Một trường hợp tái sinh-luân hồi trong cùng một gia đình ở Nhật Bản
Tác giả: Ohkado Masayuki (*)
Tốt nghiệp trường Nhân văn Toàn cầu, Khoa Giáo dục Phổ thông, Đại học Chubu, Nhật Bản.
(Giáo sư thỉnh giảng) Khoa Nghiên cứu Tri giác, Đại học Virginia, Hoa Kỳ.
Xuất bản ngày 15/12/2016
Tạp chí Khám phá Khoa học(Journal of Scientific Exploration), Tập 30, Số 4
- Cậu bé Ấn Độ nhớ và nhận ra gia đình kiếp trước Khoa học gia vào cuộc nghiên cứu
- Chuyện cậu bé tái sinh nhớ lại tiền kiếp chính xác khiến các nhà khoa học kinh ngạc
***
Tóm tắt: Ở Nhật Bản trước chiến tranh, quan niệm về sự đầu thai rất phổ biến và người ta tin rằng một người đã qua đời thường sẽ trở về cùng một gia đình.
Dường như đã có nhiều trường hợp thuộc loại luân hồi trong cùng một gia đình(CORT), được các nhà sư và nhà nghiên cứu dân gian thuật lại một cách giai thoại (ví dụ như: Takatsuka 2005, Yanagida 2013). Nói chung, việc tái sinh-luân hồi không được quan tâm nghiêm túc ở Nhật Bản hiện nay[1], nhưng một số trường hợp thuộc loại luân hồi trong cùng một gia đình(CORT) có xảy ra. Trong bài báo này, một CORT cùng họ hàng với hai đặc điểm đáng chú ý được báo cáo: (1) Nguyên nhân cái chết của người trong kiếp trước là tự sát; (2) Đứa trẻ tuyên bố có ký ức về trạng thái giữa 2 kiếp (trung ấm)[2] có thể được coi là một nguồn thông tin quan trọng về những gì có thể xảy ra sau khi một người tự sát (Klimo & Heath 2006).
Tóm tắt về trường hợp này và Quá trình điều tra
Đây là trường hợp một chàng trai trẻ đã qua đời do tự tử dường như đã trở về với mẹ của mình sau khi được sinh ra bởi người chị(em) cùng cha khác mẹ của mình.
Tôi biết đến trường hợp này qua một bộ phim tài liệu Nhật Bản có tựa đề “Lời hứa với Ông trời”, kể về những đứa trẻ tuyên bố có ký ức trước khi sinh bao gồm ký ức [về khoảng thời gian] giữa kiếp trước cho tới khi được sinh ra[trung ấm] và kiếp trước (Ogikubo 2013), trong đó Kazuya, 9 tuổi, kể về những trải nghiệm của mình sau khi chết ở kiếp trước.
Nhà sản xuất/đạo diễn của bộ phim đã cho phép tôi xem đoạn video phỏng vấn ban đầu với Kazuya, kéo dài khoảng hai giờ. Trong video, Kazuya không kể chi tiết về ký ức tiền kiếp của mình, mà chủ yếu là về nguồn ký ức giữa 2 kiếp của cậu bé.
Trước cuộc phỏng vấn, nguồn thông tin chính về tiền kiếp của cậu ta là một cuốn sách được viết bởi bà của Kazuya là Minamiyama Midori (sau đây gọi tắt là Midori), là một nhà tư vấn và trị liệu[3]. Cuốn sách (Minamiyama 2014) có những câu chuyện về những đứa trẻ tự xưng là có ký ức trước khi sinh, một trong số đó là của Kazuya. Sau khi gọi qua ứng dụng Skype 2 lần với Midori và một lần với Kazuya, Tôi đã phỏng vấn với họ vào ngày 13/02/2016, khi đó Kazuya được 11 tuổi 10 tháng.
Cùng ngày hôm đó, tôi cũng đã phỏng vấn với bà Izumi, mẹ của Kazuya, và ba đứa trẻ khác và mẹ của chúng là Toko. Những đứa trẻ này là Masatoshi (nam, sinh năm 2002), Haruka (nữ, sinh năm 2004) và Soshi (nam, sinh năm 2008) không liên quan trực tiếp đến ký ức tiền kiếp của Kazuya được báo cáo ở đây, nhưng chúng khẳng định là đã ở với Kazuya trong trạng thái/giai đoạn giữa 2 kiếp[11]. Vì vậy, tôi sẽ thảo luận về ký ức của họ trong phần tường thuật những ký ức giữa 2 kiếp của Kazuya. Hai trong số 3 đứa trẻ, Masatoshi và Haruka, cũng xuất hiện trong bộ phim và nói về những kỷ niệm giữa 2 kiếp sống(trung ấm) của chúng với Kazuya. Sau khi hoàn thành và gửi bản thảo đầu tiên, tôi nghe Midori nói rằng Kazuya đã gặp 2 người phụ nữ mà Jun đã huấn luyện bóng rổ khi họ còn là học sinh lớp 6. Tôi đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với những người phụ nữ và Kazuya về những việc đã xảy ra, vì vậy tôi cũng sẽ báo cáo về chúng.
Tính cách kiếp trước
Anh Jun sinh ra là con trai thứ hai của cô Midori và người chồng đầu tiên vào ngày 21/09/1975. Đứa con đầu tiên của họ là anh trai Makoto của Jun, chào đời vào ngày 11/03/1973.
Ngay sau khi Jun được sinh ra, Cô Midori ly hôn và cha mẹ cô (ông bà nội của Jun) đã giúp Midori nuôi dạy Jun và anh trai của cậu. Chính vì vậy, Jun đặc biệt yêu quý ông bà của mình. Sau đó, Midori kết hôn với một người khác và có một cô con gái Izumi sinh ngày 1 tháng 2 năm 1980.
Khi Jun 5 tuổi, cậu bé suy sụp vì một cơn động kinh và bắt đầu phải dùng thuốc. Cậu bé được điều trị/dùng thuốc cho đến khi cậu ấy hơn 20 tuổi một chút.
Vào năm 1997, khi được 21 tuổi, cậu cố gắng giúp đỡ các bạn cùng lớp của Izumi khi họ gặp rắc rối với những gã côn đồ và bị thương nặng trong một trận đánh lộn[4]. Sau đó, cậu bắt đầu có kết giao với những tay xã hội đen. Gia đình cậu, đặc biệt là mẹ cậu, cô Midori, đã làm mọi cách để chấm dứt mối quan hệ giữa họ với nhau.
Jun đã hứa với cô Midori một vài lần để cắt đứt quan hệ với họ, nhưng lời hứa không được thực hiện. Vào ngày 19/12/1997, anh Jun thực hiện một lời hứa khác với Midori là chấm dứt mối quan hệ của anh với những tay xã hội đen và rời nhà để gặp họ. Vào thời điểm đó, cô Midori đã nghỉ việc trước đấy, đến một viện đào tạo kỹ năng làm việc. Trong khi cô ấy ở viện đào tạo, Midori nhận được một cuộc điện thoại từ một người đàn ông cho rằng anh ta sẽ có thể giúp cậu Jun rời nhóm. Anh ấy đang ở bên Jun và nói với cô Midori rằng nỗ lực của anh ấy đã không thành công.
Cô Midori đã rất buồn và bảo Jun thông qua người đàn ông, đến viện để thảo luận vấn đề với cô ấy. Khi anh Jun miễn cưỡng đến đó, Midori đã chỉ trích rất gay gắt cậu ta. Bị choáng ngợp bởi cơn thịnh nộ của người mẹ và cảm giác tội lỗi của chính mình, Jun bỏ chạy khỏi viện. Vào tối cùng ngày, cô Midori nhận được một cuộc điện thoại từ cảnh sát, họ cho cô biết rằng Jun đã tự tử bằng cách nhảy từ một cây cầu trên đường cao tốc. Thời gian anh ấy qua đời ước tính vào khoảng 11 giờ 45 phút tối.
Những Câu nói và Hành vi của Kazuya
Kazuya được sinh ra bởi cô Izumi vào ngày 8 tháng 4 năm 2004, cô là con gái của Midori (em gái cùng cha khác mẹ của Jun) và chồng cô. Cậu sinh sớm 50 ngày trước thời điểm dự kiến, chỉ nặng 1198 gam, Nên cậu bé ngay lập tức được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU). Cậu bé được xuất viện sau 50 ngày, nhưng bị hen cũng như dị ứng (phát triển các phản ứng nhạy cảm dị ứng), và phải đi khám bác sĩ thường xuyên. Cậu bé cũng mắc chứng bệnh “tinh hoàn lạc chỗ” nên đã trải qua cuộc phẫu thuật khi mới một tuổi.
Ngay sau khi Kazuya được sinh ra, cô Izumi và Kazuya đến sống với cô Midori, vì vậy Midori đã có nhiều cơ hội để quan sát sự lớn lên của Kazuya.
Những câu nói và hành vi của Kazuya gợi lên tính cách trước đây(kiếp trước) của cậu bé, đó là Jun, được tóm tắt trong Bảng 1.
Sự cố được mô tả trong Mục 11 ở Bảng 1 là một sự cố quan trọng đối với Midori. Bởi vì những câu nói và hành vi mà cậu bé Kazuya đã thể hiện cho đến nay, cô Midori hầu như tin rằng Kazuya là Jun kiếp trước được tái sinh. Những lời nói của Kazuya chứng thực sự tin tưởng của cô Midori, nhưng đồng thời cũng nhắc nhở Midori về sự thật rằng Kazuya không còn là Jun và cô ấy nên đối xử với cậu bé như một cá nhân độc lập.
Đối với Izumi, mẹ của cậu bé Kazuya, bằng chứng về việc anh trai cùng cha khác mẹ của cô là anh Jun trở lại với tư cách là Kazuya có rất nhiều, nhưng đặc biệt không chối cãi được là sự việc được mô tả ở Mục 9 trong Bảng 1. Cả cô Midori và Izumi đều có mặt khi cậu bé Kazuya gọi bạn thân nhất của Jun bằng biệt danh mà Jun thường gọi cô ấy, điều mà Kazuya không cách nào biết được. Ba người họ (Midori, Izumi, và bạn của Jun) không thể cầm được nước mắt.
Vào thời điểm phỏng vấn, cậu bé Kazuya (11 tuổi 10 tháng) nói rằng ký ức của cậu khi còn là Jun đã mờ dần và cậu không nhớ chi tiết cụ thể về những phát biểu và hành vi của mình (liệt kê trong Bảng 1), ngoại trừ sự việc được mô tả ở Mục 14 trong Bảng 1, diễn ra ngay trước cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, cậu bé nói rằng cậu ấy vẫn có những ký ức về nơi mà cậu ấy đã ở lại sau khi chết trong kiếp trước, điều này chúng ta sẽ thảo luận trong phần tiếp theo.
Những ký ức giữa “2 kiếp” của Kazuya
Những đứa trẻ có ký ức kiếp trước đôi khi khẳng định mình có ký ức [về khoảng thời gian] giữa 2 kiếp sống[6].
Cậu bé Kazuya cũng có những ký ức như vậy, là những điều mà cậu ấy đã nói về trong bộ phim tài liệu năm 2013 (Ogikubo 2013). Vào thời điểm phỏng vấn, cậu ấy vẫn có những ký ức, được tóm tắt lại là:
Sau khi tôi chết, tôi hối hận vì đã tự sát và bước vào ‘phòng suy tư’, đó là một căn phòng tối dành cho những người đã chết, những người hối hận về những gì mà họ đã làm khi còn sống. Tôi đã ở đó một thời gian, suy ngẫm về hành vi trước đây của mình, và khi tôi cảm thấy mình có thể bắt đầu lại từ đầu, tôi quyết định được sinh ra bởi mẹ tôi. Tôi đến đây để mang lại ‘những món quà’ cho những người tôi đã làm tổn thương trước đây [để làm cho những người tôi đã từng làm tổn thương được hạnh phúc].
Cô Midori cũng kể lại rằng khi họ đến Asahina Kiridoshi, một trong 7 con đèo cũ ở Kamakura lần đầu tiên, cậu bé Kazuya đã nói với Midori: “Đây, đây. con đã từng nhìn nơi này từ trên trời! ” Cậu ấy cũng nói: “con đã từng ở đây trước đó”. Lúc đó Kazuya mới 3 tuổi. Khi cậu bé Kazuya lên 5 tuổi, cô Midori lại đưa cậu đến nơi này, và cậu bé nhắc lại rằng cậu đã nhìn nơi này từ trên trời.
Đối với các trường hợp tự tử mà mình đã điều tra, Tiến sĩ Stevenson (năm 2001: trang 219–220) nói rõ:
Có 29 trong số khoảng 2500 người ghi nhớ được cuộc sống về những người đã tự sát. Bốn người trong số những người đã chết này đã vô tình tự bắn vào mình (2 người chết khi họ cầm súng đã nạp đạn bằng nòng và súng đã nổ, 2 người khi đang lau súng đã nạp đạn). Hai người khác đã tự sát chứ không phải bị giết bởi cảnh sát hoặc binh lính sắp bắt họ. 23 người còn lại đã tự kết liễu đời mình khi gặp biến cố trong đời sống , chẳng hạn như phá sản hoặc một mối tình bị cản trở, đối với họ [những việc trên] dường như còn tồi tệ hơn cả cái chết.
Nếu chúng ta coi luân hồi là cách giải thích tốt nhất cho những trường hợp này, thì chúng bác bỏ niềm tin được phổ biến trong một số tôn giáo rằng những người tự sát sống trong Địa ngục trong nhiều thế kỷ hoặc thậm chí vĩnh viễn. Chúng cũng mang đến cho một người đang cân nhắc tự tử một suy nghĩ rằng nó[tự tử] sẽ không kết thúc những rắc rối của họ mà chỉ thay đổi vị trí của họ mà thôi.
Một số người trong nhóm luân hồi này(tức những trường hợp luân hồi có yếu tố tự sát) có những ám ảnh về nguyên nhân xảy ra vụ tự sát, chẳng hạn như súng hoặc chất độc. Ký ức về vụ tự tử không nhất thiết dập tắt khuynh hướng tự tử. Ví dụ như 3 trong số các trường hợp này, lúc thất vọng khi còn nhỏ, đã dọa cha mẹ tự tử; người thứ tư đã thực sự tự sát trong đời thường; và một phần năm[trong số này] nói với tôi rằng anh ta có thể sẽ tự tử nếu anh ta thấy mình trong một tình huống mà anh ta đánh giá là không thể chịu đựng được. Ngoài ra, một người khác (một trường hợp chưa được đối chiếu[nhà nghiên cứu có thể xác nhận lại]) nói với tôi rằng những ký ức về một vụ tự tử trong kiếp trước đã ngăn cản cô ấy tự sát.
BẢNG 1
Những câu nói và hành vi liên quan đến kiếp trước của Kazuya
Mục | Độ tuổi | Những Câu nói /Hành vi của Kazuya |
1 | 8 tháng tuổi | Vào khoảng 11h45’ ngày 19/12/2004 (ngày, tháng, và thời điểm ước tính lúc Jun chết), cậu bé bắt đầu khóc và có một cử chỉ thúc giục mẹ cậu đưa cậu bé lên tầng trên tới căn phòng nơi Jun đã sống. Khi được đưa đến đó, cậu bé đã ngừng khóc và mỉm cười. |
2 | 1 tuổi | Đột ngột ngừng khóc khi nhìn thấy bức tranh vẽ cảnh trong “Con ngựa trắng của Suho” do Jun vẽ khi học lớp 2. |
3 | Khoảng 9 tháng đến 2 tuổi | Thể hiện tình cảm đặc biệt với ông cố của mình, nhắc nhở Midori và Izumi về tình cảm mà Jun đã thể hiện với ông ấy. Từ khoảng 9 tháng tuổi, cậu bé đã đến thăm ông cố nhập viện hàng ngày và lau mặt cho ông như trong Hình 1 cho đến khi ông qua đời. |
4 | 1 tuổi đến 2 tuổi | Gọi ông cố của mình là otosan nghĩa là “cha”, như Jun đã từng làm[10]. |
5 | 1 tuổi đến 11 tuổi | Thể hiện tình cảm đặc biệt với bà cố của mình, nhắc nhở Midori và Izumi về tình cảm mà Jun đã thể hiện với bà ấy. Hình 2 cho thấy Kazuya tổ chức sinh nhật cho bà cố của mình tại viện dưỡng lão. Xem Mục 14 . |
6 | 1 tuổi đến 11 tuổi | Gọi bà cố của mình là okasan có nghĩa là “mẹ”, như Jun đã từng làm[10]. |
7 | 1 tuổi đến nay | Đã và đang gọi Midori (mẹ của Jun hay bà của Kazuya) là “mẹ”, không phải “Bà ngoại” như mong đợi. Khi được mẹ cô ấy nói rằng Midori là bà của anh ấy, cậu ấy khăng khăng rằng cô ấy là mẹ của anh ấy. |
8 | 1 tuổi đến nay | Đã và đang gọi cô Izumi (chị cùng cha khác mẹ của Jun, mẹ của Kazuya) là “Iichan” như cách Jun gọi cô ấy, không phải “mẹ” như mong đợi. |
9 | 2 tuổi | Khi Kazuya gặp người bạn thân nhất của Jun, người vẫn tiếp tục đến nhà anh vào Ngày giỗ của anh ấy, anh ấy gọi cô ấy bằng biệt danh như Jun đã từng. |
10 | 2 tuổi | Trong một cơn hen suyễn, cậu bé nói với Midori: “con không thở được, nhưng con sẽ không chết. Con sẽ sống trong lúc này”. |
11 | 3 tuổi | Đáp lại câu hỏi của Midori: “Con có phải là Jun không?”, cậu ấy nói “Khi con sinh ra từ Mama[cô Midori], con là Jun. Nhưng bây giờ con là Kaju [cố gắng nhưng không thể nói“ Kazu ”]. Bây giờ, con là Kaju. ” |
12 | 5 tuổi | Biết sắp xếp các loại thuốc của mình, điều này khiến Midori nhớ đến cách sắp xếp thuốc của Jun. |
13 | 9 tuổi | Nói rằng: “Con có thể đã chết vì một căn bệnh, nhưng con muốn chết sớm. Con đã không đối mặt với căn bệnh của mình vào lúc đó, nên con hiện giờ đang đối mặt với nó. “ |
14 | 11 tuổi | Sau lễ tang và hỏa táng bà cố (tháng 2/2016), cậu bé nhất quyết mang bình đựng tro cốt đến khi cậu và gia đình về tới nhà. Cậu ấy nói: “Cuối cùng con đã hoàn thành lời hứa với mẹ con [bà cố của Kazuya, bà của Jun],điều mà con không thể thực hiện trước đây,” có nghĩa là: Khi cậu ấy là Jun, cậu bé đã hứa với bà của mình rằng khi bà quá già để đi lại, cậu sẽ cõng bà trên lưng, nhưng vì chết sớm nên cậu đã không thể thực hiện lời hứa của mình. Bây giờ là Kazuya, Cậu ấy đang cõng bà ấy [tro của bà ấy trong bình] và đã hoàn thành lời hứa. |
Trường hợp của Kazuya dường như phù hợp với các trường hợp “chưa hoàn thành việc mong muốn” hơn là các trường hợp [luân hồi có yếu tố] tự tử.
Tiến sĩ Ian Stevenson chỉ ra rằng những nhân cách tiền kiếp thuộc loại CORT thường có [yếu tố] “chưa hoàn thành việc mong muốn”, ám chỉ đến “một người ví dụ như một bà mẹ qua đời và để lại một đứa trẻ sơ sinh hoặc con nhỏ cần cô ấy chăm sóc” (Stevenson 1980: trang 355–358), hoặc “một số người có khoản nợ phải trả (hoặc phải đòi) khi họ chết” (Stevenson 2001: trang 212). Có vẻ như những cảm xúc của Kazuya cũng có thể được coi là một trường hợp của “chưa hoàn thành việc mong muốn”: Anh ấy [tức Jun] đã không thể hiện đủ tình cảm với những người thân thiết với mình khi còn sống; Ngoài ra, anh ta đã làm tổn thương họ nặng nề qua hành vi sai trái của anh ta mà đỉnh điểm là anh ta tự sát, nhưng không đền bù cho họ. Ý thức “chưa hoàn thành việc mong muốn” của anh ấy dường như đặc biệt rõ ràng ở Mục 14 trong Bảng 1.
Haraldsson và Matlock (trong sách, chương 29), những người đã phân tích một số chi tiết 10 trường hợp tự tử được điều tra bởi Ian Stevenson, Dieter Hassler (2013), và một trường hợp mà họ biết qua Facebook, đã chỉ ra rằng khoảng thời gian giữa 2 kiếp (kể từ lúc chết của người tiền kiếp đến khi sinh ra đối tượng[ kiếp này]) trong các trường hợp tự sát ngắn một cách bất thường: 2 ngày; 4 tuần; 5 tuần; 4 đến 8 tuần; 8 tuần; 4 tháng; 10 tháng; 17 tháng; 18 tháng; và 5 năm 9 tháng. Trong trường hợp của Kazuya thì dài hơn: 7 năm 8 tháng. Tuy nhiên, khoảng thời gian giữa 2 kiếp dài hơn này có thể đơn giản là vì Jun, nhân cách kiếp trước của Kazuya có ý định quay lại với Midori, đã phải chờ đợi thai kỳ của người chị cùng cha khác mẹ của mình.
Một điểm thú vị khác trong ký ức giữa 2 kiếp của Kazuya là 3 đứa trẻ mà tôi phỏng vấn đều tuyên bố rằng chúng đã ở cùng Kazuya trong trạng thái giữa 2 kiếp sống và đã hứa với nhau sẽ ở bên nhau khi chúng được sinh ra.
Mặc dù Midori và Toko (mẹ của 3 đứa trẻ) đều không nhớ chính xác thời điểm, vào tháng 7 năm 2008, khi Kazuya 4 tuổi, Kazuya đã gặp họ. Midori và Toko nhớ lại rằng khi 3 đứa trẻ gặp Kazuya lần đầu tiên (có thể là tại hội thảo dành cho các cố vấn mà Midori tổ chức), Masatoshi (đứa lớn nhất trong 3 đứa trẻ) đã nói: “Khi chúng tôi ở trên đó, chúng tôi đã hứa sẽ ở bên nhau (trên trái đất)”, Và 3 đứa khác có vẻ đồng ý với cậu ta. Theo lời kể của Midori, Izumi và Toko, họ rất thân với nhau và 3 đứa trẻ thường xuyên đến nhà Midori để ở cùng Kazuya. Cũng như tác giả, người đã dành hơn 6 tiếng đồng hồ với chúng, chúng trông rất hạnh phúc khi ở bên nhau[8].
Mặc dù ký ức giữa 2 kiếp người của Kazuya và 3 đứa trẻ liên quan đến lời hứa ở bên nhau trên trái đất của chúng không có bất kỳ yếu tố nào có thể xác minh được, nhưng 2 trong số 3 đứa trẻ cũng có những ký ức tương tự như của Kazuya. Cũng giống như Kazuya, thì Masatoshi (13 tuổi 9 tháng tại thời điểm phỏng vấn) và Haruka (12 tuổi 1 tháng vào thời điểm đó) đã tuyên bố rằng trước khi chúng đến nơi mà cả 4 người đã gặp nhau và hứa sẽ cùng nhau sau khi được sinh ra, chúng đã dành một khoảng thời gian trong ‘phòng phản chiếu’, chúng nói chi tiết về những kỷ niệm đó trong bộ phim tài liệu năm 2013, nhưng tại thời điểm phỏng vấn, chúng dường như đã mờ đi và chúng chỉ nhớ những mảnh vụn ấn tượng về nơi tăm tối và cảm giác tội lỗi do hành vi sai trái của chúng trong tiền kiếp.
Trong phim, Haruka (bé gái) kể về những ký ức tiền kiếp của cô khi là một người phụ nữ ích kỷ sống ở một quốc gia châu Á, có thể là Mông Cổ, người bận rộn tiêu tiền của gia đình để trang điểm cho bản thân và không quan tâm đến các thành viên trong gia đình. Sau khi chết, cô thấy không có ai trong gia đình thương tiếc cho cái chết của mình, và cô hối hận về con đường sống mà mình đã theo. Vì vậy, cô ấy bước vào ‘phòng phản chiếu’ và suy ngẫm về hành vi trước đây của mình. Khi cô ấy cảm thấy mình nên bắt đầu lại, cô ấy quyết định được sinh ra một lần nữa. Cô bé cũng nói về việc đến với mẹ mình như một ‘món quà’ để bà vui lòng. Theo lời mẹ của cô, khi Haruka còn nhỏ, bà luôn cố gắng làm hài lòng cô bằng cách tặng cô bé những món quà như những chiếc lá, những bông hoa và những hòn đá xinh đẹp. Trong phim, cậu bé Masatoshi không nói về ký ức tiền kiếp của mình mà nói về ‘căn phòng phản chiếu(suy ngẫm)’ một cách chi tiết. Cậu ấy nhấn mạnh rằng không ai bị ép buộc phải vào phòng, nhưng những người cảm thấy rằng họ đã làm điều gì sai trái sẽ cố tình vào đó để suy ngẫm về hành vi của họ. Vào thời điểm phỏng vấn, cậu ấy nói rằng cậu ấy mơ hồ nhớ mình đã từng tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh trong kiếp trước của mình, và những gì cậu ấy đã làm sau đó có lẽ là nguyên nhân khiến cậu ấy vào ‘phòng phản chiếu(suy ngẫm)’. Cả Haruka và Masatoshi đều không nhớ liệu mẹ hiện tại của họ có bất kỳ mối liên hệ nào với bất kỳ ai trong tiền kiếp của họ hay không.
Vết bớt của Kazuya
Những đứa trẻ có ký ức tiền kiếp thường có vết bớt và dị tật bẩm sinh tương ứng với vết thương, thường là những vết thương gây tử vong, hoặc những vết khác trên cơ thể kiếp trước (Stevenson 1997). Kazuya có một vết bớt rõ ràng trên tay trái, vẫn còn nhìn thấy vào thời điểm phỏng vấn, như trong Hình 3. Theo cô Midori, vết bớt tương ứng với vết bỏng mà Jun phải chịu khi cậu vô tình chạm vào ống xả của một chiếc xe máy lúc tuổi 18 hoặc 19. Bản thân Kazuya không có bất kỳ ký ức nào về sự kiện này, nhưng không biết liệu cậu có ký ức liên quan trước đó hay không vì cô Midori chưa bao giờ hỏi cậu về vết bớt.
“Hội ngộ” với cựu học sinh
Jun là một người chơi bóng rổ giỏi, và khi còn là một học sinh cấp 3, cậu ấy đã đến trường tiểu học mà cậu đã tốt nghiệp một hoặc hai lần một tuần để huấn luyện bóng rổ cho trẻ em của trường.
Trong số những học sinh được Jun huấn luyện vào năm 1994 có hai cô gái sinh đôi tên là Mikoto và Tomomi, lúc đó đang là học sinh lớp 6. Cả hai đều rất ngưỡng mộ Jun, người không coi họ như những đứa trẻ nhỏ như hầu hết những người lớn xung quanh họ đã làm, mà như những người khác. Tomomi đặc biệt thích anh ấy và mang một tấm ảnh chụp anh ấy như một thần tượng. Sau khi tốt nghiệp tiểu học, họ không có cơ hội gặp Jun. Tất nhiên, họ vô cùng sốc khi nghe tin từ mẹ mình rằng Jun tự tử vào năm 1997. Tomomi giữ bức ảnh cho đến năm 19 tuổi (năm 2001). Vào thời điểm đó, họ không biết cô Midori. Midori chỉ gián tiếp biết họ.
Vào thời điểm 17/07/2016, Mikoto, người trong cặp [chị em] song sinh này, lúc này đã 34 tuổi, đã có một buổi “tiệc mừng em bé” được tổ chức tại một phòng khám, nơi con trai cô được sinh ra 2 ngày trước đó. Cô Midori, là cố vấn và một nhà trị liệu, phụ trách buổi tiệc. Trong cuộc trò chuyện với Midori sau buổi tiệc mừng, Mikoto nhận ra rằng Midori là mẹ của Jun và kể về những kỷ niệm của cô với Jun khi cô còn là học sinh lớp 6. Cô Midori nói về câu chuyện của Jun và Kazuya.
Mikoto sở hữu một trang trại, và vào ngày 17/09/2016, Midori và Kazuya đã đến thăm trang trại. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào ngày 17/10/2016, Mikoto đã nói chuyện với tác giả về cuộc gặp gỡ:
Tôi được Midori nói rằng Kazuya là Jun tái sinh, nhưng thật không thể tin được. Jun cao, còn Kazuya là một đứa trẻ lớp 6. Họ tất nhiên là rất khác nhau. Nhưng trong một lần trò chuyện, khi tôi nhìn vào mắt Kazuya ở khoảng cách gần, tôi cảm thấy tôi biết đôi mắt này. Sau đó, tôi bị choáng ngợp và tôi không thể nhìn vào chúng. Tôi tin rằng Kazuya chính là Jun.
Hình 1. Kazuya (9 tháng tuổi) đang lau mặt cho ông cố của mình (ngày 01/012006).
Hình 2. Kazuya (4 tuổi, 2 tháng tuổi) mừng sinh nhật bà cố (ngày 8/3/2009).
Hình 3. Vết bớt của Kazuya trên cánh tay trái.
Về cuộc gặp gỡ này, Kazuya đã nói với tác giả qua điện thoại vào ngày 18/10/2016:
Khi tôi gặp Mikoto lần đầu tiên, cô ấy đã nói với tôi: “Rất vui được gặp cháu”. Tôi không chào lại câu đó với cô ấy vì tôi nghĩ rằng tôi đã gặp cô ấy trước đây. Tôi không nhớ lại chi tiết, nhưng tôi cảm thấy tôi biết cô ấy rất rõ.
Vào ngày 22/09/2016, trang trại của Mikoto tổ chức lễ hội thu hoạch và chị gái song sinh Tomomi cũng như Kazuya và Midori đã đến thăm cô. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào ngày 17/10/2016, Tomomi nói với tác giả về cuộc gặp gỡ:
Tôi gặp Kazuya lần đầu tiên, nhưng tôi cảm thấy mình biết cậu bé rất rõ. Có thể là do tôi được biết rằng Kazuya là Jun tái sinh. Nhưng đó là một cảm giác kỳ lạ. Sau buổi gặp, tôi đã làm một điều rất kỳ lạ. Đó là ngày 14 tháng 10. Tôi đã có cơ hội đến thăm thành phố nơi có trường tiểu học của Kazuya. Tôi đến trường để gặp Kazuya và cung cấp cho cậu ấy thông tin liên lạc của tôi. Tôi là một họa sĩ. Tôi thích ở một mình và tôi thường không cho ai biết địa chỉ của mình, nhưng lần này tôi cảm thấy mình phải giữ liên hệ với cậu bé.
BẢNG 2:
Tiêu chí để đăng ký trường hợp luân hồi (CORT)
- Nói trước về sự tái sinh – không chỉ là “Tôi sẽ tái sinh-đầu thai” mà còn với một số chi tiết cụ thể; ví dụ như về cha mẹ được lựa chọn tái sinh sau đó.
- Một giấc mơ thông báo trước
- Các vết bớt hoặc dị tật bẩm sinh liên quan đến cuộc sống kiếp trước — không chỉ là vết bớt khi sinh hoặc dị tật khác; Ngoài ra, vết bớt /dị tật bẩm sinh cần được chú ý ngay sau khi sinh hoặc trong vài tuần sau đó.
- Những tuyên bố của đối tượng, khi còn nhỏ, về cuộc sống kiếp trước — bản ghi chép của những điều này không nên phụ thuộc vào một mình chủ thể: Ít nhất một người lớn tuổi khác (ví dụ: cha mẹ hoặc anh chị em) phải chứng thực rằng đối tượng đã nói về kiếp trước khi còn là một đứa trẻ.
- Nhận biết theo đối tượng về người hoặc đồ vật mà nhân cách kiếp trước đã quen thuộc.
- Hành vi bất thường của đối tượng — nghĩa là, hành vi không bình thường trong gia đình đối tượng và dường như tương ứng với hành vi tương tự được thể hiện bởi nhân vật được cho là kiếp trước; hoặc có thể được phỏng đoán/ước lượng đối với anh/cô ấy (ví dụ: chứng sợ súng nếu nhân vật kiếp trước đã bị bắn chết).
Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Kazuya được đề cập ở trên, cậu ấy nói: Khi tôi gặp Tomomi lần đầu tiên ở trang trại của Mikoto, tôi cảm thấy tôi biết cô ấy, giống như cảm giác lần đầu tiên tôi gặp Mikoto. Nhưng tôi cảm thấy rõ như vậy khi Tomomi bảo tôi đến gặp cô ấy để chụp ảnh.
Về chuyến thăm của Tomomi đến trường của anh ấy, Kazuya nói:
Các giáo viên đã rất chú ý. Một người phụ nữ không quen biết, không phải là họ hàng của tôi, đến gặp tôi. Có vẻ như họ đã hỏi nhiều câu hỏi, nhưng khi tôi bước vào phòng nơi Tomomi bị chất vấn, các giáo viên trở nên im lặng, và điều đó thật buồn cười. Cuộc gặp gỡ với Tomomi đối với tôi rất tự nhiên.
Mặc dù Kazuya không đưa ra những thông tin chi tiết mà anh ấy không biết trong cuộc sống hiện tại, nhưng phản ứng của Mikoto và Tomomi là rất đáng chú ý. Nó đặc biệt vì cả Mikoto và Tomomi đều chưa từng biết đến những trường hợp thực tế có tính gợi ý đến sự luân hồi-tái sinh.
Về mối liên hệ này, cần chỉ ra điểm rằng Kazuya, người chưa bao giờ được đào tạo về bóng rổ, là một người chơi bóng rổ giỏi bất thường, và theo cậu ấy, cậu ấy thường bị bạn bè hỏi tại sao mình lại chơi bóng rổ giỏi như vậy.
Kết luận
Tucker (2005: trang 27–28) trình bày 6 đặc điểm đáng chú ý của “kiểu trường hợp luân hồi(CORT)” như được trình bày trong Bảng 2. [9]
Trường hợp của Kazuya có các đặc điểm 2, 3, 4 và 5 từ Bảng 2 , và có thể được coi là một ví dụ điển hình của CORT cùng họ hàng. Ngoài ra, trường hợp hiện tại liên quan đến ký ức giữa 2 kiếp sống của một người đã tự sát trong kiếp trước của mình. Như đã kể ở trên, Tiến sĩ Ian Stevenson và các đồng nghiệp của ông đã thu thập được 29 trường hợp tự tử, nhưng không có trường hợp nào kể lại những ký ức trong trạng thái sống giữa 2 kiếp. Điều này cũng đúng với các trường hợp tự tử khác được phân tích bởi Haraldsson và Matlock (trong sách, Chương 29). Vì vậy, trường hợp hiện tại cung cấp một thông tin quý giá về những gì có thể xảy ra sau khi một người tự sát.
Hoan Lee dịch/thienphatgiao.org
- Cậu bé Ấn Độ nhớ và nhận ra gia đình kiếp trước Khoa học gia vào cuộc nghiên cứu
- Chuyện cậu bé tái sinh nhớ lại tiền kiếp chính xác khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Ghi chú
[10] Ghi chú của người dịch: sở dĩ cậu bé Kazuya gọi ông cố của mình là cha và bà cố của mình là mẹ bởi vì kiếp trước của cậu là Jun, được nuôi dạy bởi ông bà nội của mình từ nhỏ sau khi bố mẹ li hôn. Cho nên Jun trong kiếp trước mới gọi ông, bà nội của mình là bố, mẹ. Người dịch đã phải đọc lại nhiều lần câu chuyện mới hiểu được điểm khó hiểu ở mục 4, 5, 6 ở bảng 1. Việc luân hồi tái sinh không được quan tâm đúng mức hiện nay ở Nhật bản một phần nhiều là do khoa học và kinh tế ở Nhật phát triển, người dân lo hưởng thụ hoặc bị cuốn vào việc đời nhiều hơn là để ý tới thực hành tôn giáo. [11] Trong Phật giáo hay gọi là giai đoạn trung ấm hoặc thân trung ấm, hoặc cũng có thể là 1 trong 6 cõi luân hồi.
——-
* Theo quy ước trong tiếng Nhật, tên tác giả được viết theo thứ tự họ trước, sau đó là tên.
[1] Theo hiểu biết của tác giả, không có tài liệu hoặc sách học thuật nào được xuất bản cho đến năm 2009 ở Nhật Bản, mà tác giả trình bày tại một hội nghị về một trường hợp huyền bí-siêu linh xảy ra về thôi miên trở lại kiếp trước.
[2] Thuật ngữ “trí nhớ giữa 2 kiếp” cũng được sử dụng trong Ohkado và Ikegawa (2014) hơi khác với thuật ngữ “ký ức gián đoạn” được sử dụng bởi Tiến sĩ Ian Stevenson (ví dụ: Stevenson 1980: trang 50) và những người khác. Loại thứ nhất đề cập đến những ký ức về khoảng thời gian từ khi nhân vật kiếp trước chết đi đến khi thụ thai, trong khi loại thứ 2 đề cập đến những ký ức về khoảng thời gian giữa cái chết của một nhân cách ở tiền kiếp đến khi được sinh ra. Tôi nghĩ thuật ngữ “ký ức trong bụng mẹ” thích hợp hơn để chỉ những ký ức về khoảng thời gian từ khi thụ thai đến khi sinh.
[3] Một lần nữa, theo quy ước trong tiếng Nhật, tên được viết bằng thứ tự họ trước, tên sau.
[4] Những đứa trẻ cũng là học sinh của một trường tư do Midori quản lý vào thời điểm đó.
[5] Midori đã viết về ước mơ của cô ấy trong cuốn sách năm 2013 của cô ấy. Những tuyên bố và hành vi của Kazuya mục 2, 7, 10, 11 và 13 trong Bảng 1 cũng được thuật lại trong cuốn sách.
[6] Sharma và Tucker (2004) thảo luận về các trường hợp trẻ em có ký ức tiền kiếp cũng có những ký ức gián đoạn. Ohkado và Ikegawa (2014) cho rằng những đứa trẻ có những ký ức này được xem như là một nhóm phụ của những đứa trẻ có những ký ức trước khi sinh và thời kỳ mang thai theo một nghĩa rộng hơn. Ohkado (2015) trình bày kết quả của một cuộc khảo sát trên Internet từ quan điểm đó. Matlock và Giesler-Petersen (trong sách) so sánh ký ức gián đoạn của trẻ em châu Á và phương Tây, cho thấy những đặc điểm chung và sự khác nhau về văn hóa.
[7]. Midori đã đến nơi này nhiều lần với Jun. Vì vậy, nhận xét của cậu ấy ở đây có thể có nghĩa là cậu ấy đã ở đây trong kiếp trước với tư cách là Jun.
[8] Tôi biết 2 trường hợp khác mà các cô gái từ các gia đình khác nhau đã nói chuyện về những kỷ niệm giữa 2 kiếp sống của mình, nói rằng họ đã hứa sẽ ở bên nhau trên trái đất. Có rất nhiều trường hợp anh chị em nói rằng họ đã hứa sẽ ở bên nhau trên trái đất khi họ đang ở trạng thái giữa 2 kiếp.
[9] Những điều này được sử dụng làm tiêu chí để đăng ký một trường hợp cụ thể trong hồ sơ tại Đại học Virginia. Để đăng ký, một trường hợp phải đáp ứng 2 hoặc nhiều hơn trong số 6 tiêu chí.
Sự công nhận
Nghiên cứu này được phê duyệt bởi Hội đồng xét duyệt của Đại học Chubu (# 260100). Tôi muốn cảm ơn Tiến sĩ James Matlock, người đã đọc phiên bản trước của bài báo này và đã đưa ra những nhận xét vô giá, và hai nhà phê bình ẩn danh của tạp chí này vì những nhận xét hữu ích của họ. Tôi cũng biết ơn Quỹ Tưởng niệm Helene Reeder dành cho Nghiên cứu về Sự sống sau cái chết vì sự hỗ trợ tài chính của họ và Ogikubo Norio đã cho phép tôi xem đoạn video phỏng vấn ban đầu với Kazuya. Tôi đặc biệt biết ơn Midori, Kazuya, Izumi, Toko, Masatoshi, Haruka, Soshi, Mikoto và Tomomi vì đã chia sẻ thời gian của họ cho nghiên cứu hiện tại.
Tài liệu tham khảo được trích:
Haraldsson, E., & Matlock, J. G. (in press). I Saw a Light and Came Here: Children’s Experiences of Reincarnation. Hove, UK: White Crow Books.
Hassler, D. (2013). A new European case of the reincarnation type. Journal of the Society for Psychical Research, 77:19–31.
Klimo, J., & Heath, P. R. (2006). Suicide : What Really Happens in the Afterlife? Berkeley, CA: North Atlantic Books.
Matlock, J. G., & Giesler-Petersen, I. (in press). Asian versus Western intermission memories: Universal features and cultural variations. Journal of Near-Death Studies.
Minamiyama, M. (2014). Mama ga “Iiyo” tte Ittekureta kara Umaretekoretan dayo (I Was Able to Be Born Because Mom Said “Yes”). Tokyo: Zennichi Publishing.
Ogikubo, N. (2013). A Promise with God [Motion Picture]. Japan: Kumanekodo.
Ohkado, M. (2015). Children’s birth, womb, prelife, and past-life memories: Results of an Internet- based survey. Journal of Prenatal and Perinatal Psychology and Health, 30(1):3–16.
Ohkado, M., & Ikegawa, A. (2014). Children with life-between-life memories. Journal of Scientific Exploration, 28(3):477–490.
Sharma, P., & Tucker, J. B. (2004). Cases of the reincarnation type with memories from the intermission between lives. Journal of Near-Death Studies, 23(2):101–118.
Stevenson, I. (1980). Cases of the Reincarnation Type III: Twelve Cases in Lebanon and Turkey.
Charlottesville, VA.: The University Press of Virginia.
Stevenson, I. (1997). Reincarnation and Biology: A Contribution to the Etiology of Birthmarks and Birth Defects (two volumes). London/Westport: Praeger.
Stevenson, I. (2001). Children Who Remember Previous Lives: A Question of Reincarnation, revised edition. Jefferson, NC/London: McFarland & Company.
Takatsuka, A. (2005). Umarekawaru Kodomotachi: Tankai Kan 11 ‘Kouyasan Konkoin Juji Nanigashi no Koto. Mukashibanashi Densetsu Kenkyu, 25:30–35.
Tucker, J. B. (2005). Life Before Life: A Scientific Investigation of Children’s Memories of Previous Lives.
New York: St. Martin’s Press.
Yanagida, K. (2013). Senzo no Hanashi. Tokyo: Kadokawa Gakugei Shuppan.