• Home
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
  • Học Thiền
    • Người mới học
    • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Tổ Sư
      • Thiền Mật Tông
    • Thiền Nam Tông
    • Khóa Tu Thiền – Niệm Phật
    • Hỏi Đáp
  • Kinh
    • Hán Tạng/Phạn Ngữ
    • kinh Pali
    • Nghe đọc kinh
    • Giảng Giải Kinh
  • Luật & Luận
    • Luận Tạng
    • Duy Thức Luận
    • Vi Diệu Pháp – Thắng Pháp
    • Luật Tạng
  • Ăn Chay
  • Tâm Linh
    • Tâm linh ngoại cảm
    • Tâm linh và Phật giáo
  • Mật Tông
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
    • Kiến thức cơ bản
    • Khái niệm cốt lõi
    • Phật Giáo Việt Nam
    • Khoa Học và Phật Giáo
    • Lịch sử Phật Giáo
  • Sách
    • sách thiền Đại Thừa
    • sách thiền Nam Tông
    • Sách về Niệm Phật
    • sách về Mật Tông
    • Sách Tổng hợp
    • sách hay gợi ý cho bạn
  • Niệm Phật
  • Video
    • Phật Giáo Video
    • Thiền Học Video
  • Hỏi Đáp
No Result
Xem Toàn Bộ Kết Quả
  • Home
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
  • Học Thiền
    • Người mới học
    • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Tổ Sư
      • Thiền Mật Tông
    • Thiền Nam Tông
    • Khóa Tu Thiền – Niệm Phật
    • Hỏi Đáp
  • Kinh
    • Hán Tạng/Phạn Ngữ
    • kinh Pali
    • Nghe đọc kinh
    • Giảng Giải Kinh
  • Luật & Luận
    • Luận Tạng
    • Duy Thức Luận
    • Vi Diệu Pháp – Thắng Pháp
    • Luật Tạng
  • Ăn Chay
  • Tâm Linh
    • Tâm linh ngoại cảm
    • Tâm linh và Phật giáo
  • Mật Tông
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
    • Kiến thức cơ bản
    • Khái niệm cốt lõi
    • Phật Giáo Việt Nam
    • Khoa Học và Phật Giáo
    • Lịch sử Phật Giáo
  • Sách
    • sách thiền Đại Thừa
    • sách thiền Nam Tông
    • Sách về Niệm Phật
    • sách về Mật Tông
    • Sách Tổng hợp
    • sách hay gợi ý cho bạn
  • Niệm Phật
  • Video
    • Phật Giáo Video
    • Thiền Học Video
  • Hỏi Đáp
No Result
Xem Toàn Bộ Kết Quả
Thiền Phật Giáo
No Result
Xem Toàn Bộ Kết Quả
Trang chủ Mật Tông

Lịch Sử Tóm Lược Dòng Truyền Thừa Nyingma

2 năm trước
A A
Thiền Quán Về Đạo Phật – Ni Sư Ayya Khema – Video
4.3k
chia sẻ
86.7k
xem
chia sẻ lên Facebookchia sẻ Twitter

Lịch Sử Tóm Lược
Dòng Truyền Thừa Nyingma
(Ninh Mã, Cổ Mật)

Nyingma có nghiã là Cổ Xưa nên có tên là dòng Cổ Mật nhưng trước đây còn được gọi là dòng Mũ Đỏ.

Những giáo huấn của dòng Nyingma – Cổ Mật thuộc về Cựu Phái Dịch Thuật (Old Translation School) trong khi các dòng Kagyu (thế kỷ 11), Sakya (thế kỷ 11) và Gelug (thế kỷ 14)  đều được xem như là thuộc Tân Phái Dịch Thuật (New Translation School).  

Ngài Mindroling Trichen Rinpoche đời thứ 11, người  nắm giữ dòng truyền thừa  Nyingma, vừa thị tịch vào tháng Hai năm 2008…

Pháp Vương Trisong Detsen và Đức Liên Hoa Sanh

Phật Giáo đặt chân đến đất nước Tây Tạng vào cuối thế kỷ thứ 7 đầu thế kỷ thứ 8 dưới triều đại của vua Songtsen Gampo (617-698).  Nhưng qua đến triều đại của vua Trisong Detsen (790-858) thì Phật Giáo và dòng Cổ Mật mới thật sự bén rễ sâu đậm.  Vua Trison Detsen đã thỉnh mời học giả Kamalashila, Shantarakshita và học giả kiêm đại dịch giả Vimalamitra đến từ Ấn Độ, cùng với đạo sư Mật tông lừng danh Padmasambhava  (Liên Hoa Sanh) đến từ xứ Uddiyana. Ngoài ra, nhà vua còn thỉnh mời thêm các vị học giả tinh thông Tam Tạng Kinh Điển và mười hai vị Tỳ kheo theo truyền thống Thanh-Văn thừa (Sravakayana) đến Tây Tạng để giảng dạy Phật Pháp.

Tu viện Samye và những vị sư Tây Tạng đầu tiên

Ngôi chùa đầu tiên trên đất nước Tây Tạng — tu viện  Samye, đã được vua  Trisong Detsen, đại sư Shantarakshita và đức Liên Hoa Sanh cho xây dựng vào thế kỷ thứ 8, và cũng vào thời điểm đó, những vị tu sĩ Tây Tạng đầu tiên đã được thọ giới tỳ kheo tại tu viện này.  Tại  tu viện Samye cũng thường xuyên tổ chức các cuộc tranh tài biện chứng (debate).

Ngoài ra, trong thời gian đó,  vua Trisong Detsen cũng cho gửi một số nhân tài qua Ấn Độ để tu học và dịch giả Vairotsana là một trong số bảy vị tỳ kheo đầu tiên được gửi đi. Dịch giả Vairotsana tu học về pháp thiền Dzogchen (Đại Viên Mãn) với ngài Shri Singha, một đại đệ tử của ngài Manjushrimitra. Cùng với đức Liên Hoa Sanh và Vimalamitra, dịch giả Vairotsana đã có công lớn trong việc truyền bá giáo lý Đại Viên Mãn tại Tây Tạng.

Sau đó, vào thế kỷ thứ 9, vua Lang Darma, một bạo chúa,  đã hủy báng Tam Bảo và phá hoại chùa chiền, lùng giết chư tăng.  Tuy thế, dòng truyền thừa Cổ Mật vẫn tiếp tục trường tồn trong giai đọan nhiễu nhương này bởi vì dòng Cổ Mật nương vào sức mạnh của truyền thống tu tập của các hành giả du già, không hoàn toàn bị lệ thuộc vào các hệ thống tu viện và các thí chủ giàu có của hoàng triều.

Chín Thừa (Nine Yanas)

Hệ thống  tu tập  của dòng Cổ Mật gồm có Chín Thừa (Nine Yanas) và cũng như các truyền thống tu tập khác của Phật Giáo Tây Tạng, các pháp tu của Chín Thừa bao gồm:

1. Nhân Thừa (Casual Vehicle) là các giáo huấn thuộc về giới luật, quy y và phát tâm Bồ Đề của truyền thống Nguyên Thủy và Đại Thừa.

2. Quả Thừa (Result Vehicle), được chia ra làm hai, gồm có ba Ngoại Mật Điển, và ba Nội Mật Điển (Three Inner Tantras). Ngoại Mật Điển gồm có Kriyayoga, Upayoga và Yoga. Nội Mật Điển gồm có Mahayoga (Đại Du Già), Anuyoga và Atiyoga (Dzongchen/Đại Viên Mãn).

Phương Thức Truyền Pháp

Những pháp tu trên đây đã được truyền giảng dựa vào ba dòng truyền dạy khác nhau:

  1. Dòng Truyền Tâm (direct mind transmission) đến từ dòng tâm thức bất biến của chư Phật.
  2. Dòng truyền qua Biểu Tượng (transmission by symbol) giữa các vị Kim Cương Trì (Vidhyadharas)
  3. Dòng khẩu truyền (oral transmission) được truyền từ Thầy xuống đến trò — từ Garab Dorje, đến Manjushrimita, đến đức Liên Hoa Sanh(Guru Rinpoche), Vimalamitra, Vairochana ,Longchenpa, Jigme Lingpa …

Đức Liên Hoa Sanh và Tàng Bảo Kinh (Terma)

Ngoài ra, trong dòng Cổ Mật còn có thêm cả trăm ngàn các Tàng Bảo Kinh trong truyền thống Terma, là truyền thống của những tài liệu Mật điển  quý giá, phần lớn thuộc về Nội Mật Điển mà đức Liên Hoa Sanh đã sai Thánh nữ Yeshe Tsogyal cất dấu tại các hốc đá, biển hồ, hang động (điạ tàng kinh), hoặc do chính đức Liên Hoa Sanh thọ ký cho các đại đệ tử, ấn ký vào trong giòng tâm thức (tâm tàng kinh) của họ.  Đây là những giáo lý Mật thừa vô cùng quan trọng mà đức Liên Hoa Sanh đã truyền giảng cho Hai Mươi Lăm Đại Đệ Tử.  

Đức Liên Hoa Sanh muốn cất dấu những Tàng Bảo Kinh này để đến khi đúng thời điểm, khi tâm trí con người đủ trưởng thành và sẵn sàng để đón nhận các giáo lý này  thì các tàng kinh ấy sẽ được khai quật.  Rất nhiều các hoá thân của Hai Mươi Lăm Đại Đệ Tử và các đạo sư chứng đắc đã khai quật được những tàng kinh này cho đến ngày hôm nay.  Những vị được giao phó cho nhiệm vụ cao quý này thường được gọi là Terton, có nghĩa là những vị khai quật tàng kinh.

Đây không phải chỉ đơn thuần là những tài liệu đến từ một cõi giới huyền nhiệm nào khác mà chính là đến từ chân tâm đã liễu ngộ của đức Liên Hoa Sanh để lại cho chúng ta.

Longchenpa và Giáo Lý Đại Viên Mãn (Dzogchen)

Trong số các giáo lý nói chung, có truyền thống Vima Nyingtik (Tâm Yếu Của Vima) do ngài Vimalamitra truyền bá tại Tây Tạng, và truyền thống Khandro Nyingtik (Tâm Yếu Của Thiên Nữ) do chính đức Liên Hoa Sanh trao truyền.  Sau này, đại đạo sư Longchen Rabjam (1308-1363) đã kết hợp các giáo lý Tâm Yếu và truyền bá các giáo lý này theo hệ giảng của Longchen Nyingtik (Tâm Yếu Của Đại Quảng Trí).

Ngài Longchen Rabjam hay Longchenpa được kính trọng như là một trong những vị Thầy vĩ đại nhất của truyền thống Cổ Mật Nyingma.  Ngài đã trước tác hơn 250 pho luận giải về rất nhiều các đề tài khác nhau.  Ngài nổi tiếng nhất về các trước tác liên hệ đến pháp thiền Dzogchen hay thiền Đại Viên Mãn. Khi còn tại thế, ngài Lonchenpa có không biết bao nhiêu là đệ tử và thí chủ sẵn sàng cung phụng cho ngài, nhưng ngài đã chọn một cuộc đời bình dị nghèo nàn của một hành giả, tu luyện nơi núi non, hang động.  Ngài tránh việc xây cất chùa chiền, sống rất ẩn dật và thường khuyên đệ tử nên noi theo gương ngài.

Đức Jigme Lingpa

Khoảng bốn trăm năm sau, sau một thời gian dài giáo lý bị thất truyền, vào thế kỷ thứ 18, ngài Jigme Lingpa (1739-1798), còn được biết đến dưới tên Khyentse Ozer,  đã có được những linh kiến của ngài Longchenpa và đã được thọ nhận giáo pháp trực tiếp từ trí tuệ bát nhã của Longchenpa trong thời gian Jigme Lingpa ẩn tu và thiền định trong ba năm tại Chimphu. Năm đó, ngài Jigme Lingpa chỉ mới vừa 28 tuổi. Những giáo lý này đến từ hệ giảng của Longchen Nyingtik, đã được khai mở và thọ ký trong giòng tâm thức của Jigme Lingpa.

Khi được 34 tuổi, ngài Jigme Lingpa rời Chimphu để đi đến Tsering Jong ở miền nam Tây Tạng và dựng lên một thảo am với một học viện chuyên dạy về thiền. Năm 1765, ngài Jigme Lingpa bắt đầu giảng dạy về giáo lý Longchen Nyingtik (Tâm Yếu Của Đại Quảng Trí hay Tâm Yếu Của Đại Toàn Tri).

Đức Ju Mipham

Ngondro –  Các Pháp Chuẩn Bị Thông Thường và Phi Thường

Cho đến ngày hôm nay, giáo lý Lonchen Nyingtik là giáo lý được truyền giảng và thực hành sâu rộng nhất trong dòng Cổ Mật Nyingma. Đầu tiên hành giả được hướng dẫn để thực hành các pháp tu chuẩn bị (Ngondro) gồm có hai phần:

(1)  các pháp chuẩn bị thông thường như quy y, quán chiếu về thân người hiếm quý(thân người khó được), quán chiếu về vô thường, nhân quả và khổ não luân hồi (luân hồi thống khổ), lễ lạy

(2) các pháp chuẩn bị phi thường như thiền quán Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva), cúng dường mạn đà la và hành trì bổn sư du già (Guru Yoga). 

Khi đã hoàn tất các quán chiếu cũng như 100 ngàn  lễ lạy và 100 ngàn lần các pháp thiền quán thì hành giả sẽ được sư phụ trực tiếp chỉ dạy về bản tánh của tâm — trực chỉ chân tâm. Đây là giai đoạn hành giả được trực tiếp hướng dẫn để tu tập theo pháp thiền Dzogchen hay Đại Viên Mãn, bao  gồm cả các pháp du già dựa trên khí mạch vi tế.

–> đọc thêm: Tiểu Sử Đức Mipham Jamyang Namgyal Gyatso (1846-1912) (Ju Mipham Rinpoche)

Dòng Nyingma
Lịch Sử Tóm Lược

  754-797
Vua Trisong Detsen trị vì;
Đức Liên Hoa Sanh,
Shanatarakshita và Vimalamitra hoằng dương Phật Pháp tại Tây Tạng;
dịch giả tỳ kheo Vairotsana được gửi qua Ấn Độ

  775
Tu viện Phật Giáo đầu tiên  Samye được thành lập

  792-794
Tổ chức các cuộc tranh tài biện chứng tại tu viện Samye

 1159
Tu viện Kathog theo truyền thống Nyingma được
thành lập

  1286-1343
Đạo sư Ridzin Kumaradza
(sư phụ của Longchenpa)

 1308-1363
Đạo sư Longchen Rabjam (Longchenpa)

Hậu bán thế kỷ 17
Một số đại tu viện theo truyền thống Nyingma được thành lập:
Tu viện Dorje Drak (1659)
Tu viện Palyul (1665)
Tu viện Mindroling (1676)
Tu viện Dzogchen (1685)

  1730-1798
Đạo sư Jigme Lingpa

  1735
Tu viện Sechen được xây lại trên nền móng cũ

Thế kỷ 19
Phong trào Rimé
“Bất Bộ Phái”

1846-1912
Đạo sư Ju Mipham

–> đọc thêm: Tiểu Sử Đức Mipham Jamyang Namgyal Gyatso (1846-1912) (Ju Mipham Rinpoche)

Tài Liệu Tham Khảo

Reginald Ray, Indestructible Truth:
The Living Spirituality of Tibetan Buddhism (2000)
Reginald Ray, Secret of the Vajra World: The Tantric Buddhism of
Tibet (2001)
Trang nhà:
www.amnyitrulchung.org
www.nalandabodhi.org
www.simhas.org/nyingma.html
www.rangjung.com
www.tibet.com/Buddhism/nyingma/html

Theo : www.vietnalanda.org

Từ khóa: Cổ Mậtlịch sử mật tôngNinh MãNyingmatruyền thừa Nyingma
Mặt Hồ Tĩnh Lặng – Quyển 3 – Thiền sư Ajahn Chah

Nhị Tổ Pháp Loa dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Cát và Đá – Hai người bạn

33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

Khai Thị Quyển 3 – Hòa Thượng Tuyên Hóa – Video

Thiền Sư Trung Hoa – Tập 1

Phật Học Cơ Bản – Tập Bốn

Giáo Khoa Phật Học – Cấp 2

Bài tiếp
Thiền Quán Về Đạo Phật – Ni Sư Ayya Khema – Video

Tiểu Sử Đức Mipham Jamyang Namgyal Gyatso (1846-1912)

Leave a Reply Cancel reply

Xem nhiều gần đây

Báo Ứng Hiện Đời – 7 Tập

Báo Ứng Hiện Đời – 7 Tập

Báo Ứng Hiện Đời – Tập 5 – Nhân Quả Giải Theo Phật Giáo – P3

Báo Ứng Hiện Đời – Tập 5 – Nhân Quả Giải Theo Phật Giáo

Con Người Có Cần Trọn Ðạo Hiếu Hay Chăng?

Phật Học Cơ Bản – Tập Một

Hành Trình Về Phương Đông

Hành Trình Về Phương Đông

Thần Thông – HT. Tuyên Hóa

Đường Mây Qua Xứ Tuyết – Lama Anagarika Govinda

Báo Ứng Hiện Đời – Tập 6 – Giai Nhân Áo Phượng – P3

Báo Ứng Hiện Đời – Tập 6 – Giai Nhân Áo Phượng

Thienphatgiao.Org-2020
Tri Thức Không Có Người Phát Minh
Chỉ Có Người Giác Ngộ, Khám Phá Ra Nó
Liên hệ, gửi bài → thienphatgiao.org@gmail.com

  • Trang chủ
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Tâm Linh
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
  • Học Thiền
  • Kinh
  • Luật & Luận
  • Ăn Chay
  • Mật Tông
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
  • Kiến thức cơ bản
  • Sách Thiền
  • Sách video
  • Hỏi Đáp
  • Tổng Hợp
  • Diễn Đàn Xây Dựng
  • Tin Phiền Não
  • Nghiên cứu Phật học
  • Khai thị Chọn lọc
  • Donate

Nguyện đem công đức này - Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh - Đều trọn thành Phật đạo.

No Result
Xem Toàn Bộ Kết Quả
  • Home
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
  • Học Thiền
    • Người mới học
    • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Tổ Sư
      • Thiền Mật Tông
    • Thiền Nam Tông
    • Khóa Tu Thiền – Niệm Phật
    • Hỏi Đáp
  • Kinh
    • Hán Tạng/Phạn Ngữ
    • kinh Pali
    • Nghe đọc kinh
    • Giảng Giải Kinh
  • Luật & Luận
    • Luận Tạng
    • Duy Thức Luận
    • Vi Diệu Pháp – Thắng Pháp
    • Luật Tạng
  • Ăn Chay
  • Tâm Linh
    • Tâm linh ngoại cảm
    • Tâm linh và Phật giáo
  • Mật Tông
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
    • Kiến thức cơ bản
    • Khái niệm cốt lõi
    • Phật Giáo Việt Nam
    • Khoa Học và Phật Giáo
    • Lịch sử Phật Giáo
  • Sách
    • sách thiền Đại Thừa
    • sách thiền Nam Tông
    • Sách về Niệm Phật
    • sách về Mật Tông
    • Sách Tổng hợp
    • sách hay gợi ý cho bạn
  • Niệm Phật
  • Video
    • Phật Giáo Video
    • Thiền Học Video
  • Hỏi Đáp

© 2019 Thienphatgiao.org

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist