• Home
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
  • Học Thiền
    • Người mới học
    • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Tổ Sư
      • Thiền Mật Tông
    • Thiền Tông
    • Thiền Nam Tông
    • Khóa Tu Thiền – Niệm Phật
    • Hỏi Đáp
  • Kinh
    • Phạn Ngữ/Hán Tạng
    • kinh Pali
    • Nghe đọc kinh
    • Giảng Giải Kinh
  • Luật & Luận
    • Luận
    • Duy Thức Luận
    • Thắng Pháp
    • Luật
  • Ăn Chay
  • Tâm Linh
    • Tâm linh ngoại cảm
    • Tâm linh và Phật giáo
  • Kim Cang Thừa
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
    • Kiến thức cơ bản
    • Khái niệm cốt lõi
    • Phật Giáo Việt Nam
    • Khoa Học và Phật Giáo
    • Lịch sử Phật Giáo
  • Sách
    • sách thiền Đại Thừa
    • Thiền Tông
    • Sách về Niệm Phật
    • sách thiền Nam Tông
    • sách Kim Cang Thừa
    • Sách Tổng hợp
    • sách hay gợi ý cho bạn
  • Niệm Phật
  • Video
    • Phật Giáo Video
    • Thiền Học Video
  • Hỏi Đáp
  • Sức khỏe – Ẩm thực
No Result
xem toàn bộ kết quả
  • Home
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
  • Học Thiền
    • Người mới học
    • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Tổ Sư
      • Thiền Mật Tông
    • Thiền Tông
    • Thiền Nam Tông
    • Khóa Tu Thiền – Niệm Phật
    • Hỏi Đáp
  • Kinh
    • Phạn Ngữ/Hán Tạng
    • kinh Pali
    • Nghe đọc kinh
    • Giảng Giải Kinh
  • Luật & Luận
    • Luận
    • Duy Thức Luận
    • Thắng Pháp
    • Luật
  • Ăn Chay
  • Tâm Linh
    • Tâm linh ngoại cảm
    • Tâm linh và Phật giáo
  • Kim Cang Thừa
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
    • Kiến thức cơ bản
    • Khái niệm cốt lõi
    • Phật Giáo Việt Nam
    • Khoa Học và Phật Giáo
    • Lịch sử Phật Giáo
  • Sách
    • sách thiền Đại Thừa
    • Thiền Tông
    • Sách về Niệm Phật
    • sách thiền Nam Tông
    • sách Kim Cang Thừa
    • Sách Tổng hợp
    • sách hay gợi ý cho bạn
  • Niệm Phật
  • Video
    • Phật Giáo Video
    • Thiền Học Video
  • Hỏi Đáp
  • Sức khỏe – Ẩm thực
No Result
xem toàn bộ kết quả
Thiền Phật Giáo
No Result
xem toàn bộ kết quả
Trang chủ Tổng Hợp

Kinh Tăng Nhất A Hàm Phẩm 8: A-tu-la

4 năm trước
A A
Phật Học Cơ Bản – Tập Bốn
533
chia sẻ
10.7k
xem
chia sẻ lên Facebookchia sẻ Twitter

KINH TĂNG NHẤT A-HÀM

Hán Dịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việt dịch: Thích Đức Thắng – Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ
(PL.2549 – 2005 sửa chữa và bổ sung)
| Mục lục |

MỘT PHÁP

8. PHẨM A-TU-LA

KINH SỐ 1
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Thọ thân hình to lớn không ai hơn vua A-tu-la. Tỳ-kheo, nên biết, thân hình A-tu-la lớn cao tám vạn bốn nghìn do tuần. Miệng rộng nghìn do tuần. Tỳ-kheo nên biết, có lúc vua A-tu-la muốn xúc phạm đến mặt trời, liền hóa thân cao gấp bội đến mười sáu vạn tám nghìn do tuần, ̣đến trước mặt trời, mặt trăng. Vua mặt trời, mặt trăng thấy vậy, trong lòng sợ hãi cho nơi ở của mình không an ninh. Vì sao vậy? Vì thân hình A-tu-la rất đáng sợ. Vua mặt trời, mặt trăng kia vì trong lòng sợ hãi, nên ánh sáng không còn nữa. Nhưng A-tu-la không dám đến trước bắt mặt trời mặt trăng. Vì sao? Vì oai đức mặt trời, mặt trăng có thần lực lớn, thọ mạng rất dài, nhan sắc đoan chánh, hưởng lạc vô cùng. Muốn biết thọ mạng dài ngắn, đó là tuổi thọ trụ một kiếp. Lại nữa, do phước báo của chúng sinh cõi này, nên vua mặt trời, mặt trăng không bị xúc phạm bởi sự thấy của A-tu-la. Bấy giờ, A-tu-la trong lòng ưu sầu liền biến mất.

“Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, ác ma Ba-tuần luôn ở sau các ngươi, tìm cầu phương tiện làm bại hoại thiện căn. Ba-tuần liền hóa ra sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp mịn màng, láng mướt, cực kỳ vi diệu lạ lùng, muốn làm mê loạn ý các Tỳ-kheo. Ba-tuần tự nghĩ: ‘Ta sẽ rình cơ hội nơi mắt Tỳ-kheo, và cũng rình cơ hội nơi tai, mũi, lưỡi, thân, và ý.’

“Lúc ấy, Tỳ-kheo tuy thấy pháp sáu tình cực kỳ vi diệu, nhưng tâm không nhiễm đắm. Bấy giờ, ác ma Ba-tuần trong lòng ưu sầu liền rút lui. Vì sao vậy? Vì những ảnh hưởng oai lực của Như Lai, A-la-hán[279] mà như vậy. Vì sao? Vì các Tỳ-kheo không gần sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp mịn màng, láng mướt.

“Bấy giờ, Tỳ-kheo thường xuyên [561a01] học như vầy: Thật là khó khăn khi nhận đồ hiến cúng của người. Nếu không thể tiêu hóa được thì sẽ rơi vào năm đường; không thể đến được đạo chánh chơn vô thượng. Cho nên cần phải chuyên tâm, để đạt được cái chưa đạt được, vượt qua cái chưa được vượt qua, chưa chứng đắc khiến cho chứng. Cho nên, này các Tỳ-kheo, chưa được tín thí không khởi tưởng niệm, đã có tín thí thì hãy làm cho tiêu hóa, không khởi nhiễm đắm. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học như vậy.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 2[280]
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con người[281] xuất hiện ở thế gian, đem nhiều lợi ích cho người, an ổn chúng sanh, thương đời ngu tối, muốn khiến Trời Người có được phước hựu. Một con người đó là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác.[282] Đó gọi là có một con người xuất hiện ở thế gian đem nhiều lợi ích cho người, an ổn chúng sanh, thương đời ngu tối, muốn khiến Trời Người có được phước hựu.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, nên khởi lòng cung kính đối với Như Lai. Vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 3[283]
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con người* mà xuất hiện ở thế gian, liền có một người nhập đạo ở tại thế gian, và cũng đồng thời xuất hiện hai chân đế, ba giải thoát môn, pháp chân thật bốn đế, năm căn; sáu tà kiến diệt;[284] bảy giác chi, tám đạo phẩm Hiền thánh, chín cõi cư trú của chúng sanh, mười lực của Như Lai, mười một từ tâm giải thoát.

“Một con người ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác*. Đó gọi là có một con người xuất hiện ở thế gian, liền có một người nhập đạo ở tại thế gian, và cũng xuất hiện ở thế gian có hai chân đế, ba giải thoát môn, pháp chân thật bốn đế, năm căn; sáu tà kiến diệt; bảy giác chi, tám đạo phẩm Hiền thánh, chín cói cư trú của chúng sanh, mười lực của Như Lai, mười một từ tâm giải thoát.

“Cho nên, này các Tỳ-kheo, nên khởi lòng cung kính đối với Như Lai. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 4[285]
[561b01] Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con người mà xuất hiện ở thế gian, liền có ánh sáng trí tuệ xuất hiện ở thế gian. Một con người ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác*. Đó gọi là một người xuất hiện ở thế gian, liền có ánh sáng trí tuệ xuất hiện ở thế gian.

“Cho nên các Tỳ-kheo, hãy có tín tâm hướng đến Phật, chớ có nghiêng tà. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 5
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con người mà xuất hiện ở thế gian, thì vô minh tối tăm liền tự tiêu diệt. Bấy giờ, những kẻ phàm ngu bị kết sử trói buộc bởi vô minh sở kiến này, nên không biết như thật về con đường sinh tử, luân hồi qua lại từ đời này qua đời sau, từ kiếp này qua kiếp nọ, không cởi trói được. Nếu lúc đó có Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác xuất hiện ở thế gian, thì vô minh tối tăm liền tự tiêu diệt.

“Cho nên các Tỳ-kheo, nên nhớ thừa sự chư Phật. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 6
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con người mà xuất hiện ở thế gian, liền có ba mươi bảy phẩm xuất hiện ở thế gian. Những gì là ba mươi bảy phẩm đạo? Đó là bốn niệm xứ[286], bốn chánh đoạn,[287] bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám Thánh đạo,[288] liền xuất hiện ở thế gian.

Một con người ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác*.

“Cho nên các Tỳ-kheo, thường nên thừa sự Phật. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 7[289]
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con người mà mất hẳn ở thế gian, thì nhiều người sẽ ôm lòng sầu lo; khắp Trời Người mất cả bóng che. Một con người ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, [561c01] Chánh đẳng giác*. Đó gọi là có một con người mà mất hẳn ở thế gian, nhân loại phần nhiều ôm lòng sầu lo; khắp Trời Người mất cả bóng che. Vì sao vậy? Vì nếu đức Như Lai diệt tận ở đời, thì ba mươi bảy phẩm cũng lại diệt tận.

“Cho nên các Tỳ-kheo, thường nên cung kính đối với Phật. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 8
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con người mà xuất hiện ở thế gian, thì bấy giờ Trời Người liền được thấm nhuần ánh sáng, liền có tín tâm nơi giới, văn, thí, tuệ. Giống như ánh trăng tròn mùa thu vằng vặc chiếu khắp mọi nơi, thì ở đây cũng vậy. Nếu Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác, xuất hiện thế gian, thì Trời Người liền được thấm nhuần ánh sáng, liền có lòng tin đối với giới, văn, thí, tuệ, như trăng tròn chiếu khắp tất cả.

“Cho nên các Tỳ-kheo, nên khởi lòng cung kính đối với Như Lai. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 9
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con người mà xuất hiện ở thế gian, thì bấy giờ tất cả Trời Người đều đông đúc, chúng sanh ba đường ác liền tự giảm thiểu. Giống như đất nước lúc có Thánh vương cai trị giáo hóa, thì nhân dân trong thành này đông mạnh, nước láng giềng sức yếu hơn, Ở đây cũng vậy. Nếu lúc Như Lai, xuất hiện thế gian, thì ba đường ác liền tự giảm thiểu.

“Cho nên các Tỳ-kheo, nên khởi lòng tin đối với Phật. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINH SỐ 10[290]
Tôi nghe như vầy:

Một thời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Có một con người xuất hiện ở thế gian mà không có một ai bắt kịp, không thể bắt chước, đi một mình, không bạn lữ, không ai sánh ngang; chư thiên cùng loài người không ai có thể sánh kịp; nơi tín, giới, văn, thí, tuệ cũng không ai sánh kịp̣.

“Một con người ấy là ai? Đó là đức Như Lai, A-la-hán, Chánh đẳng giác*.

“Đó gọi là một con người xuất hiện ở thế gian mà không có một ai bắt kịp, không thể [562a01] bắt chước, đi một mình, không bạn lữ, không ai sánh ngang; chư thiên cùng loài người không ai có thể sánh kịp; người mà tín, giới, văn, thí, tuệ thảy đều đầy đủ.

“Cho nên các Tỳ-kheo, nên khởi lòng tin cung kính đối với Phật. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Các Tỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệ tóm tắt:

Tu-luân, ích, một đường,

Ánh sáng cùng tối tăm;

Đạo phẩm, mất hẳn, tin,

Đông đúc, không ai bằng.[291]

-> xem Chú thích

| Mục lục | trang sau |

Khai Thị Quyển 3 – Hòa Thượng Tuyên Hóa – Video

Ý nghĩa của ngày Đức Phật xuất gia

Khai Thị Quyển 3 – Hòa Thượng Tuyên Hóa – Video

Thiền Sư Hành Tư

Khai Thị Quyển 3 – Hòa Thượng Tuyên Hóa – Video

Thiền Sư Hoài Nhượng

Khai Thị Quyển 3 – Hòa Thượng Tuyên Hóa – Video

Thiền Sư Huyền Giác

Bài Tiếp
Phật Học Cơ Bản – Tập Bốn

Kinh Tăng Nhất A Hàm Phẩm 7: Thanh Tín Nữ

Để lại bình luận Cancel reply

No Result
xem toàn bộ kết quả

Xem nhiều gần đây

Phạn Ngữ/Hán Tạng

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Tịnh dịch

Phạn Ngữ/Hán Tạng

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Tịnh dịch

Phật Học Phổ Thông Quyển 1- HT Thích Thiện Hoa

Phật Học Phổ Thông Quyển 1- HT Thích Thiện Hoa

Phạn Ngữ/Hán Tạng

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Thích Trí Tịnh dịch

Những dấu hiệu khi có Lục Thần Thông Thanh Tịnh – Video

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Quyển 7 – Thích Trí Tịnh dịch

Phạn Ngữ/Hán Tạng

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện – Quyển Trung – Thích Trí Tịnh dịch

Thienphatgiao.Org@2021
Tâm Buông Xả - Hết Phiền Não
Liên hệ, gửi bài → thienphatgiao.org@gmail.com

  • Trang chủ
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Tâm Linh
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
  • Học Thiền
  • Kinh
  • Luật & Luận
  • Ăn Chay
  • Kim Cang Thừa
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
  • Kiến thức cơ bản
  • Sách Thiền
  • Sách video
  • Hỏi Đáp
  • Tổng Hợp
  • Diễn Đàn Xây Dựng
  • Tin Phiền Não
  • Nghiên cứu Phật học
  • Pháp thoại – Khai thị
  • Ủng Hộ Web/Donate

Nguyện đem công đức này - Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh - Đều trọn thành Phật đạo.

No Result
xem toàn bộ kết quả
  • Home
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
  • Học Thiền
    • Người mới học
    • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Tổ Sư
      • Thiền Mật Tông
    • Thiền Tông
    • Thiền Nam Tông
    • Khóa Tu Thiền – Niệm Phật
    • Hỏi Đáp
  • Kinh
    • Phạn Ngữ/Hán Tạng
    • kinh Pali
    • Nghe đọc kinh
    • Giảng Giải Kinh
  • Luật & Luận
    • Luận
    • Duy Thức Luận
    • Thắng Pháp
    • Luật
  • Ăn Chay
  • Tâm Linh
    • Tâm linh ngoại cảm
    • Tâm linh và Phật giáo
  • Kim Cang Thừa
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
    • Kiến thức cơ bản
    • Khái niệm cốt lõi
    • Phật Giáo Việt Nam
    • Khoa Học và Phật Giáo
    • Lịch sử Phật Giáo
  • Sách
    • sách thiền Đại Thừa
    • Thiền Tông
    • Sách về Niệm Phật
    • sách thiền Nam Tông
    • sách Kim Cang Thừa
    • Sách Tổng hợp
    • sách hay gợi ý cho bạn
  • Niệm Phật
  • Video
    • Phật Giáo Video
    • Thiền Học Video
  • Hỏi Đáp
  • Sức khỏe – Ẩm thực

© 2019 Thienphatgiao.org

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist