Không chỉ huyền bí tâm linh, quần thể hang động đá nguyên khối khoét sâu vào trong lòng núi còn thể hiện tính khoa học cực kỳ chuẩn xác.
Cách thành phố Aurangabad (bang Maharashtra, Ấn Độ) khoảng 100km, quần thể hang động Ajanta có giá trị kiến trúc và tôn giáo đặc biệt trong thời kỳ Phật giáo hưng thịnh ở Ấn Độ.
Các hang động này được xây dựng bằng cách đục vào vách núi đá ba-zan trên một hẻm vực của sông Waghur vào thế kỷ thứ 3 và thứ 2 trước Công nguyên, sau đó được tôn tạo và mở rộng vào thế kỷ 5 sau Công nguyên. Đây là nơi được dùng để thờ cúng Đức Phật và cũng là nơi trú ngụ của tăng lữ trong khu vực.
Tọa lạc ở lưng chừng núi, bên dưới là dòng sông Waghur uốn khúc theo hình móng ngựa, hang động Ajanta được khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 80m.
Một số chuyên gia cho rằng Ajanta không phải là động đá bình thường, các hang động thẳng hàng với điểm đông chí và hạ chí và liên kết với những sự kiện thiên văn khác. Một số nhà nghiên cứu đề xuất rằng sự sắp xếp các hang động không phải là ngẫu nhiên. Một vài động đá hình vòm có các Bảo Tháp với hình tượng Phật được khắc trên đó, được sắp đặt sao cho nằm thẳng hàng với các điểm chí. Chẳng hạn, động số 19, được định hướng điểm đông chí, và vào ngày đó Mặt Trời sẽ đi qua khe hở trên mặt trước của hang động và chiếu sáng bảo tháp ở phía sau. Tương tự như vậy, động số 26 được định hướng điểm hạ chí, vì vậy, vào ngày đặc biệt đó, Mặt Trời sẽ chiếu sáng bảo tháp trong động này. Chắc chắn là cần đến các công cụ và tính toán chính xác mới có thể làm được vậy.
Một trong những điểm đặc biệt của quần thể hang động này chính là số lượng khổng lồ những bức tượng điêu khắc về đạo Phật. Đây được coi là những tác phẩm đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo ở Ấn Độ.
Công trình này nằm cách biệt với thế giới bên ngoài, che phủ bởi cánh rừng sâu, đến năm 1819 mới được phát hiện tình cờ trong một chuyến đi săn của một sĩ quan Trung đoàn Madras của Quân đội Anh là John Smith
Hang động số 19, vào ngày Đông chí, Mặt Trời sẽ đi qua chính xác lỗ mở trên mặt trước của hang động và chiếu sáng bảo tháp ở phía sau.
Động số 19 và 26, nằm thằng hàng một cách hoàn hảo với các điểm chí. Vào đúng thời điểm đó trong năm, ánh sáng mặt trời sẽ chiếu thẳng xuyên qua lỗ hở trên mái, làm sáng bừng toàn bộ thiết kế kì vĩ bên trong.
Các hang động số 16, 17, 1 và 2 tạo thành thể lớn nhất còn lại của nghệ thuật tranh tường Ấn Độ cổ xưa.
Các hang động được khắc từ các vách đá bazan, một phần của Bẫy Deccan (là một miền đá mácma lớn nằm trên cao nguyên Deccan vùng trung tây Ấn Độ) hình thành bởi các vụ phun trào núi lửa liên tiếp vào cuối Kỷ Cretaceous (Kỷ Phấn Trắng cách đây 145-66 triệu năm).
Ngày xây dựng chính xác của Ajanta vẫn chưa được biết, nhưng nó từng được đề cập đến trong hồi ký của các tín đồ Phật giáo Trung Quốc đến Ấn Độ vào thời Trung cổ khoảng đầu thế kỉ 17.
Hệ thống hang động Ajanta trở thành địa điểm thu hút khách du lịch nhất ở Maharashtra, và thường đông kín người vào các ngày lễ, điều này làm tăng lo ngại cho vấn đề bảo vệ các hang động, đặc biệt là các bức tranh tường.
Theo các chuyên gia, việc tạo dựng các hang động bắt đầu bằng cắt một đường hầm hẹp ở phần nóc, sau đó mở rộng xuống dưới và ra ngoài; như bằng chứng quan sát từ một số hang động mới hoàn thành một phần như hang động số 21 đến 24 và hang động bị bỏ dỡ số 28.
Không chỉ có hệ thống hang động, Ajanta đặc biệt nổi danh với những bức bích họa trên vách đá và trần hang. Tổng cộng ở Ajanta có đến 500 bức. Màu sắc tranh được làm từ các chất khoáng và các chất có nguồn gốc thực vật nên vừa hài hòa, vừa tương phản mà vẫn tươi nguyên qua nhiều thế kỷ.
Tổng hợp