Tham Công Án là gì? “Công án” là cách phát âm chữ “kun-an” của Trung Hoa và ý nghĩa chính của chữ công án là “một bức công văn đặt trên án thư”. Nhưng từ ngữ này được các Thiền Gia sử dụng một cách hơi khác ở chỗ nó chỉ một đối thoại hoặc một biến cố nào đó xảy ra giữa Thiền Sư và đệ tử của ngài. Chả hạn, một ông Tăng hỏi Động Sơn: “Phật là gì?” Sư đáp: “Ba cân gai”, hoặc: Một ông Tăng hỏi Triệu Châu: “Ý Tổ Đạt Ma từ Tây Trúc qua là thế nào?”, “Cây trắc bá ngoài sân!”. Tất cả các câu chuyện Thiền cả ngắn lẫn dài, đều được kể là công án. Tóm lại, công án có nghĩa là một câu chuyện Thiền, một vấn đề Thiền. Tham công án thường ngụ ý là cố giải quyết một vấn đề Thiền như: “Ai là kẻ niệm Phật?” hay “Tất cả các pháp quy về một, cái một ấy quy về đâu?” hoặc chỉ độc chữ “Vô” (Có nghĩa là không hay hư không); và đại loại như vậy…
- Công án là gì?
- Công án của Phật Thích Ca và tổ Đạt Ma
- Công án Thiền – Nguyên Minh
- Lập đi lập lại câu thoại đầu phải không?
Vì hiện nay công án hầu như đã trở thành một từ ngữ ổn định, được thông dụng ở Tây phương, nên có lẽ không cần luôn luôn dùng nguyên ngữ Trung Hoa “Thoại Đầu” thay cho nó. Vì thế ở đây cả “Công án” và “Thoại đầu” lần lượt được dùng trong ý nghĩa tổng quát và đặc biệt. Ở Trung Hoa các Thiền Đồ hiếm khi dùng chữ “tham công án”, thay vì thế họ dùng chữ “Tham thoại đầu“, có nghĩa là “theo đuổi một thoại đầu”. Thoại đầu này có nghĩa gì ? Thoại có nghĩa là “nói”, “nhận xét”, hay một “câu văn”. Đầu có nghĩa là đầu mút, có thể có nghĩa chỗ khởi đầu hoặc chấm dứt của một cái gì. Như thế, “thoại đầu” có nghĩa là “các đầu của một câu văn”. Ví dụ: “Ai là người niệm Phật?” là một câu văn. Đầu thứ nhất của nó là chữ “ai”. Đặt tâm trí vào chữ “ai” đơn độc này, và cố tìm giải đáp cho câu hỏi đó là một ví dụ của “tham thoại đầu”. Tuy nhiên công án được dùng trong một ý nghĩa rộng hơn thoại đầu nhiều, ám chỉ toàn thể trạng huống hoặc biến cố, trong khi thoại đầu chỉ có nghĩa là các đầu cùng/hoặc chuyên biệt hơn, các chữ hoặc điểm quyết định của vấn đề. Lấy một ví dụ khác, một ông Tăng hỏi Triệu Châu “Con chó có Phật tính không?” Triệu Châu đáp “Vô”, có nghĩa là “Không” (Thiền ngữ – Xin đừng nhầm với “không có Phật tánh” – Chú ý đoạn kế. QM).
Đối thoại này được gọi là một công án. Nhưng người học đang tham công án này không được nghĩ đến cả câu hỏi lẫn câu trả lời. Thay vì thế hắn phải dốc hết tâm trí vào cái chữ đơn độc “Vô”, cái chữ vô độc nhất này được gọi là thoại đầu. Cũng có những giải thích khác về chữ thoại đầu, nhưng giải thích trên cũng đáp ứng đủ cho mục đích hiện tại của chúng ta.
Công án được tham như thế nào? Khi tham công án phải tránh cái gì và bám vào cái gì, người ta sẽ có những kinh nghiệm gì, và nhờ đó người ta sẽ hoàn thành được cái gì? Ta sẽ tìm được các câu trả lời trong các pháp ngữ và tự truyện của các Thiền Sư, những tự truyện đã được lựa chọn cẩn thận từ nhiều nguồn thiết yếu của Thiền .
Thiền Sư Chang Chen Chi
Trau Dồi Phật Pháp Facebook