặng cho đến lúc lâm chung. Chúng ta phải luôn nhớ rằng đây là giai đoạn của thân trung ấm, giai đoạn chuyển tiếp quan trọng nhứt trong kiếp chúng sanh. Đây là giai đoạn mà người lâm chung đang đứng trước ngã rẽ giữa quỷ, người, phàm Thánh. Trong giai đoạn nầy điều quan trọng nhất nên làm là cùng nhau hộ niệm. Dù cho người ấy đã có ý hướng sanh về cõi nào, có thể là cõi thiện; tuy nhiên, sự than khóc của người thân làm khơi dậy niệm luyến ái trong người ấy, do vậy người ấy có thể rơi trở về vòng sanh tử, uổng phí một đời tu—To conduct Supportive Recitation—Supportive Recitation is recitation performed by one or more Pure Land practitioners alongside a dying person, to assist him in achieving rebirth in the Pure Land. Family members and relatives of a dying person should remain calm, show sorrow without weeping or lamenting from the time that person becomes gravely ill until her or his last moments. We should always remember that this is the Bardo stage, the most important juncture in any being’s life. This is the period where the dying person is standing in front of a crossroads which separate demons from humans, and the mundane from the transcendental. At this time the most important thing to do is to recite the supportive recitation together. Even though that person already set her or his mind on rebirth, may be an upward path; however, when the relatives weep and lament would arouse deep-seated feeling of love-attachment in that person, thus he or she will certainly sink in the cycle of births and deaths, wasting all her or his whole-life efforts in cultivation—See Supportive Recitation.
3) See Thiện Đạo Niệm Phật Chỉ Giáo.
1) Ủng hộ chánh pháp của Đức Phật: Dharma Guardian—Dharma protector—To protect and maintain the Buddha-truth.
2) Tên của ngài Dharmapala, người nam Ấn, một học giả nổi tiếng trong giới Phật học. Sanh ra sau khi Phật nhập Niết Bàn 1000 năm. Hộ Pháp nhìn nhận sự khác biệt giữa tướng (laksana) và tánh (svabhava) của các pháp, tức Chân, Như (Tathata). Ý kiến của ông được xem như là thuộc thế tục đế (lý thế luận) chứ không thuộc đệ nhất nghĩa đế (paramartha satya). Thế tục đế cho rằng sự và lý luôn luôn song hành và ta không bao giờ có thể phân biệt được chúng bằng cách tổng hợp, ý kiến như vậy không đúng hẳn là Đại Thừa mà gồm cả nửa phần Tiểu Thừa cho nên Pháp Tướng Tông được xem như là Bán Đại Thừa: Name of Dharmapala, native of south India, a famous scholar throughout the Buddhist world. He was born 1000 years after the Buddha’s nirvana. Dharmapala recognized the distinction between the specific character (laksana) and the nature (svabhava) of dharma, i.e., Thusness (Tathata). His point of view was that of what is called the ‘worldly truth’ (laukika-satya) and not the ‘highest truth’ (paramartha-satya). The worldly truth assumes the fact and principle always go ‘parallel’ and can never be synthetically identified. Such a view is not quite Mahayanistic but is half Hinayistic, and on that account the Dharmalaksana school is generally classified as quasi-Mahayanistic.
Hộ Pháp Thần,護法神, Bốn vị thần hộ pháp thường thấy nơi cửa vào các chùa hay tự viện—Four Lokapalas, usually seen at the entrance to Buddhist temples or monasteries
Hộ Phù,護符, Bùa được dùng bởi trường phái Mật Tông—A charm used by the esoterics
Hộ Quốc,護國, See Hộ Quốc Tứ Thiên Vương
Hộ Quốc Tứ Thiên Vương: Bốn vị Thiên vương hộ thế—The four Lokapalas, or Rastrapalas, who protect a country—See Hộ Thế Tứ Thiên Vương.
Hộ Tất Na: Hupian (skt)—Theo Eitel trong trung Anh Phật Học Từ Điển, Hộ Tất Na là kinh đô của Vridjisthana, có lẽ là xứ láng giềng của vùng mà bây giờ gọi là Charekoor, nằm về phía bắc của Cabool—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Hupian is the capital of Vridjisthana, probably in the neighbourhood of the present Charekoor, to the north of Cabool.
Hộ Thân,護身, To defend (protect) oneself—Protection of the body, for which the charm last named is used, and also other methods
Hộ Thất: Retreats assistant.
Hộ Thế Giả,護世者, Bốn vị Thần canh giữ tứ phương hay chủ hộ của thế giới—The four Lokapalas or heaven kings—See Hộ Thế Tứ Thiên Vương
Hộ Thế Tứ Thiên Vương,護世四天王, Bốn vị Thiên vương ở cõi Trời Tứ Thiên Vương, mỗi vị canh giữ một phương, ý nói Thần Hộ Pháp. Cõi Trời thứ nhứt nầy nằm giữa chừng núi Tu Di. Mỗi vị mỗi hướng, Bắc, Nam, Đông, Tây (Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phương Tiện: “Hộ thế tứ thiên vương là những vị bảo vệ chúng sanh thoát khỏi sự tàn hại của các loài quỷ thần ác độc.”)—Four Heaven kings or Lokapalas of the Heaven of the Four Kings, each protecting one of the four quarters of space, the guardians of the world and of the Buddhist faith. This first-level heaven is halfway up Sumeru Moountain and in each of its directions, North, South, East, West
Hộ Trì,護持, Viharapala (skt)—Hộ trì tự viện hay Tam Bảo—Supporter—Guardian deity of a monastery
Hộ Trì Các Căn:
· Theo Kinh Sa Môn Quả trong Trường Bộ Kinh, Đức Phật đã dạy về một vị Tỳ Kheo Hộ Trì Các Căn—According to the Samannaphala Sutta in the Long Discourses of the Buddha, the Buddha taught about “a guardian of the sense-door.”
· Thế nào là vị Tỳ Kheo hộ trì các căn? Khi mắt thấy sắc, Tỳ Kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, khiến nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện khởi lên, Tỳ Kheo tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, thân cảm xúc, ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, Tỳ Kheo chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng lạc thọ nội tâm, không vẩn đục: How does a monk become a guardian of the sense-door? Here a monk, on seeing a visible object with the eye, does not grasp at its major signs or secondary characteristics. Because greed and sorrow, evil unskilled states, would overwhelm him if he dwelt leaving this eye-faculty unguarded, so he practises guading it, he protects the eye-faculty, develops restraint of the eye-faculty. On hearing a sound with the ear…; on smelling an odour with the nose…; on tasting a flavour with the tongue…; on feeling an object with the body…; on thinking a thought with the mind, he does not grasp at its major signs or secondary characteristics, he develops restraint of the mind-faculty. He experiences within himself the blameless bliss that comes from maintaining this Ariyan guarding of the faculties.
Hộ Trì Phật: Buddha’s supporter.
Hộ Trì Tam Bảo: Supporter of the Triple Gem.
Hộc: Drona (skt).
1) Cái hộc bằng gỗ để chứa đồ—A tub, or wooden vessel.
2) Cái Hộc dùng để đo lường: A measure of capacity—A square wooden vessel, a bushel.
Hộc Phạn Vương: Dronodana (skt)—Tên tiếng Phạn là Đồ Lô Đàn Na, dịch là Cốc Tịnh, là con vua Sư Tử Giáp, là một trong những người em trai của Tịnh Phạn Vương, là cha của Đề Bà Đạt Đa và Mahanama, là chú của Đức Phật—One of the younger brothers of Suddhodana, a prince of Magadha, father of Devadatta and Mahanama, and uncle of Sakyamuni.
Hôi Đầu Thổ Diện,灰頭土面, Bôi tro lên đầu và bôi đất lên mặt (lối tu khổ hạnh của ngoại đạo)—To put ashes on the head and dust on the face
Hôi Hà,灰河, Dòng nham thạch hay lửa, biến tất cả thành tro—A river of lava or fire, reducing all to ashes
Hôi Nhân,灰人, Ngoại đạo dùng một hình tượng bằng tro hay đá vôi được làm để thờ phượng ngày bảy lần bởi người đàn bà mà hôn nhân bị trở ngại vì không được sủng ái—Heretics used an image of ash or lime made and worshipped seven times a day by a woman whose marriage is hindered by unpropitious circumstances
Hôi Sa,灰沙, Những vị Sa Môn tu khổ hạnh bằng cách phủ tro đầy mình, hay tự đốt thịt mình—Ascetics who cover themselves with ashes, or burn their flesh
Hôi Sơn Chủ Bộ: Tông phái Hôi Sơn, một trong hai mươi tông phái Tiểu Thừa—Sect of Limestone hill dwellers, onr of the twenty Hinayana schools.
