Những lập luận phi lôgic về thuyết Thượng Đế Toàn Năng sáng tạo ra con người thường gặp!
(Phi Lôgic = không liên quan với nhau, không ăn khớp/không ăn nhập với nhau)
******
1. Cấu trúc và cấu tạo DNA của con người thật tinh vi phức tạp, nhiều điều về cấu trúc cơ thể con người cho đến nay khoa học còn chưa khám phá hết, thế cho nên thuyết Thượng đế sáng tạo ra con người là có thật(hoặc Thượng đế toàn năng có tồn tại).
- Triết học, tư duy phản biện, vô số sai lầm về thuyết Thiên Chúa Toàn Năng.
- Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác
Phản biện: cấu tạo DNA của con người thật tinh vi, kỳ diệu nhưng điều này và thuyết thượng đế sáng tạo ra con người là 2 việc hoặc 2 phạm trù (2 vế câu) hoàn toàn không hề liên quan tới nhau, nhưng chúng được kết hợp vào cùng 1 câu hay 1 đoạn lập luận.
+Ngày nay nhiều người thiên về khoa học có thể đưa ra ví dụ về thuyết tiến hóa hoặc 1 số kiểu lý thuyết sinh học khác rằng con người được tiến hóa từ loài khỉ (hoặc vượn) hoặc từ một số loài động vật hoặc thực vật nào đó (không nhất thiết là phải theo thuyết tiến hóa của Darwin).
+Còn nếu xét về quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh thì có tới hàng trăm ngàn quan điểm khác nhau trên toàn cầu về nguồn gốc loài người hoặc 1 nhóm người ở trong 1 phạm vi cục bộ địa phương nào đó. Và thuyết thượng đế sáng tạo ra con người của Thiên Chúa giáo chỉ là 1 hoặc 1 vài trong số hàng trăm ngàn quan điểm kể trên.
-Chúng ta có thể đưa ra rất nhiều ví dụ phía dưới đây để nhận thấy sự bất hợp lý hoặc không liên quan tới nhau của 2 phạm trù ở trong cùng 1 lập luận, nó chỉ đơn giản bằng cách thay đổi vế câu thứ 2(vế câu đứng sau):
“cấu trúc DNA của con người thật tinh vi kỳ diệu, khoa học chưa giải thích được hết, vậy cho nên phải có Một cây cổ thụ có phép thần đã sáng tạo ra con người và muôn loài”.
“cấu trúc DNA của con người thật tinh vi kỳ diệu, khoa học chưa giải thích được hết, vậy cho nên phải có Một Thần Cá Sấu đã sáng tạo ra con người và muôn loài”.
“cấu trúc DNA của con người thật tinh vi kỳ diệu, khoa học chưa giải thích được hết, vậy cho nên đã có 4 vị Thần trên trời đã sáng tạo ra con người và muôn loài”.
“cấu trúc DNA của con người thật tinh vi kỳ diệu, khoa học chưa giải thích được hết, vậy cho nên đã có 1 vị Thần Cá Sấu cùng với 2 vị Thần khỉ đã sáng tạo ra con người và muôn loài”.
“cấu trúc DNA của con người thật tinh vi kỳ diệu, khoa học chưa giải thích được hết, vậy cho nên phải có Một Thần Cá hoặc Thần Bò đã sáng tạo ra con người và muôn loài”.
Có thể kể thêm một số ví dụ về lối lập luận phi lôgic, rời rạc, hoặc không ăn khớp với nhau như sau:
Lập luận phi lô gic: cho rằng tòa tháp cao nhất thế giới hiện nay Burj Khalifa thật kỳ vĩ, công nghệ xây dựng thật hiện đại tinh vi, quy mô thật hoành tráng, vậy cho nên ắt hẳn phải có Một Đấng vĩ đại nào đó tạo ra.(thực tế thì có rất nhiều người hợp sức mới làm được).
Lập luận phi lô gic: cho rằng kim tự tháp Giza tại Ai Cập thật kỳ vĩ, kích thước khổng lồ, công nghệ xây dựng cho đến nay còn nhiều tranh cãi, khó lý giải, thế cho nên phải có Một Đấng vĩ đại nào đó tạo ra.
2. Cấu trúc và cấu tạo của các loài động vật cũng như thực vật thật tinh vi, phức tạp và kỳ diệu, nhiều thứ khoa học chưa giải thích hoặc chưa làm được để bắt chước. Thế cho nên Thượng đế sáng tạo ra muôn loài là có thật.
Phản biện: Cấu trúc và cấu tạo của các loài động vật cũng như thực vật thật tinh vi, phức tạp và kỳ diệu, nhiều thứ khoa học chưa giải thích được và thuyết thượng đế sáng tạo ra con người(hoặc Thượng đế có tồn tại) là 2 việc hoặc 2 phạm trù (2 vế câu) hoàn toàn không hề liên quan tới nhau. Một suy luận hợp lý rút ra từ vế câu đầu tiên có thể là “thế cho nên phải có điều bí ẩn hoặc sự thật nào đó đằng sau việc này”
Xét về quan điểm tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh, văn hóa thì có từ hàng trăm ngàn cho tới hàng triệu quan điểm khác nhau trên toàn cầu về thuyết sáng tạo ra thế giới hoặc 1 vùng miền cụ thể nào đó trên trái đất. Và thuyết thượng đế sáng tạo ra muôn loài của Ki-tô giáo chỉ là 1 trong số vô vàn quan điểm, lý thuyết tâm linh trong số đó.
+Chúng ta có thể đưa ra một số ví dụ để nhận thấy sự không liên quan tới nhau hoặc vô lý của 2 phạm trù ở trong cùng 1 lập luận:
“Cấu trúc và cấu tạo của các loài động vật cũng như thực vật thật tinh vi, phức tạp và kỳ diệu, nhiều thứ khoa học chưa giải thích được. Thế cho nên Thần mặt trời(hoặc Thần mặt trăng) đã sáng tạo ra muôn loài là có thật”.
“Cấu trúc và cấu tạo của các loài động vật cũng như thực vật thật tinh vi, phức tạp và kỳ diệu, nhiều thứ khoa học chưa giải thích được. Thế cho nên phải có Một Cây thần toàn năng đã sáng tạo ra thế giới và muôn loài”
“Cấu trúc và cấu tạo của các loài động vật cũng như thực vật thật tinh vi, phức tạp và kỳ diệu, nhiều thứ khoa học chưa giải thích được. Thế cho nên phải có Một Cây thần cùng với vị Thần Sấm Sét đã sáng tạo ra thế giới và muôn loài”.
“Cấu trúc và cấu tạo của các loài động vật cũng như thực vật thật tinh vi, phức tạp và kỳ diệu, nhiều thứ khoa học chưa giải thích được. Thế cho nên phải có 7 vị thần đã sáng tạo ra thế giới và muôn loài”.
Phân tích chi tiết hơn thì có thể liệt kê ra từ hàng trăm ngàn cho tới hàng triệu kiểu lập luận để phản bác về quan điểm trên. Ví dụ có thể theo các thuyết như: một loài cây thực vật nào đó là do thần cây của loài đó tạo ra, ví dụ như các cây đa trên toàn cầu là do 1 cây đa thần tạo ra; các cây chuối trên quả đất là do 1 cây chuối thần vô hình tạo ra .v.v…..Các thuyết về sự sáng tạo mỗi loài động vật cũng có thể đưa ra lập luận tương tự, ví dụ như các loài hổ trên trái đất là do 1 Thần hổ tạo ra, loài voi trên trái đất là do 1 Thần voi tạo ra .v.v…
3. Thượng đế sáng tạo ra con người là có thật vì hiện nay có hàng tỷ người vẫn tin vào điều này.
Chúng ta có thể liệt kê ra vô vàn phản biện, lập luận cho thấy lập luận trên là thiếu hợp lý, không chắc chắn, phi lôgic, không phù hợp khoa học hiện tại, hoặc vô lý .v.v… ví dụ như:
+Lịch sử nhân loại từ xưa cho tới nay, có rất nhiều ví dụ cho thấy rằng niềm tin của số đông nhiều người là sai lầm, số đông tin vào điều vô lý, hoặc số đông nhiều người tin vào điều nào đó không chắc chắn.
Ví dụ như thời xa xưa cho tới trung đại, ở nhiều nơi trên toàn cầu có một số lượng rất lớn người có niềm tin sai lầm rằng trái đất là bằng phẳng và không có hình cầu như hiện nay.
Bản đồ Trái đất phẳng do Orlando Ferguson vẽ năm 1893. Bản đồ này chứa một số tham chiếu đến các đoạn Kinh thánh cũng như nhiều lời chỉ trích khác nhau về “thuyết trái đất hình cầu”. Ảnh wiki.
Ví dụ như trong thời trung cổ, trung đại và cận đại, có một số lượng rất lớn người ở Châu Âu có niềm tin sai lầm rằng mặt trời di chuyển xung quanh trái đất. Đã có không ít người phải chết oan, bị kỳ thị, cô lập hoặc bị vu oan rằng tuyên truyền tà thuyết khi họ không tin vào thuyết trên hoặc khi đưa ra các lập luận hoặc bằng chứng phản bác.
Ở Châu Âu trong thời kỳ mà thuyết địa tâm chiếm phổ biến(trái đất là trung tâm thế giới và mặt trời di chuyển xung quanh trái đất), đã có rất nhiều người được cho là giới trí thức, tu sĩ, nhà khoa học.v.v. thời bấy giờ viết các sách để chứng minh, lập luận, và ủng hộ thuyết này. Nhưng đến hiện tại(2023) cho thấy những người được cho là trí thức hay nhà khoa học thời đó đã sai lầm. Hiện tại lý thuyết hay giả thuyết Big Bang(vụ nổ lớn) về sự hình thành vũ trụ cũng trong tình cảnh tương tự. Nhiều người được cho là nhà khoa học, trí thức hiện tại ủng hộ thuyết Big Bang, nhưng cũng có vô số nhà khoa học, trí thức không tin vào thuyết này hoặc đưa ra các chứng minh rằng thuyết này sai lầm.
Nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, hoặc một cộng đồng người rộng lớn nào đó đã từng có thời kỳ có tỷ lệ phần đông người dân từng tin rằng vua-chúa hoặc người đứng đầu đất nước của họ là đại diện của thần thánh hoặc con của đấng tối cao, là con của trời .v.v…. nhưng trong thực tế thì không phải như vậy.
Trong cùng 1 tôn giáo lớn, ví dụ như Hindu giáo, có rất nhiều tín đồ có thể tin vào tâm linh, thần thông, nhưng chưa chắc họ đã tin vào thuyết rằng có 1 thượng đế đã sáng tạo ra con người. Chuyện tương tự cũng xảy ra với rất nhiều tín đồ Kitô giáo ở Châu Âu và Châu Mỹ. Trong Phật giáo có những ngôi chùa khách du lịch tới thăm rất nhiều nhưng không phải tất cả khách tới du lịch đều tin vào việc con người sau khi chết có thể đầu thai thành một loài động vật nào đó.
Trong lịch sử nhân loại, có rất nhiều trường hợp tin theo niềm tin số đông còn khiến bạn bị mất mạng hoặc chết phi nghĩa:
+Ví dụ trong Chiến Tranh Thế Giới 2, nhiều triệu người dân Đức đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của Hitler và những quyết định của phe cánh ông ta; nhiều người dân Đức đã nhập ngũ chiến đấu và bỏ mạng phi nghĩa nơi chiến trường bởi vì niềm tin mù quáng theo số đông người Đức bấy giờ.
+Ví dụ như trong cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc(năm 1850-1864) ở Trung Quốc do Hồng Tú Toàn khởi xướng và lãnh đạo. Nhiều người cho rằng Hồng Tú Toàn đã gian lận và tự nhận là “con của thượng đế” hoặc “Em ruột của Giê-su”, kết hợp giáo lý của Kitô giáo(Thiên chúa giáo) để lấy cớ thu hút người dân, lợi dụng sự mê tín của nhiều người, tạo đà thuận lợi .v.v… để phát động cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình Mãn Thanh lúc bấy giờ. Rất nhiều người tin theo những câu chuyện tôn giáo hoặc tâm linh hoang đường của Hồng Tú Toàn đã phải bỏ mạng khi cuộc khởi nghĩa này thất bại(tất nhiên vẫn có nhiều người tham gia với các lý do khác). Đây có thể coi là cuộc chiến tranh hoặc nội chiến, xung đột có số lượng người chết của 2 bên thuộc loại cao nhất trên thế giới mấy trăm năm gần đây có yếu tố liên quan tới tôn giáo(Kitô Giáo-Thiên Chúa giáo). Các tôn giáo khác trong vùng ảnh hưởng của Thái Bình Thiên Quốc đã bị cấm đoán, đàn áp, bắt ép bỏ đạo hoặc triệt tiêu.
+Trong thời trung cổ ở Châu Âu và Tây Á, có rất nhiều tín đồ đã bỏ mạng trong nhiều cuộc chiến tranh thập tự chinh giữa Kitô giáo và Hồi giáo, một trong nhiều lý do họ ra chiến trường rồi bỏ mạng hoặc chết phi nghĩa là do họ có niềm tin mù quáng vào tôn giáo của mình lúc bấy giờ (và cho rằng tôn giáo kia là tà giáo, mọi rợ, hoặc quỷ dữ .v.v.), chứ không phải đơn thuần là từ các nguyên nhân khác như bảo vệ lãnh thổ, bị đàn áp .v.v…
Rất nhiều người được thống kê là tín đồ tôn giáo, nhưng họ không tin hoặc không thực sự tin vào nhiều triết lý tôn giáo của mình
Hiện nay rất nhiều nước ở Châu Âu, Châu Mỹ có tỷ lệ rất lớn người dân là vô thần, hoặc không còn tin vào giáo lý cốt lõi Thiên Chúa Giáo(Công giáo, Tin Lành, Chính Thống giáo .v.v…) nhưng vẫn được nhiều nguồn trích dẫn phần lớn người dân ở đây theo các tôn giáo này. Ví dụ tiêu biểu nhất hiện nay có thể kể ra đó là nước Anh, có thể nói là phần lớn hoặc đa số người dân ở Anh là người vô thần, hoặc không còn tin vào Kitô giáo nói riêng, nhưng có thể tin vào tâm linh nói chung, nhưng vẫn được nhiều nguồn thống kê rằng phần lớn dân chúng nước Anh có niềm tin Kitô giáo. Một trong nhiều lý do có thể kể ra tại sao nước Anh hay nhiều nước Châu Âu vẫn sử dụng cách thống kê tín đồ có thể gọi là gian lận này đó là để hạn chế sự truyền bá, xâm nhập của các tôn giáo, tín ngưỡng khác hoặc muốn giữ sự ảnh hưởng mềm về mặt văn hóa lên các nước khác như thời chế độ thực dân bóc lột thuộc địa kiểu cũ. Một người sinh ra ở Anh, lúc còn nhỏ có thể được cha mẹ cho rửa tội tại nhà thờ như là một nét văn hóa rồi được thống kê là tín đồ, nhưng khi lớn lên, được học hành và giáo dục…rất nhiều người trong số họ không còn tin vào giáo lý Kitô giáo(Tin lành, Anh giáo, Công giáo,) hoặc trở thành người vô thần.
4. Thượng đế sáng tạo ra con người(hoặc Thượng đế toàn năng) có thật bởi vì có các câu chuyện tâm linh mầu nhiệm đã xảy ra ở đâu đó.
Phản biện: một câu chuyện tâm linh mầu nhiệm đã xảy ra ở đâu đó không hề liên quan hoặc chưa chắc đã chứng minh Thượng đế tồn tại hoặc Thượng đế đã tạo ra con người.
+Ví dụ 1 người vô thần(không tin vào tâm linh) và 1 tín đồ Thiên Chúa giáo đều cùng thành lập một công ty lúc đầu năm để làm ăn. Người vô thần thì tin vào triết lý “không bỏ cuộc khi gặp khó khăn” để vận hành công ty lúc khởi nghiệp; Còn tín đồ Thiên Chúa giáo nói trên thi thoảng đi tới cơ sở tôn giáo để cầu nguyện Thượng đế giúp đỡ, đồng thời cũng sử dụng nhiều kiến thức khác để quản lý việc làm ăn. Đến cuối năm kinh doanh đầu tiên, cả 2 người đều làm ăn có lãi lớn. Người vô thần thì nghĩ là do mình đã có nhiều cố gắng, tuân thủ nghiêm ngặt triết lý không bỏ cuộc; còn tín đồ Thiên Chúa giáo thì cho rằng Thượng đế đã giúp mình 1 năm làm ăn có lãi. Ví dụ trên cho thấy có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về kết quả làm ăn thành công hay công việc thuận lợi của nhiều người ngày nay. Thậm chí có không ít người nghĩ thành công của bản thân là do may mắn hoặc do người thân nào đó đã qua đời phù hộ(ban phước.v.v…). Cùng 1 kết quả nhận được, nhưng những người theo các hệ tư tưởng khác nhau, sẽ đưa ra các kết luận hoặc niềm tin khác nhau.
+Ví dụ có 3 tín đồ của 3 tôn giáo khác nhau vào bệnh viện để chữa trị cùng 1 loại bệnh. Tín đồ của Thiên Chúa giáo khi được chữa khỏi thì có thể nghĩ là do Thượng đế phù hộ, còn tín đồ của tôn giáo thứ 2 khi được chữa khỏi có thể họ nghĩ là do bác sĩ giỏi hoặc thuốc tốt. Tín đồ của tôn giáo thứ 3 khi được chữa khỏi có thể nghĩ là do chiếc vòng tay bằng đá quý mang lại.
5. Nhiều tôn giáo lớn đều nói về thần thánh hay các phép mầu thần thông. Vậy cho nên phải có một Thượng Đế tối cao hoặc Thượng Đế toàn năng đã tạo ra con người, thế giới và muôn loài .v.v…
Phản biện:
+ Tại sao không thể giải thích rằng con người, thế giới, và muôn loài.v.v… là do rất nhiều thần thánh khác nhau hợp sức mới có được khả năng và kết quả như trên .v.v…
+ Tại sao không thể giải thích con người ở 1 vùng nào đó trên trái đất là do 1 vị thần thánh nào đó tạo ra, còn con người ở 1 vùng khác là do 1 vị thần thánh khác tạo ra(người Châu Phi do thần Châu Phi tạo ra, người Bắc Mỹ do thần Bắc Mỹ tạo ra .v.v). Hoặc một loài động vật nào đó là do vị thần của động vật đó tạo ra, 1 loài cây nào đó là do 1 vị thần cây của loài cây đó tạo ra; hoặc tại sao không thể cho rằng loài mèo, loài báo, loài hổ, loài cáo là do Thần Hổ tạo ra.v.v.
+ Một số phản biện về triết học hoặc thần học: Nếu thượng đế tạo ra thế giới, vậy thượng đế đứng ở đâu để tạo ra thế giới này(bao gồm cả thời gian và không gian). Khi chưa có không gian thế giới(thế giới chưa hình thành) nếu nói thượng đế ở bên ngoài thế giới để tạo ra thì ranh giới giữa 2 thế giới này ở đâu. Hoặc nếu Thượng đế ở bên ngoài không gian vô hình(hoặc không gian giả tưởng) nào đó để tạo ra thế giới vũ trụ vật lý này, vậy thì ai đã tạo ra không gian vô hình hay giả tưởng đó. Nếu có một không gian vô hình giả tưởng nào đó có trước thì không cần thiết phải tạo ra một không gian mới, khi này chỉ cần sử dụng các vật chất, vật liệu khác nhau để tạo ra thế giới .v.v. Mặt khác khi chưa có thế giới(không gian) thì thượng đế tồn tại ở dạng thức nào, bởi vì trước đó làm gì có không gian. Nếu thượng đế tạo ra thế giới thì ai tạo ra thượng đế? Nếu có ai đó tạo ra được thượng đế vậy ai trước đó đã tạo ra đối tượng này? Thượng đế lấy các chất liệu, vật liệu tạo ra thế giới ở đâu? Từ nguồn nào?
6. Khả năng và hiểu biết của con người là có hạn, không thể biết hết mọi thứ thế cho nên Thượng đế toàn năng là có thật.
Đây là quan điểm có thể dễ dàng đưa ra ví dụ để phản biện, chứng minh sai lầm nhất, chứ không phải chỉ dừng lại ở góc độ có tin hay không, hay khác quan điểm về tôn giáo, tín ngưỡng .v.v…
Con người có thể hiểu biết hữu hạn về tri thức, các giác quan nhận biết thế giới cũng có sự hạn chế, nhưng thông qua mô tả về năng lực của Thượng đế toàn năng để có thể kết luận được thuyết này là sai lầm:
+Thượng đế toàn năng không thể chấp dứt và chưa hề chấm dứt được chiến tranh của loài người trong vòng khoảng 3000 ngàn năm liên tục gần đây. Ví dụ dễ hình dung hơn đó là kể từ khi Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo…. ra đời cho đến hiện nay 2023, trên toàn cầu chưa bao giờ chấm dứt hoàn toàn chiến tranh, hoặc xung đột chém giết giữa loài người trên trái đất. Các sách giáo khoa lịch sử trong trường học thường chỉ liệt kê các cuộc chiến tranh lớn, xung đột lớn hoặc quan trọng diễn ra ở các nước lớn, hoặc nổi tiếng, hoặc có liên quan đến nước phát hành sách, do đó nhiều người đã ngộ nhận rằng trên toàn cầu thi thoảng vẫn có giai đoạn hòa bình không có chiến tranh, xung đột.
+Thượng đế toàn năng không có khả năng khiến tất cả mọi người trên trái đất tin vào tôn giáo hay giáo lý của bất kỳ tôn giáo nào dựa trên niềm tin vào Đấng toàn năng. Trước và sau khi có Thiên Chúa giáo, trên toàn cầu vẫn có không ít người là vô thần duy vật(không tin vào tâm linh, đời sống sau khi chết), cho đến tận năm 2023 Thượng đế toàn năng vẫn chưa làm được.
+Kể từ khi thuyết Thượng đế toàn năng của Thiên Chúa giáo ra đời, cho đến tận ngày nay, vẫn có hàng tỷ tín đồ các tôn giáo, tín ngưỡng khác không tin vào thuyết này.
+Thượng đế toàn năng không thể hô biến tất cả mọi người trở thành Thượng đế toàn năng, có đầy đủ các khả năng như chính mình. Thượng đế toàn năng không thể hô biến tất cả mọi người đều trở thành người tốt, lúc đó ai cũng lên được Thiên đường mà không cần phải thử thách hay đùa giỡn loài người làm gì cho mệt.
+Có vô số người hiện nay đang sống, suy nghĩ, hành động hoàn toàn là dựa trên tự do ý chí, tính cách của người đó chứ không phải là do Thượng đế toàn năng điều khiển hay chi phối.
+Các phép màu hoặc sự linh ứng khi cầu nguyện không hề chứng minh Thượng đế toàn năng là có thật. Nhiều người theo tôn giáo, tín ngưỡng khác – có cách nhìn nhận rất khác nhau về vấn đề này. Chưa nói tới nhiều câu chuyện được cho là phép màu chưa chắc đã thật sự xảy ra, mà do yếu tố bối cảnh lịch sử được giả tạo để phục vụ nhiều mục đích khiến nhiều người lầm tưởng.
+Nhiều tu sĩ và tín đồ Kitô giáo tin vào ma quỷ(demons hoặc satan) có thể làm hại, quấy phá con người. Điều này cho thấy Thượng đế toàn năng cũng không có khả năng loại bỏ, giết hại ma quỷ hoặc biến ma quỷ trở thành các đối tượng có phẩm chất tốt để giúp đỡ con người .v.v…
-Thuyết Thượng Đế toàn năng có khả năng làm được mọi thứ, điều khiển mọi thứ .v.v….có nhiều điểm rất vô lý và sai lầm. Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao nhiều người cố gắng kết hợp thuyết này với triết lý của tôn giáo khác thường thất bại hoặc chỉ duy trì được sự tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn trong lịch sử nhân loại hoặc chỉ có một số ít người tin theo. Trong lịch sử của Kitô giáo(Công giáo, Tin Lành, Chính thống giáo .v.v…) đã có rất nhiều các cuộc thanh trừng, tàn sát, khủng bố, giết chóc lẫn nhau với lý do chỉ đơn thuần liên quan tới cách diễn giải về Thượng đế toàn năng hoặc các triết lý tôn giáo có liên quan giữa các tín đồ với nhau, đặc biệt là tại Châu Âu hoặc Châu Mỹ.
- Triết học, tư duy phản biện, vô số sai lầm về thuyết Thiên Chúa Toàn Năng.
- Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác
Lee Tâm/thienphatgiao.org
Nội dụng bài viết sẽ được cập nhật khi có thể(giống wikipedia) – nếu bạn có đóng góp gì ngắn gọn, vui lòng để lại bình luận, nếu hợp lý chúng tôi sẽ cập nhật vào nội dung của bài viết.