“Giải mã” 10 viên xá lợi Phật an vị ở chùa Bái Đính
Đó là những tinh thể nhiều màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy, trong nước không tan, được tìm thấy trong tro hài cốt của một số nhà tu hành.
Sau khi Xá Lợi Phật được đưa về Việt Nam và an vị tại chùa Bái Đính, nhiều độc giả đã gửi thư đến VTC News với mong muốn tìm hiểu về những viên Ngọc xá lợi Phật này. Qua trao đổi, Đại đức Thích Minh Tiến, ủy viên thư ký hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết giúp bạn đọc có thể “giải mã” những viên ngọc Phật.
Ngọc xá lợi Phật (Ảnh DT).
“Xá lị” là phiên âm của từ “sarira” trong tiếng Phạn, nghĩa đen là “những hạt cứng”. Theo ghi chép trong lịch sử Phật giáo, khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni viên tịch, các tín đồ đã đem thi hài Ngài đi hỏa táng. Sau khi lửa tàn, họ phát hiện trong tro cốt có rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý. Họ đếm được cả thảy 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu. Nó được đặt tên là xá lị (xá lợi), là bảo vật của Phật giáo.
Ngọc xá lợi Phật hay ngọc xá lợi Thánh tăng đối với tín đồ được coi như là kết quả tu tập của những vị đã chính ngộ. Với phật tử, phần kết tinh còn lại đó được mọi người tôn quý như chính chủ nhân của nó và xem đó là sự nhiệm màu của Phật pháp, khẳng định sự tu chứng của Phật, của Thánh tăng mà mọi người đang tôn thờ.
Đại đức Thích Minh Tiến cũng cho biết, hiện nay khi nền khoa học kỹ thuật của nhân loại đã phát triển ở trình độ cao, các viên xá lị vẫn còn tồn tại như một bí ẩn mà chưa có một lời giải thích nào thỏa đáng.
Đại đức Thích Minh Tiến cũng đề cập đến một số số sách viết về xá lợi Phật mà khoa học đã nghiên cứu, trong đó có rất nhiều giả thuyết đã được đặt ra: Các nhà xã hội học cho rằng, do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lị.
Đại đức Thích Minh Tiến giải thích cho độc giả VTC News về 10 viên xá lợi Phật được an vị tại chùa Bái Đính.
Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ số người ăn chay trên thế giới có tới hàng trăm vạn, nhưng tại sao không phải ai khi hỏa táng cũng sinh xá lị? Số người theo đạo Phật cũng nhiều vô kể, thế nhưng tại sao trong cơ thể những tín đồ bình thường lại không có xá lị?
Một số nhà khoa học cho rằng, có thể xá lị là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật… Giả thuyết này cũng khó đứng vững. Bởi vì, sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên không hề phát hiện xá lị. Mặt khác, những cao tăng có xá lị sinh thời thường rất khỏe mạnh, tuổi thọ cũng rất cao.
Nhà Phật cũng có những quan điểm riêng về vấn đề xá lị. Quan điểm thứ nhất cho rằng xá lị là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện. Quan điểm thứ hai cho rằng đó là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện.
Xá lợi Phật đang được an vị trong ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.
Đại đức Thích Minh Tiến cho biết thêm, hiện nay chùa Bái Đính đang tôn thờ tổng cộng 10 viên xá lợi Phật và lần cung nghinh xá lợi phật đầu tháng 3 vừa qua là lần thứ hai xá lợi Phật được an vị tại đây. Lần thứ nhất là vào tháng 6/2009, chùa đã vinh dự nhận được 7 viên xá lợi Phật của các chư tăng ở Thái lan gửi tặng và lần thứ hai là do nhân duyên của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đi thăm chùa ở trung tâm Phật giáo của Ấn Độ và đã được tặng 3 viên xá lợi Phật nữa.
Việc chùa Bái Đính được chọn nơi thờ xá lợi Phật là vì đây là một quần thể chùa lớn của Phật giáo Việt Nam với không gian rộng lớn nên việc phục vụ nhân dân đến chiêm bái sẽ tốt hơn. Chùa Bái Đính còn là 1 địa danh có lịch sử từ hơn 1.000 năm. Cũng tại đây hơn 1.000 năm trước, vua Đinh Tiên Hoàng đã lập đàn tế cầu trời đất mưa thuận gió hòa, đất nước bình yên thịnh vượng. Và hơn 200 năm trước anh hùng áo vải Quang Trung đã lãnh đạo quân từ trong Bình Định ra Bắc dẹp giặc cũng đã làm lễ tế cờ ở chùa Bái Đính. Trong cuộc kháng chiến đấu tranh giành độc lập giải phóng nước nhà, Bái Đính cũng là một trong những căn cứ cách mạng.
VTC News – 03/2010
Hay đây !!! Tôi nghĩ rằng ngay cả nhiệt độ ở tâm mặt trời là 13,5 triệu độ K cũng không đốt cháy được những cục xá lị của Phật này đâu vì đức Phật có quyền năng vô hạn mà ngài đã đắc đạo từ vô số kiếp rồi như trong kinh Đại Bát Niết Bàn từng nêu chứ không phải là đức Phật mới đắc đạo từ 25 thế kỷ trước đây rồi đâu bạn nhé !!! Thế thì nghiên cứu vỏ tầu vũ trụ, vỏ của lò phản ứng của nhà máy điện nhiệt hạch cũng bằng vật liệu xá lị này thì không bao giờ bị sự cố bất kỳ nào cả, là cơ sở để tăng tốc độ ở tầu vũ trụ lên vô hạn được đấy vì nó cứng nhất, nhiệt đốt ở mặt trời còn không cháy kia mà !!!
Hay đây !!! Tôi nghĩ rằng ngay cả nhiệt độ ở tâm mặt trời là 13,5 triệu độ K (tương đương 12,9 triệu độ C) cũng không đốt cháy được những cục xá lị của Phật này đâu vì đức Phật có quyền năng vô hạn mà ngài đã đắc đạo từ vô số kiếp rồi như trong kinh Đại Bát Niết Bàn từng nêu chứ không phải là đức Phật mới đắc đạo từ 25 thế kỷ trước đây rồi đâu bạn nhé !!! Thế thì nghiên cứu vỏ tầu vũ trụ, vỏ của lò phản ứng của nhà máy điện nhiệt hạch cũng bằng vật liệu xá lị này thì không bao giờ bị sự cố bất kỳ nào cả, là cơ sở để tăng tốc độ ở tầu vũ trụ lên vô hạn được đấy vì nó cứng nhất, nhiệt đốt ở mặt trời còn không cháy kia mà !!!
Tôi xin bổ sung thêm rằng với vật liệu xá lị vô giá này của nhà Phật thì chúng ta có thể dựa trên vật liệu xá lị này để thiết kế máy tính laptop chạy với tốc độ 3 THz siêu nhanh và công nghệ truyền dữ liệu không dây đạt được tốc độ 3 Gbps như sau : https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%A9c_x%E1%BA%A1_terahertz ) vì xá lị của đức Phật này nhiệt độ ở tâm mặt trời là 12,9 triệu độ C còn không làm gì nổi vật liệu này nếu cho cục xá lị này vào lõi tâm mặt trời đó nhé !!!!
P/s : Đấy là chưa kể đến nếu các nhà khoa học dùng tia laser mầu xanh lam tương ứng với bước sóng là 490 nm (tức là có tần số là 610 THz) (https://vi.wikipedia.org/wiki/Xanh_lam ) ở trong thí nghiệm bức xạ THz sau : https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%A9c_x%E1%BA%A1_terahertz ) thì còn đẩy được tốc độ máy tính laptop được thiết kế bằng vật liệu ngọc xá lị của đức Phật này lên tốc độ là 610 THz và đạt được tốc độ truyền dữ liệu không dây kỷ lục mới là 610 Gbps đấy nhé (vì sóng 3 THz đã cho tốc độ truyền tải không dây là 3 Gbps rồi mà).