Hôi Thân Diệt Trí,灰身滅智, Ngoại đạo khổ hạnh cho rằng phá hủy thân thể để diệt tâm mà đạt đến cảnh giới niết bàn—Destruction of the body and annihilation of the mind, for the attainment of nirvana
Hối:
1) Hối hận: Ksama (skt)—To repent—To regret.
2) Hối thúc: To urge—To press—To hurry.
3) Ngày cuối của tháng: The last day of the moon—Night—Dark.
Hối Đường Tổ Tâm: See Tổ Tâm Hối Đường Hoàng Long.
Hối Hả: To hurry.
Hối Hận: Hối hận có nghĩa là cảm thấy tiếc cho những hành động trong quá khứ. Hối hận cho những việc làm bất thiện hay không có đạo đức trong quá khứ là hối hận tích cực; tuy nhiên nếu hối tiếc cho những việc làm tốt trong quá khứ là hối hận tiêu cực—To regret—To repent—Regret can be either a wholesome or unwholesome or neutral mind. Regret is a mind which feels sorrow or remorse about past actions. Regret for negative past actions (non-virtuous) is a positive regret; however, regret for positive past actions (virtuous) is a negative regret.
Hối Quá,悔過, Sám hối tội lỗi với Tam Bảo—To regret one’s faults, or error.
Hối Sám Pháp,悔懺法, Nghi thức phát lồ sám hối tội lỗi—The rules fo repentance and confession—See Tam Chủng Sám Hối, Tác Pháp Sám, Thủ Tướng Sám, and Vô Sanh Hối in Vietnamese-English Section
Hồi Đại Nhập Nhất,廻大入一, Trở về và gia nhập vào Nhất Thừa Giáo (Đại Thừa)—To turn to and enter the One Vehicle of Mahayana
Hồi Hướng,廻向, Parinamana (skt)—To turn towards—To turn something from one person or thing to another—Transference of merit, especially of one’s merits to another
(A) Ý nghĩa của hồi hướng—The meanings of Parinamana:
1) Demitting the good to all others—Dedication—Hồi hướng công đức thiện lành của một người hay một vật, đến cho một người hay một vật khác: Transfer of merit—To turn towards—To turn something from one person or thing to another
2) Hồi hướng công đức là mục tiêu hay hướng đi mà Bồ Tát và Phật đã tận tụy tu hành cứu độ chúng sanh. Đây là một trong những ý niệm đặc biệt nhất trong Phật Giáo Đại Thừa: Transference of merit—The goal or direction of bodhisattva or Buddha which devotes all merits to the salvation of others. This is one of the most outstanding ideas of Mahayana Buddhism.
Hồi Hướng Các Hạnh Lành Cầu Về Tịnh Độ: To dedicate (transfer) all the merits and virtues towardrebirth in the Pure Land.
Hồi Hướng Tịnh Độ: Transference of merits to the Pure Land—Sau khi niệm Phật, hành giả phải dùng tâm chí thành hồi hướng. Hành giả có thể nguyện phát tâm Bồ đề, một lòng quy mạng Đức A Di Đà, và sanh về cõi Tây phương Tịnh Độ. Sau đó hành giả dùng tâm chí thành lập lại lời nguyện thứ 18 trong Tứ Thập Bát nguyện của Đức A Di Đà như sau—After recitation with an utterly sincere mind, practictioner should transfer the merits by promising to develop the Bodhicitta (Bodhi mind) and earnestly taking refuge in Amitabha Buddha and seeking rebirth in the Pure Land, then making the 18th vow of Amitabha Buddha as follows:
· “Nếu chúng sanh nào muốn về nước ta, hết lòng xưng danh cho đến mười lần, như không được sanh về, ta thề không thành Phật”—“If any sentient beings wishing to be reborn in my land, recite my name with utmost sincerity up to ten times, yet doesn’t achieve rebirth, I will not become a Buddha.”
