• Home
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
  • Học Thiền
    • Người mới học
    • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Tổ Sư
      • Thiền Mật Tông
    • Thiền Tông
    • Thiền Nam Tông
    • Khóa Tu Thiền – Niệm Phật
    • Hỏi Đáp
  • Kinh
    • Phạn Ngữ/Hán Tạng
    • kinh Pali
    • Nghe đọc kinh
    • Giảng Giải Kinh
  • Luật & Luận
    • Luận
    • Duy Thức Luận
    • Thắng Pháp
    • Luật
  • Ăn Chay
  • Tâm Linh
    • Tâm linh ngoại cảm
    • Tâm linh và Phật giáo
  • Kim Cang Thừa
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
    • Kiến thức cơ bản
    • Khái niệm cốt lõi
    • Phật Giáo Việt Nam
    • Khoa Học và Phật Giáo
    • Lịch sử Phật Giáo
  • Sách
    • sách thiền Đại Thừa
    • Thiền Tông
    • Sách về Niệm Phật
    • sách thiền Nam Tông
    • sách Kim Cang Thừa
    • Sách Tổng hợp
    • sách hay gợi ý cho bạn
  • Niệm Phật
  • Video
    • Phật Giáo Video
    • Thiền Học Video
  • Hỏi Đáp
  • Sức khỏe – Ẩm thực
No Result
xem toàn bộ kết quả
  • Home
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
  • Học Thiền
    • Người mới học
    • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Tổ Sư
      • Thiền Mật Tông
    • Thiền Tông
    • Thiền Nam Tông
    • Khóa Tu Thiền – Niệm Phật
    • Hỏi Đáp
  • Kinh
    • Phạn Ngữ/Hán Tạng
    • kinh Pali
    • Nghe đọc kinh
    • Giảng Giải Kinh
  • Luật & Luận
    • Luận
    • Duy Thức Luận
    • Thắng Pháp
    • Luật
  • Ăn Chay
  • Tâm Linh
    • Tâm linh ngoại cảm
    • Tâm linh và Phật giáo
  • Kim Cang Thừa
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
    • Kiến thức cơ bản
    • Khái niệm cốt lõi
    • Phật Giáo Việt Nam
    • Khoa Học và Phật Giáo
    • Lịch sử Phật Giáo
  • Sách
    • sách thiền Đại Thừa
    • Thiền Tông
    • Sách về Niệm Phật
    • sách thiền Nam Tông
    • sách Kim Cang Thừa
    • Sách Tổng hợp
    • sách hay gợi ý cho bạn
  • Niệm Phật
  • Video
    • Phật Giáo Video
    • Thiền Học Video
  • Hỏi Đáp
  • Sức khỏe – Ẩm thực
No Result
xem toàn bộ kết quả
Thiền Phật Giáo
No Result
xem toàn bộ kết quả
Trang chủ Kinh Kinh Hán Tạng/Phạn Ngữ

Kinh Đại Bát Niết Bàn – Phẩm Đại Chúng Thưa Hỏi – Phần 2

13 năm trước
A A
Phật Thuyết A Di Đà Kinh – Phim Hoạt Hình Phật Giáo
4.3k
chia sẻ
86.7k
xem
chia sẻ lên Facebookchia sẻ Twitter

Kinh Đại Bát Niết Bàn

Hán dịch: Đàm-vô-sấm
Việt dịch: Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến

QUYỂN 11
PHẨM ĐẠI CHÚNG THƯA HỎI
Phẩm thứ năm– Phần hai

Lúc ấy, Phật bảo Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi rằng: “Vì có nhân duyên nên trong bài kệ ấy Như Lai mới thuyết giảng không trọn nghĩa. Lại cũng có nhân duyên nên chư Phật Như Lai mới thuyết giảng pháp này.

“Thuở ấy, thành Vương Xá có một cô gái tên là Thiện Hiền. Nhân khi về thăm nhà cha mẹ, cô có đến chỗ ta mà quy y Tam bảo, rồi nói ra lời này:

“Hết thảy phụ nữ,

Đều chẳng tự do,

Hết thảy đàn ông,

Tự tại không ngại.”

“Lúc ấy, ta biết được trong lòng cô gái ấy, mới vì cô mà thuyết giảng bài kệ như vậy.[20]

“Văn-thù-sư-lợi! Lành thay, lành thay! Nay ông có thể vì tất cả chúng sanh mà hỏi Như Lai về nghĩa sâu kín như vậy.”

Văn-thù-sư-lợi lại đọc kệ rằng:

“Hết thảy mọi chúng sanh,

Đều sống nhờ ăn uống.

Hết thảy người sức mạnh,

Trong lòng không tật đố.

Hết thảy do ăn uống,

Nên mắc nhiều bệnh khổ,

Hết thảy do tu tịnh,

Nên được hưởng an vui.

“Như vậy, bạch Thế Tôn, hôm nay thọ nhận Thuần-đà cúng dường món ăn thức uống, Như Lai há không có điều lo sợ hay sao?”

Lúc ấy, đức Thế Tôn lại vì Bồ Tát Văn-thù mà đọc kệ rằng:

Chẳng phải mọi chúng sanh,

Đều sống nhờ ăn uống,

Chẳng phải người sức mạnh,

Đều không lòng tật đố.

Chẳng phải đều do ăn,

Nên mắc phải bệnh hoạn,

Chẳng phải ai tịnh hạnh,

Cũng đều được an vui.

“Văn-thù-sư-lợi! Nếu ông có bệnh thì ta cũng vậy, ắt cũng phải có bệnh khổ. Vì sao vậy? Các vị A-la-hán, Bích chi Phật, Bồ Tát, Như Lai, thật không có việc ăn uống. Chỉ vì muốn giáo hóa chúng sanh nên thị hiện thọ dụng vật thực mà vô lượng chúng sanh dâng hiến, khiến họ được trọn vẹn hạnh bố thí, để cứu giúp những cõi địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Nếu nói rằng Như Lai sáu năm khổ hạnh nên thân thể gầy yếu, thật không thể có. Chư Phật Thế Tôn tự mình đã vượt khỏi các cảnh giới hiện hữu, không giống như kẻ phàm phu, làm sao thân thể lại phải gầy yếu? Chư Phật Thế Tôn đã tinh cần tu tập, được thân kim cang [kiên cố], chẳng giống như thân mong manh dễ hư hoại của người đời. Các đệ tử của ta cũng vậy, không thể nghĩ bàn, không phụ thuộc vào sự ăn uống.

“Hết thảy người sức mạnh, trong lòng không tật đố, câu ấy cũng chưa trọn nghĩa. Như người thế gian có khi trọn đời chẳng hề sanh lòng tật đố, nhưng cũng chẳng có sức mạnh gì!

“Hết thảy do ăn uống, nên mắc nhiều bệnh khổ, câu ấy cũng chưa trọn nghĩa. Cũng có những người mắc bệnh do các điều kiện bên ngoài, chẳng hạn như bị thương do mũi nhọn, gươm, đao, giáo, kích…

“Hết thảy do tu tịnh, nên được hưởng an vui, câu ấy cũng chưa trọn nghĩa. Thế gian cũng có những kẻ ngoại đạo, mặc dù tu hạnh thanh tịnh nhưng chịu nhiều khổ não.

“Vì nghĩa ấy, chỗ thuyết giảng của Như Lai hết thảy đều chưa trọn nghĩa. Đó gọi là Như Lai chẳng phải không có nhân duyên mà thuyết ra kệ ấy. Thật có nhân duyên nên mới thuyết giảng.

“Ngày trước, ở nước Ưu-thiền-ni có một người bà-la-môn tên là Cổ-đê-đức, đến chỗ ta ở, muốn thọ pháp Bát quan trai.[21] Lúc đó ta bèn thuyết với ông ấy bài kệ này.”[22]

Lúc ấy, Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Những gì gọi là nghĩa trọn vẹn? Thế nào gọi là nghĩa bao gồm hết thảy?”

“Thiện nam tử! Trừ ra các pháp trợ đạo,[23] còn các thiện pháp an vui thường tồn đều gọi là bao gồm hết thảy. Các pháp này gọi là bao gồm hết thảy, cũng gọi là nghĩa trọn vẹn. Ngoài ra các pháp khác đều có nghĩa trọn vẹn, cũng có nghĩa chưa trọn vẹn. [Hôm nay] ta muốn khiến cho những thiện nam tử ưa chuộng Chánh pháp được rõ biết những ý nghĩa trọn vẹn và chưa trọn vẹn như thế.”[24]

Bồ Tát Ca-diếp trong lòng hết sức vui sướng, vô cùng phấn khích, liền đối trước Phật bạch rằng: “Kỳ lạ thay, Thế Tôn! Ngài xem chúng sanh đều bình đẳng, [hết lòng thương yêu] như La-hầu-la!”

Lúc ấy, Phật khen ngợi Bồ Tát Ca-diếp: “Lành thay, lành thay! Chỗ thấy của ông nay rất sâu xa, mầu nhiệm!”

Bồ Tát Ca-diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Nguyện Như Lai thuyết giảng chỗ được công đức của kinh Đại thừa Đại Niết-bàn này.”

Phật bảo Ca-diếp: “Thiện nam tử! Như có ai được nghe tên kinh này thì các vị Thanh văn, Bích chi Phật không đủ sức tuyên thuyết chỗ được công đức của người đó; chỉ có chư Phật mới có thể biết. Vì sao vậy? Cảnh giới của chư Phật là không thể nghĩ bàn. [Chỉ nghe tên kinh mà còn được công đức như thế], huống chi là những người thọ trì, đọc tụng thông suốt, sao chép trọn quyển kinh này?

Bấy giờ, chư thiên, loài người và a-tu-la liền đối trước Phật, khác miệng đồng lời mà tụng kệ rằng:

Chư Phật khó nghĩ bàn,

Pháp, Tăng cũng như thế.

Cho nên nay khuyến thỉnh,

Xin Phật tạm nán lại.

Tôn giả Đại Ca-diếp,

Cùng với ngài A-nan,

Và đồ chúng hai vị,

Giây lát sẽ đến đây.

Lại vua nước Ma-già,

Đại vương A-xà-thế,

Hết lòng kính tín Phật,

Cũng chưa đến nơi đây.

Thỉnh nguyện đức Như Lai,

Thương xót trụ giây lát,

Ở giữa đại chúng này,

Dứt lưới nghi chúng con.

Lúc ấy, Như Lai vì đại chúng mà nói bài kệ này:

Trưởng tử trong pháp ta,

Ấy là Đại Ca-diếp,

A-nan siêng, tinh tấn,

Dứt được các mối nghi.

Các ông nên xét kỹ

A-nan bậc nghe nhiều,

Tự nhìn được hiểu rõ,

Lẽ thường và vô thường.

Vậy các ông chớ nên,

Ôm lòng lo buồn quá.

Lúc ấy, đại chúng đem mọi vật mà cúng dường Như Lai. Cúng dường Phật rồi, ai nấy đều phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Các vị Bồ Tát số nhiều vô lượng vô biên như cát sông Hằng được chứng đắc địa vị Sơ địa.[25]

Bấy giờ, đức Thế Tôn thọ ký riêng cho Văn-thù-sư-lợi, Bồ Tát Ca-diếp và Thuần-đà. Thọ ký riêng rồi, Phật dạy rằng:

“Các vị thiện nam tử! Mỗi người nên tự tu trong tâm, cẩn thận đừng phóng dật. Nay ta thấy đau ở lưng, khắp thân thể cũng đều đau. Vậy ta muốn nằm như đứa trẻ thơ, cũng như kẻ thường đau yếu.

“Văn-thù và các ông nên vì Bốn bộ chúng[26] mà thuyết rộng Đại pháp. Nay ta đem pháp này giao phó lại cho các ông. Khi nào Ca-diếp và A-nan đến đây, các ông lại sẽ giao phó Chánh pháp này cho hai người ấy.”

Lúc ấy, Như Lai nói xong mấy lời này rồi, vì muốn điều phục chúng sanh nên hiện thân có bệnh, nằm nghiêng về bên mặt, giống như người bệnh.[27]

| Mục lục | Trang tiếp |

Chú Thích

[1] Theo Nam bản thì từ đây bắt đầu quyển 10, phẩm Đại chúng thưa hỏi thứ 17 (Nhất thiết đại chúngsở vấn đệ thập thất). Theo bản dịch Đại Bát Nê-hoàn kinh của ngài Pháp Hiển thì từ đây bắt đầu phẩm Tùy hỷ thứ 18, thuộc quyển 6.

[2] Cõi nước An Lạc ở phương tây: Tức là Cực Lạc thế giới của đức Phật A-di-đà. 

[3] Đàn Ba-la-mật hay Đàn-na Ba-la-mật, dịch nghĩa: Bố thí độ hay Thí độ, một hạnh trong sáu hạnh lớn của hàng Bồ Tát.

[4] Ma-kiệt-đà (Magadha), cũng đọc là Ma-già-đà hay Ma-kiệt-đề, hoặc Ma-yết-đà, là một trong 16 nước lớn ở Ấn Độ vào thời đức Phật. Có thời Ma-kiệt-đà đã từng là quốc gia lớn nhất, kinh đô là thành Vương Xá (Rjagraha). Vào thời đức Phật, vua Tần-bà-sa-la trị vì nước Ma-kiệt-đà, bị con là thái tử A-xà-thế soán ngôi và giam vào ngục cho đến chết. Vị trí hiện nay của Ma-kiệt-đà là thuộc về Nam Bihar, miền Bắc Ấn Độ.

[5] Hộc: đơn vị đo lường ngày xưa, mỗi hộc bằng 10 đấu.

[6] Quạ và chim cú: Chim quạ đi ăn ban ngày, chim cú đi ăn ban đêm, hai loài trái ngược nhau không thể cùng chung sống. Đoạn này ý nói vì đây là điều không thể có nên việc Như Lai dứt tất cả mà vào Niết-bàn vĩnh viễn cũng là không thể có, nên biết rằng Như Lai là thường trụ, chỉ thị hiện Niết-bàn mà thôi. Các đoạn tiếp theo đưa ra những điều không thể có cũng đều đồng một ý tương tự như đoạn này.

[7] Ca-lưu-ca (cũng đọc là ca-lu-ca hay ca-la-ca) và trấn đầu (hay trấn-đầu-ca) là hai thứ trái rất giống nhau, rất khó phân biệt, nhưng trái ca-lưu-ca có độc, ăn vào phải chết, còn trái trấn-đầu là loại trái ăn được. (Xem lại quyển sáu).

[8] Nguyện lực có thể làm cho cây khô sanh ra hoa trái, ý nói sức gia hộ không thể nghĩ bàn của Tam bảo.

[9] Bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni là hai chúng đệ tử xuất gia của Phật, nam và nữ. Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di là hai chúng đệ tử tại gia của Phật, nam và nữ.

[10] Chiên-đà-la (Candala): Trong xã hội Ấn Độ xưa, theo quan điểm của đạo Bà-la-môn, chiên-đà-la là hạng người hèn hạ hơn hết, ở dưới cả bốn giai cấp trong xã hội: Sát-lỵ, Bà-la-môn, Phệ-xà, Thủ-đà-la.

[11] Tức là phiền não, vì phiền não che lấp trí tuệ, làm cho những gì chân chánh không thể hiển lộ.

[12] Nguyên bản dùng dược thụ, trong các kinh văn khác thường dùng dược thọ vương hay dược vương thọ, đều để chỉ thân ứng hiện độ sanh của chư Phật, Bồ Tát, vì các ngài thị hiện cứu thoát mọi khổ nạn cho chúng sanh, ví như cây thuốc chúa là quý nhất trong các loại cây thuốc, có khả năng trị liệutất cả các loại bệnh tật. 

[13] Nghĩa hữu dư, nghĩa vô dư: Nghĩa hữu dư là nghĩa còn có thể bổ khuyết cho đầy đủ. Nghĩa vô dưlà nghĩa trọn vẹn, tuyệt đối, không thể thêm bớt, thay đổi.

[14] Một ví dụ tương tự đã được ông Thuần-đà nêu ra khi đối đáp với ngài Văn-thù-sư-lợi. Xin xem lạitrang 229, Tập 1. Các ví dụ này là những minh họa rõ nét cho giáo lý về “cận tử nghiệp”, cũng là một cơ sở quan trọng trong giáo pháp Tịnh độ. Theo đó, người đã tạo nhiều nghiệp ác nhưng nếu chí thànhsám hối, tu tập pháp niệm Phật thường xuyên cho đến lúc lâm chung thì sẽ được Phật A-di-đà và Thánh chúng tiếp dẫn. Những ai còn hoài nghi về pháp môn Tịnh độ có thể xem đây như một dẫn chứng về sự thuyết dạy của Phật trong kinh điển Đại thừa cũng hoàn toàn phù hợp với giáo nghĩa về Tịnh độ.

[15] Ni-kiền, hay Ni-kiền-đà (Nigaṇṭha), Hán dịch nghĩa là Ly hệ giả, là phái tu ngoại đạo không mặc quần áo (lõa thể), vì cho rằng y phục là sự ràng buộc.

[16] Nguyên bản dùng “lạc thuyết chi biện”, tức một trong Bốn biện tài không ngăn ngại (Tứ vô ngại biện), còn gọi là Lạc thuyết vô ngại biện, chỉ tài biện luận khéo tùy theo căn cơ chúng sanh để giúp người nghe nắm hiểu được Chánh pháp.

[17] Vô gián: không gián đoạn. Những kẻ phạm vào 5 tội nghịch (giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hiệp tăng, làm thân Phật chảy máu) sau khi chết phải đọa vào địa ngục Vô gián (còn gọi là địa ngục A-tỳ), chịu sự hành hạ, đau đớn mãi mãi không gián đoạn.

[18] Ngọc nữ, voi quí, ngựa quí, vị thần chủ kho tàng là bốn món quý do oai đức của vị Chuyển luân Thánh vương mà hóa hiện ra, nên không thể làm hư hoại mất.

[19] Vì bài kệ trên nói rằng “phụ thuộc người khác là khổ” nên không hợp nghĩa trong trường hợp này, vì theo thầy học thì sự phụ thuộc đó không thể gọi là khổ. Tham khảo bản dịch Đại Bát Nê-hoàn kinh nói ý này rõ hơn: Phủ ngưỡng tấn chỉ tất do ư sư, đạo nghệ ký thành vĩnh đắc an lạc. ([Kẻ đi học nghề thì] mọi sanh hoạt, hành vi đều phụ thuộc ông thầy, nhưng khi đã thành nghề thì được an vui mãi mãi.)

[20] Tức là bài kệ vừa nói ở cuối quyển 10:
Hết thảy phụ thuộc người khác, 
Tất phải gọi đó là khổ. 
Hết thảy do mình tự quyết, 
Đó là tự tại an vui.
Những ai kiêu căng khinh mạn, 
Thế lực hết sức bạo ác. 
Những người hiền lành lương thiện, 
Ai ai cũng mến cũng thương.

[21] Nguyên bản dùng “đệ tứ Bát giới trai pháp”, chỉ pháp tu Bát quan trai, hay Bát trai giới: tức là Tám giới, bao gồm: tức là tám điều giới bao gồm: 1. Không giết hại sinh mạng. 2. Không trộm cướp, lường gạt, chiếm đoạt những thứ thuộc về người khác không tự ý đưa cho mình. 3. Giữ Phạm hạnh thanh tịnh, không phạm vào việc dâm dục. 4. Không nói dối, không nói lời không chân thật. 5. Không uống các thứ rượu. 6. Không thoa phết các loại dầu thơm, phấn sáp lên thân thể. 7. Không đi xem, nghe các trò ca múa, đàn hát. 8. Không ngồi nằm trên giường ghế cao rộng. Ngoài ra, người thọ giới còn phải giữ không ăn quá giờ ngọ, nghĩa là chỉ ăn một lần trong ngày vào trước giờ ngọ (giữa trưa). Người thọ Bát quan trai thường là trong một khoảng thời gian một ngày một đêm, từ lúc được truyền giới cho đến lúc xả giới. Rất nhiều chùa hiện nay có tổ chức việc tu tập Bát quan trai giới mỗi tháng một hoặc hai lần, nhưng thường không trọn một ngày một đêm mà chỉ giới hạn trong một ngày thôi. Sở dĩ gọi là “đệ tứ” vì giới luật có hai hình thức là tận hình thọ (thọ giới suốt đời) và nhật dạ thọ (thọ giới trong thời gian một ngày một đêm); giới tận hình thọ có Ngũ giới, Thập giới và Cụ túc giới là 3 loại, nên giới nhật dạ thọ là Bát giới được xem là thứ tư.

[22] Đoạn tương ứng trong bản dịch Đại Bát Nê-hoàn kinh của ngài Pháp Hiển có nội dung khác biệt và có vẻ như hợp lý hơn, xin trích để độc giả tiện tham khảo: Thời hữu Bán Đầu Phạm chí dữ chư đồng chỉ tu thiên từ trai pháp lai nghệ Phật sở, vị hàng phục bỉ linh xả dị kiến nhi thuyết thử kệ. (Bấy giờ có Phạm chí Bán Đầu cùng những người đồng đạo giữ gìn trai pháp tu theo đạo thờ thiên thần, [ta] vì muốn hàng phục bọn họ, muốn làm cho họ từ bỏ kiến giải sai lầm nên mới thuyết bài kệ này.) Phạm chí Bán Đầu cũng là Bà-la-môn Cổ-đê-đức, chỉ là tên dịch nghĩa thay vì phiên âm. Bài kệ trên nói rằng “Chẳng phải ai tịnh hạnh cũng đều được an vui” là chỉ đến việc các ông này tin theo tà kiến, tuy giữ trai pháp thờ phụngthiên thần nhưng vẫn không được an vui.

[23] Tức 37 pháp trợ đạo, hay Tam thập thất đạo phẩm.

[24] Câu tương đương trong bản dịch Đại Bát Nê-hoàn kinh của ngài Pháp Hiển có vẻ như hợp lý hơn: Chư dư chúng sanh nhạo văn pháp giả, Như Lai vị bỉ hoặc hữu dư thuyết, hoặc vô dư thuyết. (Đối với các chúng sanh khác ưa thích được nghe Chánh pháp, Như Lai vì những người ấy mà thuyết nghĩa chưa trọn vẹn, hoặc thuyết nghĩa trọn vẹn.)

[25] Sơ địa: địa vị đầu tiên trong Thập địa, là mười địa vị tu chứng của hàng Bồ Tát.

[26] Bốn bộ chúng, cũng như Bốn chúng, bao gồm hai chúng xuất gia là tỳ-kheo và tỳ-kheo ni; hai chúng tại gia là ưu-bà-tắc (nam cư sĩ) và ưu-bà-di (nữ cư sĩ).

[27] Bản dịch Đại Bát Nê-hoàn kinh của ngài Pháp Hiển đến đây là chấm dứt, hết quyển 6. Nam bản từ sau đây cũng bắt đầu phẩm Hiện bệnh thứ 18 (Hiện bệnh phẩm đệ thập bát.)

| Mục lục | Trang tiếp |

Thẻ: Đoàn Trung Cònkinh dai bat niet ban doan trung conkinh đại bát niết bànNguyễn Minh Tiếnphẩm đại chúng thưa hỏi
Phật Học Cơ Bản – Tập Bốn

Kinh Bách Dụ

Phật Học Cơ Bản – Tập Bốn

Kinh Bách Dụ – Quyển 2

Phật Học Cơ Bản – Tập Bốn

Kinh Bách Dụ – Quyển 3

Phật Học Cơ Bản – Tập Bốn

Kinh Bách Dụ – Quyển 4

Bài Tiếp
Phật Thuyết A Di Đà Kinh – Phim Hoạt Hình Phật Giáo

kinh Đại Bát Niết Bàn – Phẩm Tánh Như Lai - Phần 4

Để lại bình luận Cancel reply

No Result
xem toàn bộ kết quả

Xem nhiều gần đây

Phạn Ngữ/Hán Tạng

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Tịnh dịch

Phật Học Phổ Thông Quyển 1- HT Thích Thiện Hoa

Đạo Phật – Phật Học Phổ Thông

Hành Trình Về Phương Đông

Hành Trình Về Phương Đông

Ngôi nhà chết chóc bí ẩn ở Thái Bình – Kỳ 5 – Cả trăm nhà tâm linh bỏ chạy

Ngôi nhà chết chóc bí ẩn ở Thái Bình – Kỳ 5 – Cả trăm nhà tâm linh bỏ chạy

Những dấu hiệu khi có Lục Thần Thông Thanh Tịnh – Video

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Quyển 2 – Thích Trí Tịnh dịch

Những dấu hiệu khi có Lục Thần Thông Thanh Tịnh – Video

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Quyển 4 – Thích Trí Tịnh dịch

Thienphatgiao.Org@2021
Tâm Buông Xả - Hết Phiền Não
Liên hệ, gửi bài → thienphatgiao.org@gmail.com

  • Trang chủ
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Tâm Linh
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
  • Học Thiền
  • Kinh
  • Luật & Luận
  • Ăn Chay
  • Kim Cang Thừa
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
  • Kiến thức cơ bản
  • Sách Thiền
  • Sách video
  • Hỏi Đáp
  • Tổng Hợp
  • Diễn Đàn Xây Dựng
  • Tin Phiền Não
  • Nghiên cứu Phật học
  • Pháp thoại – Khai thị
  • Ủng Hộ Web/Donate

Nguyện đem công đức này - Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh - Đều trọn thành Phật đạo.

No Result
xem toàn bộ kết quả
  • Home
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
  • Học Thiền
    • Người mới học
    • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Tổ Sư
      • Thiền Mật Tông
    • Thiền Tông
    • Thiền Nam Tông
    • Khóa Tu Thiền – Niệm Phật
    • Hỏi Đáp
  • Kinh
    • Phạn Ngữ/Hán Tạng
    • kinh Pali
    • Nghe đọc kinh
    • Giảng Giải Kinh
  • Luật & Luận
    • Luận
    • Duy Thức Luận
    • Thắng Pháp
    • Luật
  • Ăn Chay
  • Tâm Linh
    • Tâm linh ngoại cảm
    • Tâm linh và Phật giáo
  • Kim Cang Thừa
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
    • Kiến thức cơ bản
    • Khái niệm cốt lõi
    • Phật Giáo Việt Nam
    • Khoa Học và Phật Giáo
    • Lịch sử Phật Giáo
  • Sách
    • sách thiền Đại Thừa
    • Thiền Tông
    • Sách về Niệm Phật
    • sách thiền Nam Tông
    • sách Kim Cang Thừa
    • Sách Tổng hợp
    • sách hay gợi ý cho bạn
  • Niệm Phật
  • Video
    • Phật Giáo Video
    • Thiền Học Video
  • Hỏi Đáp
  • Sức khỏe – Ẩm thực

© 2019 Thienphatgiao.org

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist