Triết học, tư duy phản biện, một số sai lầm về thuyết Thiên Chúa Toàn Năng.
Tóm tắt:
- Vô số sai lầm về thuyết Thiên Chúa toàn năng
- Thống kê số lượng tín đồ các tôn giáo, tín ngưỡng đa phần là con số ảo, thực tế thấp hơn nhiều.
- Một số lý do gian lận về thống kê tín đồ Tôn giáo, giáo phái, tín ngưỡng
- Con số tín đồ ảo, quá nhiều sai lệch còn góp phần gia tăng sự cuồng tín, cực đoan cho các tín đồ, góp phần làm suy giảm niềm tin tôn giáo.
- Lợi thế to lớn của những người Vô thần khi tìm hiểu, thực hành tôn giáo hiện nay
- Video: “‘Lịch sử đen tối của Tòa án Dị giáo Công giáo | Hồ sơ bí mật của tòa án dị giáo” – cuối bài
Dưới đây là 3 mệnh đề triết học tham khảo:
+ Mệnh đề 1: Con người phải chết, ông Socrates là con người, Vậy ông Socrates phải chết.
+ Mệnh đề 2: Con người có những đặc tính tốt, cô Mai là con người, Vậy cô Mai là người tốt.
+ Mệnh đề 3: Chuyện tâm linh là có thật, trong Thiên Chúa giáo có những chuyện tâm linh, vậy Thiên Chúa Toàn Năng(làm được tất cả mọi thứ, không có gì là không thể làm được) là có thật.
-Mệnh đề 1 rất dễ nhận thấy điều đúng, hợp lý và lôgic, Mệnh đề 2 và 3 thì khác hẳn nhưng lợi dụng được sự thiếu tư duy phản biện, hiện thực khách quan của nhiều người.
-Khi Mệnh đề 2,3 không chính xác, thì một số cách giải thích sai lệch hoặc gian lận là bạn cần phải có niềm tin, hoặc đánh lạc hướng người khác bằng cách đưa ra một câu chuyện tâm linh ở đâu đó (chưa chắc là đã có thật hay không) để người khác nhầm lẫn đánh đồng câu chuyện tâm linh với Thuyết Thiên Chúa Toàn Năng là có thật. Tất nhiên vẫn có những người do thiếu tư duy phản biện hoặc nghe lời người khác truyền lại nên tin vào thuyết này một cách tự nhiên. Hoặc do con người cố tình dàn dựng, cấu kết với nhau, sử dụng công nghệ kỹ thuật tạo ra những việc giả tâm linh, nhập hồn, lên đồng .v.v… để rao giảng, chứ chưa nói đến việc nhập hồn, lên đồng, cầu cơ .v.v… có thể có thật nhưng việc rao giảng về thế giới tâm linh chưa chắc đã là sự thật.
-Thực chất thì những câu chuyện tâm linh có mặt trong hàng chục ngàn tôn giáo, tín ngưỡng, cộng đồng lớn nhỏ, nền văn hóa, dòng họ, hộ gia đình khác nhau trên toàn cầu.
tượng nhà triết học Socrates (Xô-crát) người Hy Lạp cổ đại.
Trong thời trung cổ, trung đại, cận đại, tại các vùng, quốc gia, đặc biệt là tại Châu Âu, nơi mà Kitô giáo nắm quyền tuyệt đối, khi những người dân, tu sĩ, trí thức đặt ra những câu hỏi phản biện, thắc mắc, hoặc quan điểm trái ngược tới giáo hội Công giáo, linh mục, giáo hoàng, những người truyền đạo hay giới cầm quyền theo đạo sẽ bị đem giết, hoặc bỏ tù, tra tấn, kỳ thị, cô lập .v.v…
Các cuộc “săn lùng phù thủy” đã xuất hiện trên khắp Châu Âu thời cận đại, thực chất liên quan chặt chẽ tới việc lùng giết và bỏ tù những người có quan điểm trái ngược với giáo lý Công giáo-Thiên Chúa giáo, Kitô giáo hoặc thanh trừng những cộng đồng có tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa khác với Thiên Chúa giáo-Công giáo.
Từ khóa tìm kiếm trên mạng internet để tham khảo cho bạn đọc: “tòa án dị giáo”, “săn phù thủy”, “săn lùng phù thủy”, “săn phù thủy tại Châu Âu”.
Vô số sai lầm về thuyết Thiên Chúa toàn năng(Thượng đế toàn năng)
Trước tiên xin mô tả thuyết Thiên Chúa Toàn Năng(Thượng đế toàn năng) như sau: Thiên Chúa Toàn Năng là một Đấng, một người, hay một đối tượng nào đó có đặc điểm là “có thể làm được tất cả mọi thứ”, “không có gì là không thể làm được”, con người, muôn loài động, thực vật, đất, đá, lửa .v.v. trên trái đất đều do Thiên Chúa Toàn Năng Tạo ra, mọi việc làm hay ý nghĩ, ý muốn của con người trên mặt đất này đều do ý của Thiên Chúa Toàn Năng, các sản phầm như phần mềm máy tính, vệ tinh vũ trụ, quần áo, cây kim, sợi chỉ, hay việc bạn lên mạng xã hội bình luận, việc con người tàn sát động thực vật .v.v.. đều do ý của Thiên Chúa Toàn Năng.
Những người tin vào thuyết “Thiên Chúa toàn năng” có thể làm được tất cả mọi điều, mọi thứ theo ý muốn của mình, có thể liệt kê ra nhiều lý do, ví dụ để bảo vệ quan điểm của mình. Tuy nhiên rất nhiều người trí thức, hiểu biết từ xưa tới nay có thể liệt kê ra hàng ngàn cho tới hàng triệu lý do vô lý cho thuyết về Thiên Chúa Toàn Năng.
Có thể đưa ra một số lý do phản biện cho thuyết Thiên Chúa toàn năng rất vô lý như sau: Thiên Chúa toàn năng mà có thật thì có thể hô biến tất cả mọi người,loài vật trên mặt đất trở thành Đấng toàn năng như Thiên Chúa, Thiên chúa toàn năng mà có thật thì có thể hô biến tất cả mọi người đều trở thành người tốt, không còn tội phạm trên thế giới, có thể hô biến tất cả mọi người đều tin vào Thiên Chúa, thực tế thì hiện nay 2022 có hàng tỷ người không tin vào Thiên Chúa toàn năng. Thiên chúa toàn năng mà có thật thì có thể hô biến tất cả mọi bệnh tật trên cơ thể con người, có thể làm biến mất tất cả các cuộc chiến tranh, con người chém giết lẫn nhau trên thế giới trong một giây; Thiên chúa toàn năng nếu có thật thì có thể hô biến tất cả mọi người nam thành nữ và ngược lại .v.v.
+Mệnh đề triết học tâm linh: Con người hiểu biết hữu hạn về thế giới và tâm linh, không ai biết tất cả, cho nên Thiên Chúa Toàn Năng là có thật.
+Phản biện: Con người có thể hiểu biết hữu hạn, nhưng thông qua mô tả về những năng lực và khả năng của Thiên Chúa Toàn Năng để kết luận được đây là một thuyết sai lầm, và nhiều người đã cố tình gian lận với nhiều mục đích, lý do khác nhau.
+Cách đánh lạc hướng: đưa ra một câu chuyện tâm linh ở đâu đó để người đọc, người nghe thiếu tư duy phản biện về thuyết Thiên Chúa Toàn Năng.
+Câu hỏi phản biện khác: Tại sao lại không phải là do nhiều hoặc rất nhiều Thiên Chúa hay các Đấng Thần Thánh khác nhau cùng hợp sức để tạo nên một thứ gì đó, ai là người đã tạo nên Đấng Toàn Năng? Ai là đối tượng đã tạo ra 1 Đấng nào đó mà Đấng này đã có từ trước khi có Thiên Chúa?
Tập trung tất cả các Tu sĩ Thiên Chúa Giáo trên toàn thế giới và những tín đồ nhiệt thành nhất lại, cùng một thời điểm trên trái đất này để cầu nguyện Thượng Đế Toàn Năng giúp cho trái đất này hết chiến tranh, xung đột, giết chóc lẫn nhau, con người hết bệnh tật, và muôn loài không bị con người giết hại .v.v… có được hay không? Chắc chắn là Thượng Đế Toàn Năng không thể làm điều trên được, và nhiều người đã cố tình gian lận để phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
- Đọc thêm: Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thượng đế không thể ngăn khủng bố
- Covid-19, Chiến tranh và Tội phạm chứng tỏ không hề có Đấng Toàn Năng tồn tại.
Thống kê số lượng tín đồ các tôn giáo, tín ngưỡng đa phần là con số ảo, thực tế thấp hơn rất nhiều.
Thuyết Thiên Chúa toàn năng vô lý như vậy nhưng tại sao vẫn có hàng tỷ người trên toàn cầu tin vào hiện nay(2022)? Ví dụ như thống kê tín đồ Thiên Chúa giáo(Ki-tô giáo, Công giáo, Tin lành, Chính thống giáo .v.v..)?
Thực chất các thống kê trên là không chính xác, hầu như mang tính chính trị, địa chính trị để các quốc gia, tổ chức tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay quảng bá cũng như hạn chế sự xâm nhập, tuyên truyền của các tôn giáo, tín ngưỡng khác. Không cần có quá nhiều am hiểu về tôn giáo, chỉ cần tìm hiểu trong nội bộ một quốc gia bất kỳ, tham khảo trên thuyền thông, báo chí, trang mạng internet, youtube,.v.v. hay trong thực tế cuộc sống ở nhiều quốc gia, bạn sẽ thấy phần lớn ở các nước được cho là kinh tế phát triển hiện nay, rất nhiều và đa số người dân có xu hướng vô thần hóa hoặc là người vô thần, tôn giáo của họ thực chất chỉ nằm trên giấy tờ thống kê quảng cáo là chính. Niềm tin tôn giáo nếu có thì chỉ dừng lại ở góc độ văn hóa, tín ngưỡng, hoặc tin vào một thế giới tâm linh nói chung.
Khoa học thực nghiệm ở Hoa Kỳ và Châu Âu, cũng như 1 số nước ở Châu Á phát triển nên đa số người dân hiện tại ở đây vô thần hoặc có xu hướng vô thần hóa, niềm tin tôn giáo suy giảm xuống chỉ còn là nét văn hóa, tín ngưỡng. Số lượng người thực hành tôn giáo rất thấp. Rất nhiều người dân không còn tin vào lý thuyết Thiên Chúa Giáo mà dần thay thế, tin vào các triết lý của các Tôn giáo khác như Phật giáo, Ấn giáo, Thiền định .v.v…..
Các thống kê tín đồ lên tới hàng trăm triệu hay hàng tỷ người về các tôn giáo khác như Phật giáo, Hindu giáo, Đạo giáo, Hồi giáo .v.v… cũng hầu như không chính xác, và cũng mang tính chính trị, địa chính trị, quảng cáo là chính.
Nhiều nước Châu Âu hay Hoa Kỳ, Châu Úc, hoặc một số nước được cho là phát triển ở Châu Á, do có nền khoa học thực nghiệm hiện đại và phát triển, đa số người dân theo xu hướng vô thần hóa hoặc đa thần hóa, niềm tin và thực hành tôn giáo suy giảm xuống, chỉ còn dừng lại là nét văn hóa hoặc ở mức “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, sự thực hành tôn giáo hầu như rất ít.
Ở Châu Âu hoặc Hoa kỳ, Châu Úc hiện nay, rất nhiều người lúc còn nhỏ được cha mẹ cho làm lễ rửa tội như là một nét văn hóa, và được thống kê là một tín đồ Thiên Chúa giáo, khi lớn lên, tiếp xúc với nền giáo dục hiện đại, các tôn giáo, tín ngưỡng khác, sách triết học .v.v…. họ không còn tin vào giáo lý Thiên chúa giáo nói chung, Thiên chúa toàn năng nói riêng. Đây là một thực tế khách quan đã và đang xảy ra ở Châu Âu và Hoa Kỳ nhiều thập kỷ gần đây, được thể hiện qua nhiều mặt về văn hóa, điện ảnh, lối sống, thời trang ăn mặc gợi cảm, gợi dục tối đa, âm nhạc, văn học, báo chí, truyền thông, tự do ngôn luận, khoa học thực nghiệm nhiều lĩnh vực, định hướng giáo dục trong trường học .v.v.
Những thống kê về số lượng tín đồ nói trên hầu như chỉ khiến những người không am hiểu tôn giáo hoặc những người dân ở các vùng miền, lãnh thổ có rất ít thông tin, thông tin hạn chế về các nước phát triển mới tin theo.
Rất nhiều người hiện nay sống một cuộc đời vô thần, nhưng khi chết được gia đình, người thân tổ chức tang lễ theo nghi thức tôn giáo truyền thống ở vùng miền của mình vẫn được thống kê là một tín đồ tôn giáo. Việc xác định niềm tin tôn giáo của những người này hầu như rất khó và chỉ mang tính tham khảo.
Một số lý do gian lận về thống kê tín đồ Tôn giáo, giáo phái, tín ngưỡng
Tại sao thống kê số lượng tín đồ của các tôn giáo trên thế giới hiện nay(2022) lên tới hàng tỷ là con số giả, con số ảo; con số thực tế thấp hơn rất nhiều, nhưng vẫn được nhiều nhà truyền giáo, giới truyền thông, báo chí đưa ra? Xin liệt kê một số lý do như sau:
+ Các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng lớn quảng cáo, quảng bá hình ảnh của mình.
+ Do yếu tố chính trị, địa chính trị giữa các quốc gia để đối phó, lũng đoạn lẫn nhau. Vatican gần đây đưa ra con số tín đồ ảo nhiều sai lệch tới hơn 1 tỷ tín đồ là một ví dụ tiêu biểu, trong khi thực tế người dân trưởng thành ở Châu Âu và Hoa kỳ đã bị thế tục hóa, vô thần hóa, phần lớn người dân không còn tin vào giáo lý Công giáo, Tin lành, Thiên Chúa giáo .v.v…
+ Do chủ nghĩa đề cao vật chất, tiền bạc, hưởng thụ, đạo đức suy giảm .v.v… nên sử dụng thủ thuật thống kê tín đồ không chính xác nói trên để ngầm hướng con người tin và thực hành theo một số giá trị tích cực và tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng.
+ Do hiện nay nhiều người dân trên toàn cầu theo xu hướng vô thần hóa(không tin vào tôn giáo) hoặc nửa tin nửa không tin.
+ Gian lận thống kê tín đồ ảo để chiêu mộ thêm tín đồ mới, duy trì tín đồ cũ, đặc biệt tại các nơi vùng sâu, vùng miền lãnh thổ nơi người dân có ít thông tin về Châu Âu, Hoa Kỳ, hay 1 số nước được cho là phát triển.
+ Các nước lớn, cường quốc, tổ chức tôn giáo sử dụng các con số thống kê tôn giáo ảo nhằm lũng đoạn, chi phối, ngầm ảnh hưởng về chính trị, văn hóa, kinh tế .v.v.. lên các nước nhỏ, vùng miền nhằm phục vụ nhiều mục đích.
+ Để đối phó với các thống kê gian lận từ nhiều phong trào, giáo phái tâm linh nào đó mới nổi, ví dụ như thống kê sai lệch về con số 100 triệu người tập Pháp Luân Công từ trước những năm 2000 được nhiều tín đồ theo giáo phái này đưa ra. Con số ảo này còn cao hơn dân số của Việt Nam(2021) nhưng vẫn khiến nhiều người kém hiểu biết tin theo hoặc cố tình nói sai lệch vì các lý do như lôi kéo tín đồ kết hợp chính trị .v.v..
+ Các tôn giáo, giáo phái, quốc gia, trang mạng, báo chí khác cũng đưa ra con số thống kê tín đồ ảo, sai lệch, cho nên chúng tôi cũng đưa ra các con số thống kê tương tự.
+ Những người cuồng tín cố tình quảng cáo, rao giảng các con số giả về số lượng tín đồ để đề cao tôn giáo, tông phái, giáo phái của mình.
Ảnh chụp bên dưới cho thấy thông tin số lượng tín đồ Đạo giáo ở Trung Quốc được trang toplist.vn đăng tải là 400 triệu người, tuy nhiên những người chỉ có đôi chút am hiểu về Trung Quốc hiện nay đều rất dễ nhận ra con số quá sai lệch này. Ở Trung Quốc hiện nay nhiều người có thể bị ảnh hưởng đôi chút bởi Đạo giáo như là nét văn hóa truyền thống, chứ không phải là có tín ngưỡng hay là tín đồ của Đạo giáo. Tuy nhiên để tuyên truyền ra bên ngoài, nhiều người Trung Quốc, chính phủ và truyền thông Trung Quốc vẫn thích sử dụng con số ảo sai lệch này.
Tóm lại người viết tin vào thế giới tâm linh nói chung và một số sự kiện tâm linh trong hàng ngàn tôn giáo, tín ngưỡng ở các vùng miền, cộng đồng, lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên không phải các giáo lý, lý thuyết các tôn giáo, giáo phái, tín ngưỡng này thuyết giảng, đưa ra là chính xác.
Truyền thông, rao giảng về những con số tín đồ ảo, quá nhiều sai lệch còn góp phần gia tăng sự cuồng tín, cực đoan cho các tín đồ, đặc biệt là đối với ngoại đạo, góp một phần làm suy giảm thêm niềm tin tôn giáo.
Việc nhiều tổ chức tôn giáo lớn, rất nhiều các tờ báo, sách, trang mạng lớn uy tín, các tổ chức lớn vẫn sử dụng con số thống kê ảo về tín đồ tôn giáo, giáo phái, phương pháp tu luyện tâm linh .v.v.. còn góp phần làm gia tăng sự cuồng tín, cực đoan vào tôn giáo, giáo phái của mình, đối xử cực đoan với những người khác tôn giáo, niềm tin khác. Tuy nhiên việc sử dụng con số tín đồ các tôn giáo, giáo phái, tín ngưỡng ảo vẫn rất phổ biến trên toàn cầu từ nhiều nguồn mà nhiều người cho là uy tín, nên rất ít các nỗ lực truyền thông về con số thực khi vấn đề trên còn liên quan chặt chẽ tới chính trị, mâu thuẫn sắc tộc, lịch sử chiến tranh, xung đột giữa các tộc người hay giữa các vùng lãnh thổ. Pháp Luân Công là một trong rất nhiều ví dụ về việc rất nhiều tín đồ giáo phái, phương pháp khí công này quá cuồng tín và thường xuyên rao giảng về số người tu tập lên tới khoảng 100 triệu người khi bị cấm, trấn áp truyền bá tại Trung Quốc, trong khi đó con số thực tế thấp hơn rất nhiều lần.
Ảnh chụp bên dưới cho thấy thông tin tín đồ ảo, nhiều sai lệch mà trang Vaticannews.va đưa ra lên tới 1 tỷ 345 triệu tín đồ (Vatican News là cổng thông tin của Tòa thánh Vatican). (ảnh chụp ngày 12/05/2022, xem bài gốc tại đây)
Ảnh chụp về con số thống kê tín đồ ảo mà cổng thông tin của Tòa Thánh Vatican đưa ra. Hiện nay ở Châu Âu và Hoa Kỳ, Châu Úc, rất nhiều người lúc sơ sinh được rửa tội, nhưng khi lớn lên, được giáo dục trong môi trường khoa học hiện đại, họ không còn tin theo giáo lý Công giáo, Kitô giáo. Phần lớn người dân ở Châu Âu hoặc Hoa Kỳ hiện nay vô thần hoặc có xu hướng vô thần hóa, rất nhiều nơi tôn giáo suy giảm xuống chỉ còn là nét văn hóa.
có tỷ lệ rất lớn những người trưởng thành ở Châu Âu và Hòa Kỳ hiện nay không còn tin vào giáo lý Công giáo-Thiên Chúa giáo, hoặc tin vào giáo lý tôn giáo, tín ngưỡng khác, nhưng vẫn được thống kê là tín đồ của những tôn giáo, giáo phái có chung niềm tin này. Ảnh thủ đô Luân Đôn, nước Anh.
Việc quá cuồng tín vào giáo lý của giáo phái mình, không tôn trọng các niềm tin khác đã gây ra rất nhiều các cuộc chiến tranh tôn giáo, tín ngưỡng theo đúng nghĩa đen của nó, chứ không phải là việc các tôn giáo đều tốt đẹp, chỉ có con người là lợi dụng tôn giáo để làm những điều sai lệch như một số người vẫn thường nói.
Một giáo lý, lý thuyết không hoàn hảo, bất toàn, ngoài mặt tích cực là định hướng con người ta đến việc sống tốt đẹp, nhân ái, đối xử văn minh với nhau, thì mặt tiêu cực trong giáo lý của tôn giáo, giáo phái đó đối với ngoại đạo(là những người không có chung niềm tin, văn hóa) sẽ được thể hiện tối đa trong một cộng đồng, hay một quốc gia khi có nhiều mâu thuẫn, xung đột, chênh lệch giàu nghèo, bạo loạn, hay đơn thuần chỉ ở việc một cá nhân trình bày những phản biện về triết lý tôn giáo khác theo hướng học thuật, triết học, phản biện.
Trong giáo lý Thiên chúa giáo nói chung, ngoài việc hướng con người đến những điều tốt đẹp, đối xử nhân ái với nhau, thì Thiên Chúa Toàn Năng được mô tả trong các kinh Cựu ước, tàn sát con người hoặc những người ngoài đạo(không có chung niềm tin) với những lý do vô lý hơn nhiều nguyên nhân những cuộc chiến tranh, nội chiến, hoặc khủng bố do con người hiện đại gây ra ngày nay. Thiên Chúa toàn năng trong những kinh Cựu ước vẫn là khái niệm cốt lõi và quan trọng đối với Thiên Chúa Giáo nói chung(Kitô giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi Giáo, Do Thái giáo, các giáo phái khác dựa trên niềm tin này .v.v.). Những thông tin cực đoan về Thiên Chúa trong các Kinh Cựu Ước này được gieo vào đầu những người có niềm tin mạnh mẽ, hay những người mộ đạo trong vô thức(vô tình); trong nhiều không gian và hoàn cảnh, những thông tin cực đoan này ít có tác dụng hoặc vô dụng, nhưng trong những không gian và hoàn cảnh cực đoan, nhiều mâu thuẫn đối kháng như chính trị, kinh tế, sắc tộc .v.v.. sẽ được phát huy tối đa. Những biểu hiện ra ngoài thực tế về lịch sử của Thiên Chúa Giáo đã thực chứng cho tới tận ngày nay (2022) với các cuộc nội chiến liên quan đến giáo lý tôn giáo theo đúng nghĩa đen, chứ không phải là việc con người lợi dụng tôn giáo để gây chiến tranh, bạo loạn.
Trong lịch sử cận đại hàng ngàn năm gần đây, rất nhiều sách, báo, tư liệu còn được lưu trữ và phổ biến cho đến ngày nay, có rất nhiều các sự việc lợi dụng 1 sự kiện tâm linh nào đó có thể có thật để rao giảng các triết thuyết, giáo điều vô lý do con người cố tình tạo ra, chứ không phải là do ngộ nhận hoặc do sự hiểu biết hữu hạn của riêng cá nhân.
Lợi thế to lớn của những người Vô thần khi tìm hiểu, thực hành tôn giáo hiện nay
Lợi thế rất lớn của những người Vô thần trong thời đại mạng internet, mạng xã hội phát triển, hàng trăm ngàn các website về tôn giáo, tâm linh, giáo phái tu luyện hiện nay đó là có nhiều lợi thế tham khảo các triết lý, giáo lý, lý thuyết mà nhiều tôn giáo, giáo phái, cá nhân đưa ra để tham khảo, suy ngẫm, chiêm nghiệm .v.v…một cách nghiêm túc, cũng như những phản biện về những sự kiện tâm linh có thể được giàn dựng, làm giả nhờ công nghệ khoa học hay thủ thuật tâm lý học hiện đại .v.v… Ngoài lý thuyết đưa ra như thế, thì có những phương pháp thực hành tâm linh nào hay không? Hay chỉ đơn thuần dựa vào lý thuyết và niềm tin? .v.v..
Xin được trích một số đoạn trong bài Kinh đức Phật giảng cho những người Kalama như sau:
…Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình….
….. Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: “Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. “.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên….
….Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết như sau: “Các pháp này là thiện; Các pháp này là không đáng chê; Các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này Kàlàmà, hãy tự đạt đến và an trú!…..
…..
– Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình; chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.
Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: “Các pháp này là thiện; Các pháp này là không có tội; Các pháp này được người có trí tán thán; Các pháp này nếu được thực hiện, được chấp nhận đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này Kàlàmà, hãy chứng đạt và an trú! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên.
……
Bài Kinh đức Phật dạy những người Kalama nói trên rất nổi tiếng và được nhiều Phật tử biết đến, đề cao tinh thần không cuồng tín, mê tín, giáo điều .v.v… đây là bài Kinh hay rất đáng để tham khảo. Tuy nhiên gần đây rất nhiều người tu tập theo truyền thống Phật giáo Nam truyền Tiểu thừa(1 số bộ phái phật giáo truyền về phía Nam Ấn Độ) đã sử dụng bài Kinh này để đi công kích hầu hết các bài Kinh của truyền thống, tông phái Phật giáo khác là Kinh giả hay ngụy tạo, trong đó có nhiều nhà sư Nam Truyền. Tuy nhiên, “há miệng mắc quai”, nếu theo đúng như lý luận hay phản biện của những người này thì nhiều người cũng chớ nên tin vào những Kinh điển hay giáo điều mà nhiều người Phật giáo Nam tông vẫn rao giảng? Trong thời đại thông tin có thể truy cập và tra cứu tham khảo theo thời gian thực trên toàn cầu hiện nay, chứ không phải là hạn chế thông tin cục bộ trong một vùng miền, lãnh thổ như ngày xưa, thì lối tuyên truyền rao giảng cực đoan của nhiều Phật tử theo truyền thống Phật giáo Nam tông đã lỗi thời, nhiều lỏng lẻo.
Tự do ngôn luận, tôn trọng ý kiến khác biệt của giới trí thức khoa học tiến bộ ngày nay đã có từ hàng ngàn năm trước trong các tôn giáo, tín ngưỡng, nhà triết học, trí thức ở Ấn độ. Đây chính là lý do mà qua hàng ngàn năm, rất nhiều các giáo phái, tôn giáo, tín ngưỡng vẫn tồn tại ở Ấn Độ đến tận ngày nay, mặc dù nhìn qua bề ngoài thì quá hỗn loạn vì nhiều giáo phái và triết thuyết. Phật giáo mặc dù bị bài xích và hạn chế ở Ấn độ trong một thời gian dài vì nhiều lý do nhưng cũng không có cái nhìn quá cực đoan về Ấn độ giáo nói chung.
Video: “Lịch sử đen tối của Tòa án Dị giáo Công giáo | Hồ sơ bí mật của tòa án dị giáo” – Nguồn Youtube
-Để xem tiếng Việt: bấm vào biểu tượng hình tròn răng cưa -> Phụ đề -> dịch tự động -> kéo xuống phía dưới chọn Tiếng Việt.
Lee Tâm/thienphatgiao.org
- Những lập luận phi lôgic về thuyết Thượng Đế Toàn Năng sáng tạo ra con người thường gặp!
- Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thượng đế không thể ngăn khủng bố
- Covid-19, Chiến tranh và Tội phạm chứng tỏ không hề có Đấng Toàn Năng tồn tại.
Nội dung bài viết sẽ được cập nhật khi có thể.