· Sau khi lập lại lời nguyện của Phật xong, hành giả tự phát nguyện: “Con nguyện nương nhờ Phật lực, dứt trừ chướng ngại, tội diệt phước sanh, lúc lâm chung biết trước ngày giờ, cũng như được Phật và Thánh chúng tiếp dẫn vãng sanh, thượng phẩm thượng sanh, chóng ngộ Phật thừa cứu độ chúng sanh muôn loài.”—After repeating the 18th vow of Amitabha, practictioner should make a self-vow as follow: “I vow to seek the assistance of the Buddha’s compassionate power to transgression and all other obstructions, at the same time to develop merits and virtues. I will have the ability to know in advance the day and time of my passing away, I will then be welcome and escorted by Amitabha Buddha and all saints, to swiftly awaken the Buddhahood and rescue all other sentient beings.”
Hồi Kị,囘忌, The days on which the day of death is remembered
Hồi Lễ,囘禮, Đáp lễ—To return or acknowledge a courteousy or gift
Hồi Lý Hướng Sự: To turn from theory to practice.
Hồi Ngộ,囘悟, To turn and apprehend—To be converted to Buddhism
Hồi Nhân Hướng Quả: Chuyển từ nhân đến quả—To turn from cause to effect.
Hồi Quang Phản Chiếu,囘光返照, Hồi quang biến chiếu—Phản quang tự kỷ hay tự soi lại lấy mình—To turn the light inwards on oneself, or to concern oneself with one’s own duty
Hồi Sự Hướng Lý: To turn form practice to theory.
Hồi Tài,囘財, Payment by a donor of sums already expended at his request by a monastery
Hồi Tâm,廻心, Hối cải mà quay về với Đại Thừa—To turn the mind or heart towards Mahayana—To regret—To repent.
Hồi Tâm Giới,囘心戒, Commandments bestowed on the converted or repentant
Hồi Tâm Sám Hối: Chuyển tâm từ xấu ác trở vể lương hảo—To turn the mind from evil to good—To repent.
Hồi Thế Hướng Xuất Thế: To turn from this world to what is beyond this world—To turn from the worldly to the unworldly.
Hồi Thú,囘趣, Hồi tâm hướng theo đạo Phật—To turn from other things to Buddhism
Hồi Tiểu Hướng Đại,囘小向大, Chuyển từ tự lợi đến lợi tha—To turn from self-benefit to benefiting others
Hội Chúng,會衆, Hội họp toàn thể những thành viên trong Tăng đoàn—To assemble the community, or company; to meet all.
Hội Dịch,會繹, To assemble and explain the meaning; to comprehend and explain
1) Gặp gỡ: To meet with.
2) Hiểu rõ: To comprehend—To understand.
Hội Hạ,會下, Vị Tăng kém tuổi hạ trong giáo đoàn—The lower, or junior member of an assembly, or company.
Hội Tam Quy Nhất,會三歸一, Quy tụ tam thừa về nhất thừa như lời thuyết giảng của Phật trong Kinh Pháp Hoa (trước kia Phật thuyết tam thừa chỉ là phương tiện để dẫn dụ chúng sanh mà thôi)—To unite the three vehicles in one, as in the Lotus sutra
Hội Thông,會通, Giải quyết và thống nhất những tư tưởng dị biệt—To compare and adjust; compound; to bring into agreement; to solve and unify conflicting ideas
Hội Thức,會式, Phương thức hay quy luật của giáo đoàn—The manners, customs, or rules of an assembly, or community
Hội Thương: To meet and to negotiate.
Hôn Cổ,昏鼓, Loại trống để đánh báo hiệu giờ khắc buổi tối (ba hồi trống mỗi hồi đánh 120 dùi)—The bell, or drum, at dusk
Hôn Mặc Đa,昏默多, Kandat (skt)—Thủ đô của Tamasthiti, có lẽ là Kunduz, nhưng theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển thì Kundoot lại cách Jshtrakh 40 dậm về phía bắc—The capital of Tamasthiti, perhaps the modern Kunduz, but according to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, “Kundoot is about 40 miles north of Jshtrakh.
Hôn Thành,昏城, Thành lũy tối tăm, chỗ mà kẻ phàm phu hôn ám nương náu—The dim city, the abode of the common, unenlightened man
Hôn Thức,昏識, Kiến thức hôn ám mê muội—Dull or confused knowledge
Hôn Trầm,惛沈, Thina (p)—Dullness (thẩn thờ)—Idleness (ngầy ngật)—Sloth—Torpor—Sunk in stupor—To lose consciousness—Khi hành thiền, thỉnh thoảng trạng thái tâm của hành giả rơi vào một vùng nặng nề tối ám (mê mờ) và buồn ngủ, đây là vọng chướng hôn trầm—When practicing meditation, sometimes cultivators drift into a dark heavy mental state, akin to sleep, this is the delusive obstruction of drowsiness.
Hôn Trầm Thụy Miên: Thinamiddham (p)—Sloth and torpor.
Hôn Túy,昏醉, Matta (skt)—Say lúy túy—Drunk—Intoxicated
Hồn:
1) Tâm thức: Vijnana (skt)—Mind—Soul—Conscious mind.
2) Thần thức: Spirit—Soul (of the dead).
Hồn Phách,魂魄, Tên gọi khác của tâm thân. Hồn là tâm thức, có diệu dụng nhưng không có hình hài, phách là hình thể và là chỗ cho tâm thức nương vào—Animus and anima—The spiritual nature or mind, and the animal soul; the two are defined as mind and body or mental and physical, the invisible soul inhabiting in the visible body, the former being celestial, the latter terrestrial
Hồn Thần: Tên gọi khác của tâm thức. Tiểu Thừa lập ra sáu thức, Đại Thừa lập ra tám thức nầy đối với nhục thể gọi là “hồn thần,” mà ngoại đạo gọi là “linh hồn”—Another name for “Consciousness.” Hinayana considered the six kinds of consciousness as “Vijnana.” Mahayana considered the eight kinds of consciousness as “Vijnana.” Externalists considered “vijnana” as a soul.
Hồng Giáo,紅教, Hồng Y Phái—Phái Lạt Ma áo đỏ của Tây Tạng (giáo chủ được phép lấy vợ và kế truyền theo huyết thống). Môn phái nầy lưu hành ở phía nam Tây Tạng—The red sect, i.e. the Zva-dmar, or Shamar, the lder Lamaistic sect of Tibet, who wear red clothes and hats. This sect is popular in southern Tibet
Hồng Liên Đại Hồng Liên: Maha-padma (skt)—See Địa Ngục (b) (8).
Hồng Liên Hoa,紅蓮花, Padma (skt)—Bông sen đỏ—The red lotus
Hồng Liên Địa Ngục,紅蓮地獄, Bát Đặc Ma Địa Ngục—Địa ngục được gọi theo tên “hồng liên,” là địa ngục thứ bảy trong bát hàn địa ngục, nơi mà da thịt của tội nhân vì quá lạnh mà nở toét ra như những cánh sen đỏ—The hell called after the name of the Padma (red lotus), the seventh of the eight cold hells, where flesh of the sufferers bursts open like red lotuses
Hồng Phúc:
1) Đại hạnh phúc: Great happiness.
Hốt Lẫm,忽懍, Khulm (skt)—Một vương quốc cổ nằm giữa Balkh and Kunduz—An ancient kingdom and city between Balkh and Kunduz
Hốt Lộ Ma,忽露摩, Shaduman (skt)—Một khu vực trong xứ Tukhara thời cổ, nằm về phía bắc của Wakhan—A district of ancient Tukhara, north of Wakhan
Hột Lợi Đà Da,紇利陀耶, Hrdaya (skt)—Hãn Lật Đà—Hột Lý Đà Da—Hột Lý Na Da—Hột Lý Nãi Da—Chân thực tâm hay kiên thực tâm. Có chỗ nói là “nhục đoàn tâm hay hột lý đà da,” có chỗ lại cho là “kiên thực tâm hay can lật đà da.”—The heart—The mind—Some forms are applied to the physical heart, others somewhat discriminately to the tathagata-heart, or the true, natural, innocent heart.
Hột Lộ Tất Nê,紇露悉泥, Hrosminkan or Semenghan (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Hột Lộ Tất Nê là một vương quốc cổ gần hai thành Kulm và Kunduz, thuộc vùng bắc Ấn Độ—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Hrosminkan is an ancient kingdom near Khulm and Kunduz, northern India
Hột Lý,紇哩, Hrih [Ha-Ra-I-Ah] (skt)—Hột Lý Câu—Chủng tử của Đức A Di Đà và Đức Quán Thế Âm (hột-lý hay “ha-ra-i-ah” là câu chân ngôn, tất cả cung điện, cây cối, ao báu, chim chóc ở cõi Cực Lạc đều do chữ Hột Lý nầy mà sanh ra)—A germ-word of Amitabha and Kuan-Yin
Hột Lý Câu: Hrih (skt)—See Hột Lý.
1) Chấp mười ngón tay hay hai bàn tay vào nhau: To bring the ten fingers or two palms together.
2) Anjali (skt)—Chấp hay tay chào—Hay bàn tay chấp vào nhau—Hai bàn tay để bên nhau trong tư thế khất thực, nâng từ từ lên trán như một dấu hiệu khẩn khoản và tôn kính—Salutation with joined hands—Joining the palms together—The open hands placed side by side and slightly holowed (as if by a beggar to receive food; hence when raised to the forehead, a mark of supplication) reverence, salutation—For more information, please see Anjali in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.
Hợp Liên Hoa,合蓮華, Hoa sen búp. Mật giáo dùng để ví với tâm của phàm phu—A closed lotus flower. Esoteric Buddhism utilizes this term to indicate ordinary people’s mind
Huyền Tráng,奘奉,Hsuan-Tsang (596-664)
see Hsuan-Tsang below.
Huyền Trang,玄奘,Hsuan-Tsang (596-664)
Huyền Trang
Video Yogacara Basic Doctrines
(I) Hsuan-Tsang’s biography—Tiểu sử của Ngài Huyền Trang: 1) A Famous Chinese Monk (600-664 AD), one of the most influential figures of Chinese Buddhism. He was fully ordained in 622 and spent sixteen years in India (627-643), during which he traveled all over the subcontinent (maybe in between 627 and 629) and he got back to China in 643 and presented his collection of 657 works, beside many images, pictures and 150 relics (some said his famous pilgrim throughout India was from 629 to 645). He also presented the manuscript of his famous “Record of Western Countries” (Đại Đường Tây Vực Ký), which is a valuable source of information about Indian Buddhism during this period—Vị Tăng nổi tiếng Trung quốc vào năm (600-664) sau Tây Lịch, một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn của Phật giáo Trung Hoa. Ông thọ giới cụ túc năm 622 và đã làm một cuộc hành hương Ấn Độ có lẽ giữa những năm 627 và 629 và trở về Trung quốc vào năm 643, ông đã thâu thập được 657 quyển, nhiều tranh tượng và 150 xá lợi (có sách nói cuộc hành hương khắp xứ Ấn Độ nổi tiếng của ông từ năm 629 đến năm 645). Ông cũng đã trước tác quyển “Đại Đường Tây Vực Ký,” là một nguồn tài liệu có giá trị về Phật giáo Ấn Độ thời bấy giờ. 2) While in India, he studied Yogacara philosophy with Silabhadra. When he returned to China, he and his student K’uei-Chi (623-682) established a Chinese Yogacara (Consciousness-Only) school, also called Fa-Hsiang school. Hsuan-Tsang started a new epoch in the history of the translation of sutras, and his translations are called the ‘new translations,’ in contrast to the ‘Old Translations’ of those done before him—Trong lúc lưu lại Ấn Độ, ông đã nghiên cứu triết lý Du Già với ngài Giới Hiền. Khi trở về Trung quốc ông và đệ tử là Quy-Chi đã sáng lập ra trường phái Du Già và ông cũng được coi như là người sáng lập ra tông Pháp Tướng tại Trung Quốc. Huyền Trang đã bắt đầu một kỷ nguyên lịch sử mới về phiên dịch kinh điển, và những tác phẩm phiên dịch của ông được người ta gọi là “Tân Dịch,” để đối lại với những dịch phẩm “Cựu Dịch” của những người trước ông.
Video Huineng: Chan/Zen Master
Huệ Năng: 惠能, 慧能, Hui-Neng—The sixth patriarch of Zen (Ch’an) in China. He was one of the most important Zen masters who had brought new qualities to the Zen in China which were totally independent with that of India. He is the author of the only Chinese work (The Sutra Spoken from the High Seat of the Dharma Treasure) that later was attributed the status of a sutra. According to this sutra, Hui-Neng came from a poor family, had hardly any form of education, he had to do as a woodcuter to support his old mother. One day he passed by a village and heard someone in the house he had just sold firewood reciting the Diamond Sutra. Hearing the sentence, “Let your mind flow freely without dwelling (or fixating) on anything,” he had an enlightenment experience. After learning that the man was a lay follower of Master Hung-Jen, Hui-Neng decided to go to Mount Huang-Mei to learn dharma with the master. After the first meeting, Heng-Jen immediately recognized his potential, but did not accept him as a disciple right away. He had Hui-Neng begin as a kitchen helper. When it was time for transmitting the patriarchate to a successor, he requested the monks of the monastery to express their experience of Zen in a poem and to submit verses so he could determine who was the best suited to be his dharma-successor. Only Shen–Hsiu, the most intellectually brilliant of his students and the head monk, highly esteemed by all the monks, wrote a poem comparing the human body with the bodhi-tree and the mind with a stand holding a mirror that must be continuously cleaned to keep it free from dust. Hui-Neng was working in the kitchen at the time he heard people talking about this poem, he asked a visitor to write his answer as follow: Fundamentally bodhi is no tree, Nor is a clear mirror a stand, Since everything is primordially empty, What is there for dust to cling to ? After hearing of the two sets of verses from both Shen-Hsiu and Hui-Neng, Heng-Jen recognized in Hui-Neng’s lines a level of experience far deeper than that of Shen-hsiu and decided to make Hui-Neng his successor; however, fearing Shen-Hsiu’s jealousy, he sent for Hui-Neng secretly in the middle of the night and gave him robe and bowl as a sign of confirmation as the sixth patriarch of Chinese Ch’an. Heng-Jen urged Hui-Neng to go go hiding in the south. So Hui-Neng became an official Dharma successor of the fifth patriarch Hung-Jen. After 15 years of hiding, he went to Fa-hsin monastery (at the time he was still not even ordained as a monk) in Kuang Chou, where his famous dialogue with the monks who were arguing whether it was the banner or the wind in motion, took place. When Ying-Tsung, the dharma master of the monastery, heard about this, he said to Hui-Neng, “You are surely no ordinary man. Long ago I heard that the dharma successor of Heng-Jen robe of Huang Mei had come to the south. Isn’t that you ?” Then Hui-Neng let it be known that he was the dharma successor of Heng-Jen and the holder of the patriarchate. Master Ying-Tsung had Hui-Neng’s head shaved, ordained him as a monk, and requested Hui-neng to be his teacher. Hui-Neng began his work as a Ch’an master, first in Fa-Hsin monastery, then in Pao-Lin near Ts’ao-Ch’i. Hui-Neng and his Ch’an followers began the golden age of Ch’an and they strongly rejected method of mere book learning. After the passing away of the fifth patriarch Hung-Jen, the succession was challenged by Shen-Hsiu, who considered himself as the dharma-successor to Hung-Jen, and founder of the “Northern School,” which stressed on a “gradual awakening.” While in the South, Hui-Neng was considered to be the real dharma successor of Hung-Jen, and the founder of the “Southern School,” which emphasized on “sudden awakening.” Soon afterwards the Northern School died out within a few generations, but the Southern School continued to be the dominant tradition, and contemporary Zen lineages from China, Japan, Korea and Vietnam, etc…, trace themselves back to Hui-Neng. After his death, the institution of the patriarchate came to an end, since he did not name any dharma-successor—Huệ Năng, tổ thứ sáu của dòng thiền Trung Quốc, một thiền sư quan trọng đã mang lại cho dòng thiền Trung Quốc một sắc thái đặc biệt, độc lập với dòng thiền Ấn độ. Ngài là tác giả của quyển Pháp Bảo Đàn mà về sau nầy người ta xếp nó vào hàng một trong những kinh điển lớn của Phật giáo Trung Hoa. Dựa vào quyển sách nầy thì Ngài xuất thân từ gia đình nghèo, không được học hành chi cả, ngài phải ngày ngày vào rừng kiếm củi nuôi mẹ già. Một hôm Ngài đi ngang một xóm nhà nghe một người đọc kinh Kim Cang, đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm,” Ngài bỗng Đại ngộ. Ngài biết người có kinh Kim Cang kia là đệ tử tại gia của Đại sư Hoằng Nhẫn, nên Ngài quyết chí tìm đến núi Hoàng Mai thọ giáo. Tuy Hoằng Nhẫn nhận ra ngay phẩm chất của Huệ Năng, nhưng Hoằng Nhẫn không nhận Huệ Năng làm đệ tử liền, mà vẫn để Ngài làm phụ bếp. Đến khi Hoằng Nhẫn thấy rằng đã đến lúc truyền trao tổ vị, ngài mới truyền cho chúng làm kệ nói về kiến giải thiền của mình rồi trình lên cho Ngài quyết định xem coi ai là người thích hợp nhất trong vị trí người kế vị tổ. Chỉ có Thần Tú, môn đồ xuất sắc nhất về trí tuệ, là giáo thọ trong chúng, cũng là người được đồ chúng trọng vọng và tin tưởng về khả năng kế vị, soạn một khổ thơ trong đó ông so sánh thân người như cây Bồ đề và tâm với một tấm gương sáng đặt trên giá, phải được lau chùi bụi bặm thường xuyên (Thân thị bồ đề thọ, Tâm như minh kính đài, Thời thời thường phât thức, Vật xử nhạ trần ai). Khi ấy Huệ Năng trong nhà bếp nghe nói tới bài thơ, ngài liền nhờ một cư sĩ viếng chùa viết bài họa lại rằng: Bồ đề bổn vô thọ, Minh cảnh diệc phi đài, Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai. Sau khi nghe hai bài kệ trên của Thần Tú và Huệ Năng thì Ngũ tổ Hoằng Nhẫn nhận ra ngay những câu thơ của Huệ Năng có kiến giải thiền sâu sắc hơn của Thần Tú và quyết định Huệ Năng làm người kế vị tổ, nhưng e sợ Thần Tú ganh ghét nên đang đêm Ngài đã trao truyền y bát cho Huệ Năng làm Lục Tổ. Ngũ tổ Hoằng Nhẫn đã thúc dục Huệ Năng xuôi Nam lánh nạn và Huệ Năng đã vâng lời thầy lẫn tránh. Như vậy Huệ Năng trở thành pháp tử chính thức của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Mười lăm năm sau, khi ông vẫn chưa bao giờ được phong làm sư, đến tu viện Pháp Tâm ở Quảng Châu, nơi diễn ra cuộc tranh luận về phướn động hay gió động. Sau khi biết được sự việc, thì pháp sư Ying-Tsung đã nói với Huệ Năng rằng: “Hỡi người anh em thế tục kia, chắc chắn người không phải là một kẻ bình thường. Từ lâu ta đã nghe nói tấm cà sa Hoàng Mai đã bay về phương Nam. Có phải là người không?” Sau đó Huệ Năng cho biết chính ông là người kế vị Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Thầy Ying Tsung liền thí phát cho Huệ Năng và phong chức Ngài làm thầy của mình. Sau đó Lục tổ bắt đầu ở tu viện Pháp Tâm, rồi Bảo Lâm ở Tào Khê. Huệ Năng và Thiền phái của ngài chủ trương đốn ngộ, bác bỏ triệt để việc chỉ học hiểu kinh điển một cách sách vở. Dòng thiền nầy vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay. Trong khi ở phương Bắc thì Thần Tú vẫn tiếp tục thách thức về ngôi vị tổ, và tự coi mình là người sáng lập ra dòng Thiền “Bắc Tông,” là dòng thiền nhấn mạnh về “tiệm ngộ.” Trong khi người ta vẫn xem Huệ Năng là Lục Tổ, và cũng là người sáng lập ra dòng thiền “Nam Tông,” tức dòng thiền “đốn ngộ.” Chẳng bao lâu sau đó thì dòng thiền “Bắc Tông” tàn lụi, nhưng dòng thiền “Nam Tông” trở thành dòng thiền có ưu thế, mà mãi đến hôm nay rất nhiều dòng thiền từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn và Việt Nam, vân vân đều cho rằng mình bắt nguồn từ dòng thiền này. Sau khi Huệ Năng viên tịch, chức vị tổ cũng chấm dứt, vì Ngài không chỉ định người nào kế vị.
| A | Ac | An | B | Be | Bi | Bo | Bu | C | Ch | Co | Cu | D | Di | Du | Đ | Đe | Đi | Đo | Đu | E | G | H | Hi | Ho | Hy | Y-K | L | Le | Li | Lo | Lu | Ly | Ma | Me | Mi | Mo | Mu | N | Ne | Ng | Ni | Nh | No | Nu | O | P | Phe | Phi | Pho | Phu |Q | S | T | Te | Tha | Thă | The | Thi | Tho | Thu | Ti | To | Tr | Tu | Ty | U | V | X | Y |
Click để tra cứu những từ bắt đầu bằng chữ phía trên, sau đó nhấn Ctrl + F để tìm kiếm từ cần tìm