• Home
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
  • Học Thiền
    • Người mới học
    • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Tổ Sư
      • Thiền Mật Tông
    • Thiền Nam Tông
    • Khóa Tu Thiền – Niệm Phật
    • Hỏi Đáp
  • Kinh
    • Hán Tạng/Phạn Ngữ
    • kinh Pali
    • Nghe đọc kinh
    • Giảng Giải Kinh
  • Luật & Luận
    • Luận Tạng
    • Duy Thức Luận
    • Vi Diệu Pháp – Thắng Pháp
    • Luật Tạng
  • Ăn Chay
  • Tâm Linh
    • Tâm linh ngoại cảm
    • Tâm linh và Phật giáo
  • Mật Tông
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
    • Kiến thức cơ bản
    • Khái niệm cốt lõi
    • Phật Giáo Việt Nam
    • Khoa Học và Phật Giáo
    • Lịch sử Phật Giáo
  • Sách
    • sách thiền Đại Thừa
    • sách thiền Nam Tông
    • Sách về Niệm Phật
    • sách về Mật Tông
    • Sách Tổng hợp
    • sách hay gợi ý cho bạn
  • Niệm Phật
  • Video
    • Phật Giáo Video
    • Thiền Học Video
  • Hỏi Đáp
No Result
Xem Toàn Bộ Kết Quả
  • Home
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
  • Học Thiền
    • Người mới học
    • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Tổ Sư
      • Thiền Mật Tông
    • Thiền Nam Tông
    • Khóa Tu Thiền – Niệm Phật
    • Hỏi Đáp
  • Kinh
    • Hán Tạng/Phạn Ngữ
    • kinh Pali
    • Nghe đọc kinh
    • Giảng Giải Kinh
  • Luật & Luận
    • Luận Tạng
    • Duy Thức Luận
    • Vi Diệu Pháp – Thắng Pháp
    • Luật Tạng
  • Ăn Chay
  • Tâm Linh
    • Tâm linh ngoại cảm
    • Tâm linh và Phật giáo
  • Mật Tông
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
    • Kiến thức cơ bản
    • Khái niệm cốt lõi
    • Phật Giáo Việt Nam
    • Khoa Học và Phật Giáo
    • Lịch sử Phật Giáo
  • Sách
    • sách thiền Đại Thừa
    • sách thiền Nam Tông
    • Sách về Niệm Phật
    • sách về Mật Tông
    • Sách Tổng hợp
    • sách hay gợi ý cho bạn
  • Niệm Phật
  • Video
    • Phật Giáo Video
    • Thiền Học Video
  • Hỏi Đáp
No Result
Xem Toàn Bộ Kết Quả
Thiền Phật Giáo
No Result
Xem Toàn Bộ Kết Quả
Trang chủ Phật Học Kiến thức cơ bản

Pháp – Dharma

6 năm trước
A A
Hán Tạng/Phạn Ngữ
9.3k
chia sẻ
185.7k
xem
chia sẻ lên Facebookchia sẻ Twitter

Pháp (Dharma hay Dhamma)

Pháp (tiếng Phạn: dharma, tiếng Pali: Dhamma, tiếng Hán: fă 法 ) là một danh từ rắc rối, khó sử dụng cho đúng nghĩa; tuy vậy, Pháp là một trong những thuật ngữ quan trọng và thiết yếu nhất trong Phật Giáo. Pháp có nhiều nghĩa khác nhau. Bài viết này nhằm tổng hợp các bài viết, những định nghĩa về Pháp từ các từ điển Phật giáo khác nhau, nhằm giúp cho bạn đọc có thêm lợi ích khi thực hành và đọc tụng kinh điển mà bắt gặp từ Pháp

  • Khái niệm Pháp trong Phật giáo – Thích Nguyên Hiệp
  • Pháp – theo từ điển Phật học Tuệ Quang (Việt-Anh)
  • Pháp – theo từ điển Phật học Việt Anh – Minh Thông
  • Pháp – theo từ điển Phật Quang
  • Pháp – theo từ điển Phật học Anh-Hán-Việt
  • Pháp – Từ điển Đạo uyển
  • Pháp – Ngữ vựng Danh từ Thiền học – Từ điển Phật Quang
  • Pháp (Dhamma) – Viên Minh

Pháp – theo từ điển Phật học Tuệ Quang (Việt-Anh)

Pháp: Dhamma (pali), Dharma (sanskrit – Phạn ngữ), Doctrine Pháp là một danh từ rắc rối, khó sử dụng cho đúng nghĩa; tuy vậy, pháp là một trong những thuật ngữ quan trọng và thiết yếu nhất trong Phật Giáo. Pháp có nhiều nghĩa:

1) Luật lệ

2) Theo Phạn ngữ, chữ “Pháp” phát xuất từ căn ngữ “Dhri” có nghĩa là cầm nắm, mang, hiện hữu, hình như luôn luôn có một cái gì đó thuộc ý tưởng “tồn tại” đi kèm với nó

  • a) Ý nghĩa thông thường và quan trọng nhất của “Pháp” trong Phật giáo là chân lý
  • b) Thứ hai, pháp được dùng với nghĩa “hiện hữu,” hay “hữu thể,” “đối tượng,” hay “sự vật.”
  • c) Thứ ba, pháp đồng nghĩa với “đức hạnh,” “công chánh,” “chuẩn tắc,” về cả đạo đức và tri thức
  • d) Thứ tư, có khi pháp được dùng theo cách bao hàm nhất, gồm tất cả những nghĩa lý vừa kể, nên chúng ta không thể dịch ra được. Trong trường hợp nầy cách tốt nhất là cứ để nguyên gốc chứ không dịch ra ngoại ngữ

3) Luật vũ trụ hay trật tự mà thế giới chúng ta phải phục tòng. Theo đạo Phật, đây là luật “Luân Hồi Nhân Quả”

4) Hiện Tượng: —Mọi hiện tượng, sự vật và biểu hiện của hiện thực. Mọi hiện tượng đều chịu chung luật nhân quả, bao gồm cả cốt tủy giáo pháp Phật giáo

5) Chân Lý

6) Dharma (sanskrit)—Đạt Ma—Đàm Ma—Đàm Vô—Giáo pháp của Phật hay những lời Phật dạy – Con đường hiểu và thương mà Đức Phật đã dạy—Phật dạy: “Những ai thấy được pháp là thấy được Phật.” Vạn vật được chia làm hai loại: vật chất và tinh thần; chất liệu là vật chất, không phải vật chất là tinh thần, là tâm

7) Toàn bộ giáo thuyết Phật giáo, các quy tắc đạo đức bao gồm kinh, luật, giới

8) Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, chữ Dharma có năm nghĩa như sau

  • a) Dharma là cái được nắm giữ hay lý tưởng nếu chúng ta giới hạn ý nghĩa của nó trong những tác vụ tâm lý mà thôi. Trình độ của lý tưởng nầy sẽ sai biệt tùy theo sự tiếp nhận của mỗi cá thể khác nhau. Ở Đức Phật, nó là sự toàn giác hay viên mãn trí (Bodhi):
  • b) Thứ đến, lý tưởng diễn tả trong ngôn từ sẽ là giáo thuyết, giáo lý, hay giáo pháp của Ngài
  • c) Thứ ba, lý tưởng đề ra cho các đệ tử của Ngài là luật nghi, giới cấm, giới điều, đức lý
  • d) Thứ tư, lý tưởng là để chứng ngộ sẽ là nguyên lý, thuyết lý, chân lý, lý tính, bản tính, luật tắc, điều kiện
  • e) Thứ năm, lý tưởng thể hiện trong một ý nghĩa tổng quát sẽ là thực tại, sự kiện, sự thể, yếu tố (bị tạo hay không bị tạo), tâm và vật, ý thể và hiện tượng

9) Những phản ánh của các hiện tượng vào tâm con người, nội dung tâm thần, ý tưởng

10) Những nhân tố tồn tại mà trường phái Tiểu thừa cho đó là nền tảng của nhân cách kinh nghiệm

11) Theo phái Trung Quán, chữ Pháp trong Phật Giáo có nhiều ý nghĩa. Nghĩa rộng nhất thì nó là năng lực tinh thần, phi nhân cách bên trong và đằng sau tất cả mọi sự vật. Trong đạo Phật và triết học Phật giáo, chữ Pháp gồm có bốn nghĩa

  • a) Pháp có nghĩa là thực tại tối hậu. Nó vừa siêu việt vừa ở bên trong thế giới, và cũng là luật chi phối thế giới
  • b) Pháp theo ý nghĩa kinh điển, giáo nghĩa, tôn giáo pháp, như Phật Pháp
  • c) Pháp có nghĩa là sự ngay thẳng, đức hạnh, lòng thành khẩn
  • d) Pháp có nghĩa là thành tố của sự sinh tồn. Khi dùng theo nghĩa nầy thì thường được dùng cho số nhiều

Pháp – theo từ điển Phật học Việt Anh – Minh Thông

Pháp – Dhamma (Pali), Dharma (Sanskrit), Hassu (J)Đàm ma, Đàm mô

1- Bất kỳ vật hay việc gì, dú lớn hay nhỏ, hữu hình hay vô hình, tốt hay xấu, hữu vi hay vô vi, chơn thật hay hư vọng, những nguyên tắc hay luật chung của tôn giáo hay vũ trụ, đều gọi chung là pháp.

2- Còn dùng chỉ riêng đạo lý của đạo Phật. Pháp có 3 thời kỳ:

– Thời Chánh pháp: lúc Phật nhập diệt cho đến 500 năm sau, nhờ ảnh hưởng thần lực của Phật nên người tu dễ đắc đạo.
– Thời Tượng pháp: kéo dài 1000 năm kễ từ sau 500 sau khi Phật nhập diệt. Pháp còn tương tợ chứ không phải là chánh, dù khó nhưng cũng có nhiều người đắc đạo.
– Thời Mạt Pháp: từ 1500 năm sau khi Phật nhập diệt trở về sau, thời kỳ này kéo dài 1000 năm. Người tu sanh giaỉi đãi, sa ngã, ít người tinh tấn, ít người thành đạo.

Pháp có 5 thứ: – giáo pháp (pháp để dạy) – hạnh pháp (pháp để hành) – – chứng pháp (pháp tu đắc) – nhiếp pháp (pháp giữ lấy) – thọ pháp (pháp lãnh thọ).

Pháp – theo từ điển Phật Quang

pháp: (法) Phạm: Dharma, Pàli: Dhamma. Hán âm: Đạt ma, Đà ma, Đàm ma, Đàm vô, Đàm.

I. Pháp. Trong kinh điển Phật giáo, danh từ Pháp được sử dụng trong rất nhiều trường hợp và ý nghĩa cũng không đồng nhất. Nói 1 cách tổng quát thì Pháp có 2 định nghĩa là nhậm trì tự tính, quĩ sinh vật giải.

1. Nhậm trì tự tính: Tất cả sự vật, hiện tượng luôn giữ gìn bản tính riêng của chúng, không thay đổi.

2. Quĩ sinh vật giải: Tất cả sự vật đều duy trì tự tính riêng biệt của chúng, như những khuôn mẫu khiến người ta dựa vào đó làm căn cứ mà hiểu 1 hiện tượng nhất định. Nói theo nghĩa Nhậm trì tự tính thì Pháp là chỉ cho tất cả cái tồn tại có đầy đủ tự tính, bản chất riêng biệt; nói theo nghĩa Quĩ sinh vật giải thì Pháp chỉ cho những tiêu chuẩn của sự nhận thức, như qui phạm, pháp tắc, đạo lí, giáo lí, giáo thuyết, chân lí, thiện hành v.v…

Tóm lại, Pháp chỉ chung cho hết thảy mọi sự vật, mọi hiện tượng – cụ thể hay trừu tượng – có tự tính, bản chất riêng biệt làm căn cứ, khuôn mẫu khiến người ta nhìn vào là có thể nhận thức và lí giải được.

[X. kinh Tạp a hàm Q.31; kinh Chư pháp bản trong Trung a hàm Q.28; phẩm Cú nghĩa trong kinh Đại phẩm bát nhã Q.4; phẩm Sát na trong kinh Đại thừa lăng già Q.5; kinh Đại bảo tích Q.52; luận Đại trí độ Q.48].

II. Pháp. Chỉ cho cảnh sở duyên(đối tượng phân biệt) của thức thứ 6(ý thức), cũng gọi Pháp xứ (Phạm: Dharmàyatana) hoặc Pháp giới (Phạm: Dharma-dhàtu).

[X. luận Đại tì bà sa Q.73; luận Câu xá Q.1; phẩm Xứ trong luận Pháp uẩn túc Q.10].

III. Pháp. Tiếng dùng trong Nhân minh. Hàm ý tính chất, thuộc tính. Trong Nhân minh, danh từ sau (hậu trần) của Tông (mệnh đề) gọi là Pháp (thuộc tính); danh từ trước(tiền trần)của Tông gọi là Hữu pháp (có thuộc tính). Như lập Tông: Âm thanh là vô thường, thì vô thường (Pháp) là thuộc tính của âm thanh (Hữu pháp).

[X. Nhân minh luận sớ minh đăng sao Q.2, phần đầu; Nhân minh luận sớ thụy nguyên kí Q.2]. (xt. Tà Chính, Thể).

Pháp – theo từ điển Phật học Anh-Hán-Việt

Pháp 法 => (s: dharma; p: dhamma). Chữ dharma vốn xuất phát từ tiếng Ấn Độ, ngữ căn dhr, có nghĩa là “nắm giữ”, đặc biệt là nắm giữ tính năng hoạt động của con người. Thuật ngữ nầy có nhiều nghĩa:

  1. Tập quán, thói quen, tiêu chuẩn của phép cư xử.
  2. Điều phải làm; nghề nghiệp, bổn phận, nghĩa vụ.
  3. Trật tự xã hội; quy củ trong xã hội.
  4. Điều lành, việc thiện, đức hạnh.
  5. Sự thực, thực tại, chân lý, luật tắc (s: satya).
  6. Nền tảng của thế gian và các cõi giới.
  7. Tín ngưỡng tôn giáo.
  8. Tiêu chuẩn để nhận thức về chân lý, về luật tắc.
  9. Giáo lý, sự giải thích.
  10. Bản thể, bản tính.
  11. Thuộc tính, phẩm chất, đặc tính, cấu trúc cơ bản. Ý nghĩa nầy của thuật ngữ thường được dùng trong các luận giải của Du-già hành tông(hay Duy thức tông), liệt kê tất cả kinh nghiệm thế gian thành 100 pháp hoặc 100 cấu trúc cơ bản. Thực tế các pháp không tồn tại trên cơ sở tự tính nầy hàng Nhị thừa không thể nào nhận thức được, nhưng là một đối tượng quán sát đặc biệt của hàng bồ-tát. Không nhận thức được tính không của các cấu trúc cơ bản là điều rất quan trọng cho sở tri chướng. Xem Bách pháp百法.
  12. Trong Luận lý học, pháp là tiền đề hay là đối tượng của một sự kiện.

Pháp – Từ điển Đạo uyển

Pháp 法; tiếng Hán: fă; tiếng Nhật: hō; Sanskrit: dharma; Pali: dhamma; cũng đươc dịch theo âm Hán Việt là Ðạt-ma, Ðàm-ma;
Chữ dharma vốn xuất phát từ tiếng Ấn Độ, ngữ căn dhr, có nghĩa là »nắm giữ«, đặc biệt là nắm giữ tính năng hoạt động của con người. Thuật ngữ nầy có nhiều nghĩa:

  1. Tập quán, thói quen, tiêu chuẩn của phép cư xử;
  2. Điều phải làm; nghề nghiệp, bổn phận, nghĩa vụ;
  3. Trật tự xã hội; quy củ trong xã hội;
  4. Điều lành, việc thiện, đức hạnh;
  5. Sự thật, thật tại, chân lí, luật tắc (s: satya);
  6. Nền tảng của thế gian và các cõi giới;
  7. Tín ngưỡng tôn giáo; 8. Tiêu chuẩn để nhận thức về chân lí, về luật tắc;
  8. Giáo lí, sự giải thích;
  9. Bản thể, bản tính;
  10. Thuộc tính, phẩm chất, đặc tính, cấu trúc cơ bản. Ý nghĩa nầy của thuật ngữ thường được dùng trong các luận giải của Du-già hành tông, liệt kê tất cả kinh nghiệm thế gian thành 100 pháp hoặc 100 cấu trúc cơ bản. Thực tế các pháp không tồn tại trên cơ sở tự tính nầy hàng Nhị thừa không thể nào nhận thức được, nhưng là một đối tượng quán sát đặc biệt của hàng Bồ Tát. Không nhận thức được tính không của các cấu trúc cơ bản là điều rất quan trọng cho sở tri chướng. Xem Bách pháp;
  11. Trong Luận lí học, là tiền đề hay là đối tượng của một động từ.

Tổng quát lại, người ta có thể hiểu pháp là »tất cả những gì có đặc tính của nó – không khiến ta lầm với cái khác – có những khuôn khổ riêng của nó để nó làm phát sinh trong đầu óc ta một khái niệm về nó« (theo Phật học đại từ điển của Ðinh Phúc Bảo, lời dịch của Thích Nhất Hạnh).

Pháp – Ngữ vựng Danh từ Thiền học – Từ điển Phật Quang

Pháp – Tất cả sự vật hữu hình gọi là sắc pháp, vô hình gọi là tâm pháp, có thể tánh gọi là hữu pháp, không thể tánh gọi là vô pháp. Các pháp sắc, tâm, hữu, vô, gọi chung là Pháp giới.

| Trang 2 |

banh-xe-phap

Trang số 1 trong 2 trang
12Next
Từ khóa: dhamma nghĩa là gìdharma nghĩa là gìkhái niệm dharmakhái niệm Pháp trong Phật giáonghĩa của tử Pháp trong đạo PhậtPháp là gìPháp trong Phật giáo
Mặt Hồ Tĩnh Lặng – Quyển 3 – Thiền sư Ajahn Chah

Thờ Phật trên bàn học được không?

Cát và Đá – Hai người bạn

Ý nghĩa thờ cúng tổ tiên theo quan điểm của Phật giáo

Khai trương siêu thị 0 đồng tại chùa Vĩnh Nghiêm

Vì sao Đức Phật vẫn còn tóc mà các Tỳ-kheo thì không?

Đừng vội oán trách Nghịch cảnh bởi nó đang tôi luyện con người bạn

Những loại sữa từ nguồn thực vật có lợi cho sức khỏe nhất

Bài tiếp
Hán Tạng/Phạn Ngữ

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh - Quảng Minh dịch Việt

Leave a Reply Cancel reply

Xem nhiều gần đây

Báo Ứng Hiện Đời – 7 Tập

Báo Ứng Hiện Đời – 7 Tập

Báo Ứng Hiện Đời – Tập 4 – P3

Báo Ứng Hiện Đời – Tập 4

Con Người Có Cần Trọn Ðạo Hiếu Hay Chăng?

Phật Học Cơ Bản – Tập Một

Thần Thông – HT. Tuyên Hóa

Đường Mây Qua Xứ Tuyết – Lama Anagarika Govinda

Báo Ứng Hiện Đời – Tập 3 – Hạnh Đoan dịch – P3

Báo Ứng Hiện Đời – Tập 3 – Hạnh Đoan dịch

Hán Tạng/Phạn Ngữ

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa – Thích Trí Tịnh dịch

Thienphatgiao.Org-2020
Tri Thức Không Có Người Phát Minh
Chỉ Có Người Giác Ngộ, Khám Phá Ra Nó
Liên hệ, gửi bài → thienphatgiao.org@gmail.com

  • Trang chủ
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Tâm Linh
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
  • Học Thiền
  • Kinh
  • Luật & Luận
  • Ăn Chay
  • Mật Tông
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
  • Kiến thức cơ bản
  • Sách Thiền
  • Sách video
  • Hỏi Đáp
  • Tổng Hợp
  • Diễn Đàn Xây Dựng
  • Tin Phiền Não
  • Nghiên cứu Phật học
  • Khai thị Chọn lọc
  • Donate

Nguyện đem công đức này - Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh - Đều trọn thành Phật đạo.

No Result
Xem Toàn Bộ Kết Quả
  • Home
  • Đạo & Đời
  • Tin tức – Tổng Hợp
  • Bí ẩn – Khám phá
  • Luân Hồi và Nhân Quả
    • Luân Hồi
    • Nhân Quả
  • Học Thiền
    • Người mới học
    • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Đại Thừa
      • Thiền Tổ Sư
      • Thiền Mật Tông
    • Thiền Nam Tông
    • Khóa Tu Thiền – Niệm Phật
    • Hỏi Đáp
  • Kinh
    • Hán Tạng/Phạn Ngữ
    • kinh Pali
    • Nghe đọc kinh
    • Giảng Giải Kinh
  • Luật & Luận
    • Luận Tạng
    • Duy Thức Luận
    • Vi Diệu Pháp – Thắng Pháp
    • Luật Tạng
  • Ăn Chay
  • Tâm Linh
    • Tâm linh ngoại cảm
    • Tâm linh và Phật giáo
  • Mật Tông
  • Suy ngẫm
  • Phật Học
    • Kiến thức cơ bản
    • Khái niệm cốt lõi
    • Phật Giáo Việt Nam
    • Khoa Học và Phật Giáo
    • Lịch sử Phật Giáo
  • Sách
    • sách thiền Đại Thừa
    • sách thiền Nam Tông
    • Sách về Niệm Phật
    • sách về Mật Tông
    • Sách Tổng hợp
    • sách hay gợi ý cho bạn
  • Niệm Phật
  • Video
    • Phật Giáo Video
    • Thiền Học Video
  • Hỏi Đáp

© 2019 Thienphatgiao.org

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist