Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa
Tóm tắt:
- 1. Tóm lược
- 2. Một số khác biệt lớn giữa tiểu thừa và đại thừa (hiện nay 2021)
- 3. Sự kết hợp cả hai truyền thống.
- 4. Phật giáo nguyên thủy.
- 5. Phật giáo phát triển.
- 6. Sự mô tả về Kinh điển Đại thừa.
- 7. Phân tích, nhận định
- Khi nào thì Nam Truyền(Tiểu thừa) mới hết công kích cực đoan Bắc Truyền(Đại thừa)?
1. Tóm lược
Khi đức Phật còn tại thế, tùy theo trình độ của người nghe, hay người thưa hỏi mà Ngài thuyết pháp có nông sâu, cao thấp. Tuy cùng nghe một bài pháp, nhưng sự lĩnh hội của mỗi người cũng có thấp cao không giống nhau. Mặt khác do đối tượng thuyết pháp không giống nhau cho nên nội dung và cảnh giới thuyết pháp cũng khác nhau.
Tiểu thừa (Phạn ngữ: hīnayāna) nghĩa là “cỗ xe nhỏ”. Một số tên gọi khác của Phật giáo Tiểu thừa hiện nay là Phật giáo Nam truyền, Nam Tông, Phật giáo Theravada, Phật giáo Trưởng Lão Bộ .v.v….. (truyền về các nước phía Nam Ấn Độ), Phật giáo Thượng tọa bộ Theravāda gồm một vài hoặc nhiều bộ phái của Tiểu thừa. Tiểu thừa cũng bao gồm rất nhiều tông phái, bộ phái khác nhau(giống như nhiều bộ phái, tông phái của Đại Thừa), tuy nhiên có nhiều những điểm chung nên gọi chung như vậy. Các nước mà dân chúng phần nhiều theo Phật giáo Tiểu Thừa hiện nay là Sri lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào. Phật giáo Nam Truyền (Tiểu Thừa) chỉ bao gồm một vài bộ Phái Phật giáo trong rất nhiều bộ phái/chi phái khác của Phật giáo; kinh điển, sách luận của 1 số trường phái này thường theo hệ văn Pali(hoặc được dịch từ Kinh điển Pali) và chỉ được chọn lọc riêng ra để phù hợp với cách tu tập, truyền thống của trường phái này. Các kinh điển do Phật thuyết, sách luận của bộ phái hoặc tông phái khác trong Phật giáo sẽ không được lựa chọn đưa vào để bảo vệ cho tông phái mình, thống nhất trong cách hành trì, tránh sự xáo trộn, tranh cãi. Phật giáo Tây Tạng(Lạt ma giáo) cũng là một ví dụ điển hình tương tự như Phật giáo Nam Tông về sự cô lập và bài xích các Tông phái khác của Phật giáo trong một thời gian rất dài.
Thông tin về lịch sử kiết tập tam tạng kinh điển của Phật giáo Nam Truyền hoặc tông phái Theravada chỉ là thông tin đại diện cho riêng truyền thống/bộ phái Phật giáo này đưa ra và không hề đại diện cho Phật giáo thời kỳ đầu của các bộ phái Phật giáo khác nói chung. Do yếu tố cách biệt về địa lý, sự khác biệt rất mạnh mẽ về tông chỉ và cách hành trì giữa nhiều bộ phái, tông phái Phật giáo cho nên nhiều người mới tìm hiểu Phật giáo, hoặc những người lớn lên và tu tập trong môi trường Phật giáo Nam truyền lâu năm đã chỉ tiếp nhận thông tin giáo lý một chiều, thậm chí sai lệch rất nhiều thông tin về nhiều bộ phái Phật giáo khác.
Đại thừa (Phạn ngữ: mahāyāna) nghĩa là “cỗ xe lớn”. Một số tên gọi khác hiện nay như Phật giáo Bắc truyền( truyền về các nước/vùng miền phía Bắc của Ấn Độ), Bắc Tông. Đại thừa cũng bao gồm nhiều tông phái, bộ phái, chi phái khác nhau trong đó có cả tông phái Tiểu thừa. Các nước thường theo truyền thống Đại thừa là Bhutan, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Ấn Độ, Malaysia, nhiều vùng miền, tiểu quốc phía Bắc Ấn khi xưa .v.v…. Phật giáo Đại thừa cũng là Phật giáo từ thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho tới hiện nay.
Từ thời Phật tại thế cho tới thời kỳ kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ 2 thì lời Phật dạy chưa được ghi lại bằng văn bản, nhiều người cũng cho rằng cả lần kiết tập kinh điển lần thứ 3 cũng chưa được ghi lại bằng văn bản, Chưa có nhiều đối lập-phân chia tông phái rõ ràng. Thời điểm này tạm gọi được phân chia làm 2 nhóm do có 1 số quan điểm khác biệt về giới luật. Về sau này cho tới hiện nay do có một số khác biệt lớn giữa các tông phái/các pháp môn ở các vùng lãnh thổ các nước phía Nam Ấn Độ và Bắc Ấn Độ thì tên gọi Tiểu thừa, Đại thừa mới phổ biến. Thậm chí theo lịch sử kết tập kinh điển đầu tiên của Tiểu Thừa đưa ra thì lần kết tập Kinh điển đầu tiên có 500 vị A-la-hán tham dự do ngài Ma-Ha-Ca-Diếp chủ trì, tuy nhiên trong tăng đoàn của Phật Thích Ca có tối thiểu từ 1250 vị A-la-hán. Cho nên những lời dạy của đức Phật từ tối thiểu 750 vị A-la-hán(hoặc Tỳ kheo) khác đã không được nhiều người đề cập tới.
Một điều cần nhấn mạnh lại một lần nữa là Phật giáo Thượng Tọa Bộ Theravada Tiểu Thừa chỉ bao gồm một vài bộ phái Phật giáo, nhiều người theo Phật giáo Tiểu thừa đã diễn giải thiên kiến, sai lệch về các bộ phái Phật giáo khác; nhiều học giả bộ phái khác không đồng ý đó là “Tiểu Thừa cho rằng Kinh điển của bộ phái mình là gần với thời Đức Phật, còn của các bộ phái khác là ra đời sau thời kỳ phân chia bộ phái.”
Khoảng thời gian đầu của việc phân chia thành nhiều bộ phái, cũng không có sự đối lập nhiều giữa Đại, Tiểu thừa. Sự khác biệt ở đây có thể là mỗi bộ phái chọn một cách tu tập, hành trì giới luật cũng như tập trung vào các bộ kinh hay quan điểm về giáo pháp mà bộ phái mình đề cao(vì Kinh phật rất nhiều và có những bài Kinh hoặc phương pháp thực hành thích hợp cho căn cơ-trình độ, hoàn cảnh sống khác nhau). Một nguyên nhân khác cho việc chưa có sự đối lập nhiều cũng có thể do thời điểm này, Phật giáo chưa được truyền bá rộng rãi ra nhiều nước trên toàn cầu và xung quanh Ấn Độ, và tỷ lệ dân chúng các nước ngoài Ấn Độ theo Phật giáo chưa nhiều. Các bậc cao tăng, thánh tăng thời kỳ này còn nhiều, việc giao lưu giữa các Bộ phái còn dễ dàng.
Một ví dụ dễ hình dung về Tiểu thừa và Đại thừa đó là: Pháp nhỏ không thể bao hàm Pháp lớn, ngược lại Pháp lớn lại bao hàm pháp nhỏ. Pháp nhỏ hay lớn nhưng khi hội tụ đủ nhân duyên thì đều dẫn tới quả vị Phật.
Cả 2 truyền thống Đại Thừa và Tiểu thừa đều công nhận có nhiều vị Phật đã thành đạo trong quá khứ. Đức Phật tương lai là Phật Di Lặc (Phạn ngữ: maitreya, pali: metteyya). Ngoài ra nếu ai theo Nam Tông(Tiểu thừa) cho rằng các đệ tử trong tăng đoàn thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chứng đắc A-La-Hán là tương đương với Đức Phật, nghĩa là họ cũng cho rằng đã có rất nhiều vị Phật ngay thời Phật Thích Ca. Vậy nếu tính thêm vào các vị A-La-Hán trong tăng đoàn của các vị Phật quá khứ thì có rất rất nhiều vị Phật đã xuất hiện???
2. Một số khác biệt lớn giữa tiểu thừa và đại thừa (hiện nay 2021)
Tiểu thừa (xét trên phạm vi rộng) cho rằng giáo lý của mình mới là chân truyền, nguyên thủy còn các bộ phái Đại thừa đã phát triển, một trong nhiều lý do quan trọng đó là để nâng cao quan điểm tông phái, bảo vệ truyền thống của mình trước nhiều Tông phái/bộ phái Phật giáo khác. Trong khi Đại thừa cho rằng tiểu thừa là cỗ xe nhỏ chở được ít người, là con đường nhỏ, hoặc thích hợp cho người căn cơ thấp hơn, nhưng vẫn xem Tiểu thừa là 1 nhánh của Phật giáo. Xét trên phạm vi hẹp thì cũng có không ít hành giả và học giả Nam Tông hoặc những người trung lập công nhận cả Phật giáo Đại Thừa và Tiểu Thừa đều là Phật giáo Nguyên thủy gắn liền với cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Sự phân biệt Tiểu Thừa và Đại Thừa hiện nay trên bình diện tư tưởng khá mạnh mẽ trong một khoảng thời gian dài; cho nên hiện nay người học Phật nếu tham khảo các sách luận, luận giảng, sách lịch sử Phật giáo, bài giảng từ cơ bản tới chuyên sâu của các học giả, tác giả, tu sĩ từ truyền thống Phật giáo Nam Truyền Tiểu thừa về các bộ phái/Tông phái Phật giáo khác thì chỉ nên coi đó là sách-tài liệu tham khảo, chớ nên vội tin ngay, trừ khi bạn đã có khoảng thời gian tối thiểu trên dưới 15-20 năm nghiên cứu về các quan điểm, triết lý cốt lõi của Tiểu Thừa và Đại Thừa, đồng thời có sự hiểu biết nhất định về sự phát triển của Phật giáo ở các nước có truyền thống Tiểu Thừa hiện nay.
Các nước có truyền thống Tiểu Thừa hiện nay chưa đưa Kinh điển Đại Thừa hoặc sách Luận nổi tiếng vào trong Tam tạng kinh điển của mình trong một khoảng thời gian rất dài(1 số nước trước đây từng có nhưng hiện tại thì không) nên sự hiểu biết về giáo lý Đại thừa rất hạn chế, yếu kém, trừ một số ít người tự nghiên cứu tìm hiểu. Phật giáo là để thực hành nên nhiều người theo Tiểu thừa hiểu biết về các bộ phái, tông phái, hệ phái Phật giáo Bắc Truyền Đại Thừa rất hạn chế.
Truyền thống Phật giáo Tiểu Thừa(Nam Truyền) cũng chia làm rất nhiều Tông phái, chi phái, hệ phái lớn. Giữa các Tông phái, chi phái, hệ phái này cũng có khác biệt rất nhiều về cách thực hành hoặc diễn giải Phật pháp. Giữa các Tông phái, chi phái, hệ phái lớn của Tiểu thừa cũng tranh luận, phản biện, thậm chí chỉ trích rất gay gắt lẫn nhau về nhiều mặt của giáo Pháp giống hệt như việc tranh cãi, tranh biện, phản biện giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa. Đây là chuyện bình thường bởi Phật pháp là để thực hành. Ví dụ như tranh luận giữa Thiền chỉ, Thiền quán(vipasana) có dẫn tới giác ngộ hay không? hay phải thực hành cả 2, hoặc Thiền chỉ và Thiền Quán có phải là một loại thiền khi thực hành chuyên sâu hay không .v.v…
Một số Kinh Đại thừa cho rằng quả vị A-la-hán rất cao quý, không còn luân hồi, nhưng chưa giác ngộ chánh đẳng chánh giác như Phật Thích Ca, các vị A-la-hán còn một khoảng cách rất xa so với sự giác ngộ chánh đẳng giác của Phật Thích Ca. Nhiều người Tiểu thừa cho rằng A-la-hán là đã giác ngộ viên mãn như Đức Phật Thích Ca, quan điểm này cũng gây ra sự tranh luận không đồng thuận ngay trong chính nhiều Tông phái/bộ phái của Tiểu Thừa. Tuy nhiên Trong Kinh Mi Tiên Vấn Đáp của Nam Tông(Tiểu thừa) nói rằng không có 2 đức Phật xuất hiện cùng một lúc trên thế giới. Triết lý Tam Thân của 1 số bộ phái/tông phái Đại thừa có thể giải thích cho nhiều quan điểm của cả 2 truyền thống.
Truyền thống Tiểu thừa, ai cúng dường thức ăn gì thì chư tăng thọ dụng cái đó, bao gồm cả thịt cá(ăn mặn) theo tam tịnh nhục. Truyền thống Đại thừa, thường thì chư tăng trường chay. Trong kinh điển Đại thừa có nói đến việc đức Phật cấm ăn thịt và giải thích nguyên nhân lúc Phật sắp nhập Niết Bàn.
Đại thừa hướng sự giải thoát không chỉ cho cá nhân mà đồng thời chủ trương giải thoát cho nhiều người và chúng sinh khác và cho rằng Tiểu thừa tập trung vào giải thoát cho cá nhân. Để hiểu rõ hơn về khác biệt ở đây, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về 1 số vấn đề ở trong Phật giáo Đại thừa như: việc phát bồ đề tâm – tứ hoằng thệ nguyện, hoặc các giới bồ tát trong Đại thừa v.v. hay việc Phật tử tại gia cư sĩ cũng có thể chứng đắc một số quả vị .v.v…
Truyền thống Phật giáo Nam truyền Tiểu thừa(hiện nay 2021) đa phần vẫn không chấp nhận cho nữ giới xuất gia thọ giới tỳ kheo ni. Nhiều Phật tử, tu sĩ, giới trí thức ngay trong chính Phật giáo Nam Tông hay giới học giả Phật giáo tại Âu-Mỹ đã phê bình/phê phán việc này. Truyền thống Đại thừa thì chấp nhận nữ giới, nam giới xuất gia, bình đẳng với nhau trong tứ chúng có từ thời Phật Thích Ca tại thế cho tới nay. Nhiều người theo truyền thống Nam truyền Tiểu thừa đã diễn giải sai lệch giáo Pháp về việc không chấp nhận nữ giới xuất gia thọ giới tỳ-kheo-ni hay về quan điểm người nữ không thể chứng A-la-hán.
Theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa, hành trình đến sự giải thoát chỉ có duy nhất một con đường là Phật thừa (Nhất thừa), tuy nhiên do căn cơ chúng sinh khác nhau mà từ một Phật thừa phân biệt giảng nói thành ba thừa để cho mọi chúng hữu tình đều có thể giác ngộ (Thanh-văn thừa, duyên-giác thừa, bồ-tát thừa).
Theo Thiền Tông thì không có gì để chứng đắc. Có thể đọc thêm Kinh Kim Cang
Sự khác biệt về giới Luật: người viết không rành về vấn đề này nên tổng hợp sau.
3. Sự kết hợp cả hai truyền thống.
Ở Việt Nam có Hệ phái Khất sĩ, là hệ phái kết hợp cả Đại thừa và Tiểu thừa, xuất hiện vào khoảng năm 1947, hệ phái có cả các tịnh xá trong nước và 1 số nước trên thế giới.
4. Phật giáo nguyên thủy.
Từ “Phật giáo nguyên thủy” ở Việt nam hiện nay có thể được hiểu theo các nghĩa như sau:
+ Ý chỉ cho Phật giáo Đại thừa. Các tông phái trong Phật giáo Đại thừa cũng coi mình là nguyên thủy nhưng dùng tên gọi khác.
+ Phật giáo hệ phái Theravada – là một trong những tông phái hoặc nhánh lớn của Phật giáo Nam Truyền(Tiểu thừa). Phật giáo Theravada chỉ là một bộ phái lớn trong nhiều bộ phái khác của Phật giáo, ra đời sau thời kỳ phân chia bộ phái, nhưng bộ phái này đổi tên thành “Phật giáo nguyên thủy” ở Việt Nam hiện nay để truyền bá.
Ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay các tông phái phật giáo chính (cả Đại Thừa và Tiểu thừa) đều nhận mình là Phật giáo nguyên thủy dù ở các nước này có thể sử dụng 1 từ ngữ, tên gọi mô tả nào khác.
+ Việc một tông phái lớn nào của Phật giáo hiện nay nhận mình là nguyên thủy và cho rằng tông phái khác không phải là không chính xác.
5. Phật giáo phát triển.
Phật giáo hình thành và phát triển ra toàn cầu hơn 2500 năm, Tuy nhiên tên gọi Phật giáo Phát triển được sử dụng theo hướng cực đoan gần đây thường xuất phát từ các nhóm đối tượng sau:
+Những người nghiên cứu ngoài đạo (tìm hiểu sơ lược qua sách, báo chí, đặc biệt là từ những người hoặc học giả Nam Tông, ít có sự nghiên cứu sâu hoặc tu tập để kiểm chứng).
+Những người theo Phật giáo Nam Truyền(Tiểu thừa, Nam Tông) – sử dụng để công kích ngầm Đại Thừa ở khía cạnh khiến người đọc, người nghe ngầm hiểu(hoặc hiểu lầm, ngộ nhận) đó là: “truyền thống của mình mới là nguyên thủy, nguyên chất, còn truyền thống khác đã phát triển”.
+Những Phật tử nghiên cứu qua Kinh, Sách(nghiên cứu và phân tích qua sách báo, internet, ít đi nhiều nơi, ít có sự tìm hiểu kỹ ở trong và ngoài nước, ít có sự tu tập thực tế để kiểm chứng, đối chiếu hoặc ngộ nhận).
+Những người nghiên cứu, học giả (trong và ngoài đạo) tìm hiểu Phật giáo thông qua sách, luận, bài viết của những người theo 1 tông phái nào đó của Phật giáo vốn có thiên hướng bài xích/công kích tông phái khác dẫn tới ngộ nhận.
Một số lý do giải thích cho cách gọi phật giáo phát triển hoặc phật giáo đổi mới như sau:
01.Do tìm hiểu chưa thấu đáo, ngộ nhận, vì Phật giáo rất khó tìm hiểu do có khối lượng kinh, luật, luận, sách viết và bài giảng rất khổng lồ, chứ chưa nói tới việc hiểu có đúng hay không. Quan trọng hơn nữa Phật giáo là để thực hành, có người thực hành cả đời(hoặc nhiều kiếp) chỉ theo 1 tông phái còn chưa chắc giác ngộ.
02. Nhằm hạ thấp giá trị của Phật giáo(ngoại đạo).
03. Nhằm nâng cao quan điểm cho tông phái của mình, đồng thời hạ thấp tông phái khác(trong đạo).04. Do phân biệt vùng miền, yếu tố địa chính trị giữa các quốc gia mà sử dụng để hạ thấp, nói sai lệch lẫn nhau.
05. Do một số cá nhân có hiểu biết Phật giáo ở một mức độ nhất định, muốn kết hợp giáo lý Phật giáo với quan điểm cá nhân, các tín ngưỡng và tôn giáo khác lại làm một.06. Những người ngộ nhận hoặc lợi dụng 1 số tiêu cực ở 1 số chùa viện ở đâu đó của Phật giáo để công kích Phật giáo Đại Thừa. Trong khi đó những sự kiện giống (hoặc gần giống) như vậy ở Phật giáo Nam truyền cũng có rất nhiều.
07. Do một số người nhìn nhận một số hiện tượng Phật giáo tiêu cực ở một số vùng miền địa phương cục bộ trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, không có sự tìm hiểu, nghiên cứu, tra cứu tường tận các kinh điển sách luận, tông chỉ cốt lõi của một tông phái, bộ phái Phật giáo nào đó, cho nên dẫn tới ngộ nhận.
08. Bao gồm sự kết hợp của 2 đến 7 lý do nêu trên với nhau.
Nếu gọi Đại Thừa là Phật giáo phát triển thì Phật giáo Nam Truyền(Tiểu thừa) cũng là Phật giáo Phát triển (đây là điều chắc chắn chứ không phải là suy đoán hay nghiêng về truyền thống Phật giáo nào). Xem thêm phần bổ sung cho phần này ở phần 07(Phân tích, nhận định) bên dưới. Cách gọi ”Phật giáo phát triển” từ Phật giáo Tiểu thừa và coi mình là Phật giáo nguyên thủy mang hàm ý ngầm công kích cực đoan Phật giáo Đại Thừa. Phật giáo Tiểu Thừa hay Đại Thừa dĩ nhiên đã phát triển theo thời gian tuy nhiên vẫn giữ được tinh hoa cốt lõi nguyên thủy cho những ai dày công tìm hiểu, nghiên cứu và thực hành chuyên sâu nhiều chục năm đi kèm việc với giữ các giới quan trọng trong Phật giáo.
–Không có khái niệm Phật giáo Phát triển mà chỉ có khái niệm Phật giáo linh động, Phật giáo nhập thế “Tùy duyên bất biến, bất biến nhưng phải tùy duyên” để truyền bá Phật giáo theo từng thời kỳ lịch sử, văn hóa nhiều vùng miền khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình truyền bá rộng rãi ra toàn cầu của Phật giáo, đã có rất nhiều các cá nhân, ngoại đạo kết hợp triết lý Phật giáo với tôn giáo, tín ngưỡng của họ nên nhiều người đã ngộ nhận về Phật giáo và cho đó là Phật giáo phát triển theo hướng cực đoan.
-Một số ví dụ tiêu biểu về các giáo phái, môn phái mạo danh là pháp môn của Phật giáo, diễn giải sai lệch Phật giáo theo ý kiến/triết lý riêng của họ mà bị nhiều Phật tử gọi là tà đạo hoặc mạo danh Phật giáo gần đây như: Pháp Luân Công do Lý Hồng Chí lập ra, cũng giống như ông Ruma Trần Tâm mạo xưng giác ngộ cao hơn Phật Thích-Ca để thu hút tín đồ; “Quán Âm Pháp Môn” do bà Thanh Hải lập ra ở Đài Loan, đạo Cao đài cũng sao chép giáo lý Phật giáo rồi kết hợp với giáo lý của riêng mình hoặc tôn giáo khác .v.v… do đó nhiều tín đồ theo các giáo phái mới lập cũng ngộ nhận hoặc diễn giải sai lệch hoặc cố tình diễn giải sai lệch, bịa đặt và xuyên tạc rất nhiều về triết lý Phật giáo.
-Trong thời kỳ cận đại và hiện đại, rất nhiều người ngoại đạo cực đoan đã cố tình diễn giải sai lệch về Phật giáo phát triển để ngầm hạ thấp nhiều giá trị của Phật giáo.
6. Sự mô tả về Kinh điển Đại thừa.
– Sự mô tả về nguồn gốc Kinh điển Bắc Truyền(Đại thừa) hiện nay từ nhiều nguồn(sách khảo cứu, luận giải, bài viết trên internet .v.v..) có chứa yếu tố phân biệt tông phái, ngộ nhận, cũng như công kích ngầm lẫn nhau hoặc sử dụng câu từ dễ gây hiểu lầm cho người đọc.
Ví dụ khi đọc một bài viết, một cuốn sách hay chủ đề có nội dung về nguồn gốc một Kinh Đại thừa tạm gọi tên là ABCD chẳng hạn, bạn có thể bắt gặp cụm từ mô tả sau: “kinh ABCD ra đời từ năm 450”, “kinh ABCD xuất hiện từ năm 500”, “Kinh ABCD ra đời trong thời kỳ phát triển của tư tưởng Đại Thừa”, “Kinh ABCD xuất hiện trong thời kỳ”.v.v.
Về cụm từ “ra đời” và “ra đời trong thời kỳ” ở trên có thể hiểu theo 2 ý chính. Thứ nhất là tác giả muốn nói đến Bản kinh này không phải Phật thuyết, được người đời sau viết ra dựa theo tư tưởng tông phái của mình. Hai là tác giả muốn nói đến thời gian mà cuốn Kinh ABCD này được truyền bá ở một nơi nào đó được ghi lại bằng văn bản. Hai cụm từ trên thường khiến người đọc ngộ nhận theo ý thứ nhất.
Về cụm từ “xuất hiện” ở trên cũng có thể hiểu theo 2 ý chính. Thứ nhất là tác giả muốn nói đến Bản kinh này được người đời sau viết ra dựa theo tư tưởng tông phái của mình. Thứ hai tác giả muốn nói đến thời gian cuốn Kinh ABCD được giới thiệu ở vùng nào đó, còn được ghi chép lại. Cách dùng từ này cũng dễ gây ngộ nhận theo cách thứ nhất.
Một số lý giải nguyên nhân về cách mô tả một số Kinh điển Đại thừa như sau:
01.Do tìm hiểu chưa thấu đáo, ngộ nhận, vì Phật giáo rất khó tìm hiểu do có khối lượng kinh, luật, luận, sách viết và bài giảng rất khổng lồ, chứ chưa nói tới việc hiểu có đúng không. Quan trọng hơn nữa Phật giáo là để thực hành, có người thực hành cả đời(hoặc nhiều kiếp) chỉ theo 1 tông phái còn chưa chắc giác ngộ.
02. Nhằm hạ thấp giá trị của Phật giáo(ngoại đạo).
03. Nhằm nâng cao quan điểm cho tông phái của mình, đồng thời hạ thấp tông phái khác(trong đạo).
04. Do phân biệt vùng miền, yếu tố địa chính trị giữa các quốc gia mà sử dụng để hạ thấp, nói sai lệch lẫn nhau.
05. Do một số cá nhân có hiểu biết Phật giáo ở một mức độ nhất định, muốn kết hợp giáo lý Phật giáo với quan điểm cá nhân, các tín ngưỡng và tôn giáo khác lại làm một.06. Những người ngộ nhận hoặc lợi dụng 1 số tiêu cực ở 1 số chùa viện ở đâu đó của Phật giáo để công kích Phật giáo Đại Thừa. Trong khi đó những sự kiện giống(hoặc gần giống) như vậy ở Phật giáo Nam truyền cũng có rất nhiều.
07. Do một số người nhìn nhận một số hiện tượng Phật giáo tiêu cực ở một số vùng miền địa phương cục bộ trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, không có sự tìm hiểu, nghiên cứu, tra cứu tường tận các kinh điển sách luận, tông chỉ cốt lõi của một tông phái, bộ phái Phật giáo nào đó, cho nên dẫn tới ngộ nhận.
08. Bao gồm sự kết hợp của 2 đến 7 lý do nêu trên với nhau.
Gợi ý về cụm từ tham khảo có thể sử dụng: “kinh ABCD bản cổ nhất được ghi nhận là từ năm 450”, “kinh ABCD bản lâu đời nhất được ghi bằng chữ là từ năm 500”, “bản kinh cổ nhất của Kinh còn được lưu trữ là từ năm”. Nếu các nhà khảo cổ hay ai đó phát hiện thêm bản sao của một Kinh, sách cổ nào đó, cách dùng từ ngữ trên là hợp lý hơn.
Tại sao lại chỉ phân tích yếu tố mô tả về Kinh điển Bắc Truyền mà không có Nam truyền? Bởi vì trước tiên, đây là nhân tố quan trọng nhất, đó là Kinh điển hay lời dạy của Đức Phật Thích Ca. Còn chuyện đề cao tông phái của mình, hạ thấp tông phái khác là chuyện bình thường trong các tông phái của cả Tiểu Thừa và Đại Thừa. Bạn phải tìm hiểu và đặt câu hỏi tại sao lại có những bài viết, chủ đề hướng vào Kinh điển của Bắc truyền, chứ không phải là kinh điển của Nam Truyền. Nếu không phải là ngoại đạo, Người trong đạo nếu công kích một cách cực đoan về Kinh điển và Phật giáo Đại Thừa thì thường xuất phát từ những hành giả, tác giả theo hoặc nghiêng theo Phật giáo Nam Truyền Tiểu thừa.
Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là có những người theo Nam Tông(Tiểu thừa), không chỉ dừng lại ở những học giả, tác giả, mà còn có cả những người xuất gia theo Nam Tông, tận dụng kiêm lợi dụng sự ghét Tàu(Trung Quốc) của dân Việt Nam để bôi nhọ và xuyên tạc về Phật giáo Đại Thừa. Phật giáo là tôn giáo Toàn Cầu, không biên giới, cho nên việc có những Phật tử ở Việt Nam mến mộ 1 số ít Cao tăng hay Thánh Tăng ở Trung Quốc, Ấn Độ hay Nhật Bản .v.v. là chuyện rất bình thường.
- Bài tham khảo về tác giả thiên về Nam Truyền(Tiểu Thừa) công kích ngầm và cực đoan về Đại Thừa: Tam Tạng Kinh Điển – lịch sử
7. Phân tích, nhận định
Hiện nay (ở Việt Nam hay những người nói Tiếng Việt) từ tiểu thừa hay đại thừa ít được sử dụng hơn đôi chút cho những người mới tìm hiểu, hoặc những người sơ cơ để tránh đi nhiều điều không cần thiết không tiện nêu ra chi tiết ở đây. Chứ điều đó không có nghĩa là sự phân biệt tiểu thừa hay đại thừa có giảm bớt đi. Đây là điểu hiển nhiên bởi lẽ trong Phật giáo có nhiều Pháp môn/Tông phái khác nhau và Phù hợp với nhiều căn cơ (bậc thấp, bậc trung, bậc cao) và hoàn cảnh sống khác nhau.
– Quan điểm cho rằng Phật giáo Tiểu Thừa mới là nguyên thủy nhất dựa trên lập luận “những bài Kinh của truyền thống này còn lưu trữ được tới hiện nay, là gần với thời đức Phật hơn” là không chính xác, mang thiên hướng đề cao truyền thống bộ phái của mình, hạ thấp truyền thống khác. Lối lập luận ở trên cũng tương tự như cách một ai đó lập luận rằng “một số nước, vùng lãnh thổ theo Đại Thừa có khoảng cách địa lý hiện nay rất gần với nơi Đức Phật truyền đạo ở Ấn Độ thời còn tại thế, cho nên Pháp môn Đại Thừa của tôi mới là nguyên thủy nhất?”; thậm chí về mặt học thuật Phật giáo cũng có thể coi là gian lận, bởi lẽ thời kỳ đầu các Kinh điển Phật giáo(lời dạy của Đức Phật) đều được truyền miệng để dễ dàng đọc tụng, ghi nhớ và thực hành(đây là phương pháp thực tế và hiệu quả hơn nhiều so với cách ghi lại bằng văn bản hiện nay). Nhiều vùng dân chúng không biết chữ, không có chữ, nên sau này mới được Kết tập lại là chuyện bình thường. Trải qua hơn 2500 năm ở các nước hay vùng miền có Phật giáo, với nhiều cuộc chiến tranh, thiên tai, bị vua quan cấm đoán, đàn áp, tiêu hủy chùa viện cũng như kinh sách, tôn giáo khác lên nắm quyền đàn áp .v.v. cho nên nhiều kinh sách bị thất lạc, chôn vùi .v.v. Chưa nói tới việc bản Kinh cổ nhất của một bài kinh nào đó còn lưu trữ đến nay hoàn toàn có thể là bản sao y nguyên của một văn bản cổ hơn của chính nó nhưng đã bị thất lạc trong dòng lịch sử. Một vấn đề quan trọng nữa đó là thời kỳ đầu hình thức truyền bá phật giáo là truyền khẩu, ghi nhớ, đọc tụng, nên đặt ra vấn đề bài Kinh theo tông phái của mình còn lưu trữ bằng văn bản cổ xưa nhất cho nên truyền thống của mình là nguyên thủy nhất là không chính xác.
-Xét về mặt địa lý hiện nay, thì nhiều nước hay vùng miền lãnh thổ theo truyền thống Đại Thừa có khoảng cách địa lý gần hơn với nơi Phật thành đạo so với các nước Phật giáo Nam Tông….
-Truyền thống xuất gia gieo duyên trong Phật giáo Nam Truyền không hề có trong Phật giáo thời kỳ đầu. Nhiều tông phái Phật giáo Đại thừa vẫn giữ được nguyên vẹn tinh thần nguyên thủy xuất gia khi không có tập tục này, một số ít chùa vẫn có nhưng ít phổ biến hơn. Bởi vì xuất gia gieo duyên trong 1 khoảng thời gian ngắn và biết chắc chắn mình sẽ hoàn tục là một hình thức lạm dụng(trộm cắp) của thường trụ tam bảo. Tuy nhiên xuất gia gieo duyên hiện nay là một nét văn hóa đẹp của Phật giáo Nam tông.
– Việc một số Kinh sách mặc dù của Phật thuyết trong Phật giáo Bắc Truyền, nhưng dễ gây tranh cãi trong một cộng đồng lớn của Nam Truyền, ví dụ như Kinh Phật thuyết về việc cấm ăn thịt, hoặc Kinh Kim Cang, Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Lăng Già .v.v. cũng có khả năng rất cao không được lựa chọn đưa vào tạng Nam truyền….
-Việc các truyền thống/tông phái chỉ lựa chọn các bản Kinh phù hợp với triết lý của mình là điều rất dễ hiểu. Trong đại tạng kinh các nước Bắc truyền, có rất nhiều kinh điển tương đương hoặc được dịch từ tạng Nam Truyền, nhưng Nam Truyền chỉ giới hạn lại trong một số lượng Kinh sách nhất định. Điều đó đã cho thấy sự rất hạn chế của những hành giả Nam Tông về Phật giáo Bắc Truyền(Đại Thừa). Hiểu biết kinh điển, sách luận các bộ phái chuyên sâu đã hạn chế như vậy, nói đến thực hành để thẩm thấu được phần nào các Pháp môn lại càng hạn chế yếu kém.
-Các bài Kinh “quá nổi tiếng” của Phật giáo Đại Thừa ví dụ như Kinh Kim Cang, có văn phong khác với văn phong trong Kinh điển Nam Tông; tuy nhiên đây là bài Kinh quá phổ biến, đã có nhiều bậc cao tăng đắc đạo qua bài Kinh này, thì một số hành giả Nam tông ít công kích hơn(chứ không phải không có), mà tập trung công kích vào 1 số bài Kinh khác của Đại thừa là ngụy tạo, có người công kích 1 số kinh này là ngụy tạo, có người lại công kích 1 số kinh kia là ngụy tạo, tổng hợp lại đều ngầm hướng người đọc, người nghe tới mục đích công kích là hầu như các Kinh điển của Đại Thừa đều là ngụy tạo.
– Việc dùng quan điểm cho rằng: Phật giáo Đại thừa ví dụ như ở Việt Nam, có những chùa cúng sao giải hạn, ngoài thờ Phật còn thờ cúng thần thánh, đốt vàng mã .v.v. để nói Phật giáo Đại thừa là Phật giáo Phát triển, còn Nam tông thì không là không chính xác. Ví dụ như ở Thái Lan, nhiều chùa kinh doanh buôn bán bùa chú, ở quy mô lớn và công nghiệp, ở các nước Phật giáo Nam Tông cũng có việc chữa, trục vong hồn cho người khác thông qua tụng kinh, trì chú, cũng vẫn có nơi thực hiện cúng cầu siêu cho người mất và nhận một khoản tiền, nhà sư sử dụng bùa ngải .v.v…Rất nhiều mặt trái hay hiện tượng tiêu cực hiện nay của Phật giáo ở Thái Lan hay 1 số nước Phật giáo Nam Tông có thể nói là đi khá xa ra khỏi giáo lý Phật giáo. Trước đây do giao thông chưa phát triển, truyền thông và internet chưa phổ biến nên thường người ta biết nhiều thông tin trong một vùng miền, hay ở trong nước rõ hơn là ở các nước khác. Nên thường có cái nhìn phiến diện.
-Dòng Thiền của Nam Tông ví dụ như Thiền Vipassana khi truyền sang các nước Âu-Mỹ hay ở Việt Nam, được lược bỏ đi yếu tố tôn giáo để truyền dạy cho những người mới tìm hiểu về Thiền cũng có thể được gọi là Thiền Phát Triển, Thiền Đổi Mới .v.v…
– Cả 2 truyền thống đều công nhận có nhiều vị Phật đã thành đạo trong quá khứ. Nhiều người Nam tông cho rằng A-la-hán là quả vị viên mãn, và cũng có nhiều đệ tử chứng đắc viên mãn thời Phật Thích Ca. Phật giáo Đại Thừa công nhận các quả vị Thanh Văn thừa(A-la-hán), Duyên giác thừa, Bồ tát thừa.
– Đại thừa và Tiểu thừa đã từng phát triển song hành ở một số nước theo Phật giáo Nam Tông, ví dụ như ở Srilanka[2]. Từng có thời phật giáo Đại thừa chiếm phần áp đảo hơn so với Tiểu Thừa, và ngược lại. Mỗi khi truyền thống nào thịnh hơn thì thường sẽ bị truyền thống còn lại công kích. Ngoài ra sự thịnh suy còn phụ thuộc rất quan trọng vào vị vua đứng đầu Srilanka sẽ ủng hộ truyền thống nào hơn. Hiện nay Srilanka phần nhiều dân chúng theo truyền thống Nam tông.
-Việc phần đông những Phật tử tại gia ít có thời gian tìm hiểu giáo lý, bận nhiều việc đời, đi chùa với tâm lý cầu xin, cầu may mắn, tài lộc v.v.. là sự phổ biến ở tất cả các nước có truyền thống Phật giáo, chứ không phải là việc riêng của Tiểu Thừa hay Đại Thừa. Cả 2 truyền thống đều không chấp nhận sự giáng họa hay trừng phạt từ các vị Phật, Bồ Tát, A-la-hán.
– Phật giáo là tôn giáo từ bi và trí tuệ, có nhiều pháp môn phương tiện cho nhiều người căn cơ khác nhau. Cho nên khi truyền bá vào một vùng miền hay quốc gia nào đó, sau khi được nhiều người chấp nhận và đứng vững, thì ít có hiện tượng triệt tiêu, bài xích các tín ngưỡng tôn giáo khác một cách cực đoan như một số tôn giáo độc thần lớn khác. Phật giáo vẫn hòa nhập mà không hề bài xích cực đoan các tín ngưỡng phong thủy, thờ ông bà tổ tiên hay tín ngưỡng âm dương ngũ hành, v.v..
-Phật giáo theo lẽ chung sẽ có thịnh có suy, thời thịnh do có nhiều người tu học thì sẽ bao hàm trong đó yếu tố suy đồi, thời suy sẽ bao hàm trong đó yếu tố thịnh trở lại do có những người chán ghét sự suy đồi mà quyết tâm tu tập theo đúng chánh pháp, khiến nhiều người tin theo.
– Các bài viết/bài giảng của các tác giả về việc Phật giáo Nguyên Thủy mà ở đây là Phật giáo Theravada không phải là Phật giáo Tiểu thừa theo cách hiểu của bên Đại Thừa, và phái Tiểu thừa này chỉ có ở bên Ấn Độ là mang tính chủ quan cá nhân chứ không chính xác. Hệ phái Phật giáo Therevada vẫn dùng các Kinh, sách cũng như quan điểm chính của Phật giáo các nước Nam Truyền(Tiểu Thừa). Các quan điểm chính của Phật giáo Therevada về Phật giáo Đại thừa cũng vẫn theo hướng như đã nêu ở phần 02 ở trên. Và theo cách nhìn của Phật giáo Đại thừa cũng vẫn là cái nhìn cực đoan.
Việc truyền bá Phật giáo còn thường linh động tùy theo văn hóa, phong tục từng địa phương. Nếu áp dụng cứng nhắc thì chắc chắn sẽ khó truyền bá. Phật giáo truyền sang Âu-Mỹ hiện nay có thể là một ví dụ điển hình cho điều nói trên, đặc biệt là khi thành lập một chùa viện nào đó (của cả 2 truyền thống) tại nơi mà dân chúng xung quanh đó đa phần không phải phật tử.
Khi một học giả nào đó ở Âu-Mỹ tìm hiểu nghiên cứu Phật giáo, tiếp xúc với các tư tưởng, sách, luận từ những người Nam Tông (vốn phần đông cho rằng Đại Thừa là ngoại đạo), thì việc trích dẫn quan điểm của những người này, cho dù là người có trình độ (Đại học, sau Đại Học của thế tục) chỉ mang tính tham khảo.
Một số bài Kinh ngắn nằm trong một bộ Kinh dài, hoặc một bài Kinh trích ra nhiều đoạn Tinh Túy của nhiều Kinh khác nhau thì không thể dùng Tam Pháp Ấn để thẩm định (đối với cả 2 truyền thống).
Trong Phật giáo thực sự có những Pháp môn tu tập cho những căn cơ khác nhau (bậc thượng, bậc trung, bậc hạ). Có những pháp môn chỉ thích hợp cho người căn cơ bậc cao[1], nhưng khiến cho nhiều người mới tìm hiểu ham thích tu tập theo và những người này không hề biết căn cơ của mình thế nào để tự đánh giá, cũng như quyết tâm theo đuổi, kết quả tu tập nhận được không như kỳ vọng đã khiến cho những người người tông phái khác cười, chê. Nhưng điều đó không có nghĩa là Pháp môn đó bị sai.
Nếu bạn không tin lời những bậc cao tăng, thánh tăng qua hàng ngàn năm nay thì hãy tự mình tìm hiểu và đánh giá. Thời gian tìm hiểu ít nhất cũng vài chục năm trở lên, hoặc cả đời, bao gồm cả tìm hiểu kinh điển, sách luận và tu tập để kiếm tra, đối chiếu một phần nào đó.
Trong Kinh tạng Phật giáo Bắc Truyền(Đại Thừa) có 4 bộ A-hàm gồm nhiều bài kinh khác nhau – gần như tương đương với Kinh điển của Nam Truyền Tiểu Thừa. Đồng thời còn có thêm rất nhiều Kinh điển khác nữa(chứ không phải là 1 số) mà Kinh tạng Nam Truyền không có. Trải qua hàng ngàn năm, nhiều hành giả Phật giáo Đại thừa không những nắm vững triết lý của Phật giáo Nam Tông(Tiểu thừa) mà còn cả những triết lý của siêu việt của Đại thừa.
Nam Tông(Tiểu thừa) chỉ là 1 trong rất nhiều Tông phái của Phật giáo. Phật giáo có nhiều Pháp môn bậc cao, bậc trung, bậc thấp; Người tu học cũng có người căn cơ bậc cao, bậc trung, bậc thấp, nên việc tranh cãi/ngộ nhận, tranh luận là bình thường. Không có tranh cãi/ngộ nhận, tranh luận mới là bất thường, đặc biệt là trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca đã nhập niết bàn hơn 2500 năm
Vậy khi nào thì những người theo Phật giáo Nam Truyền mới hết công kích cực đoan Phật giáo Bắc Truyền?
Câu trả lời là: không thể hết công kích cực đoan hoặc công kích ngầm tinh vi trong các bài viết, sách, hay bài giảng được v.v. mà chỉ giảm bớt được phần nào nếu như các nước theo Phật giáo Nam Truyền(Tiểu Thừa) biên dịch và đưa vào Đại Tạng Kinh của nước mình các Kinh điển và sách Luận nổi tiếng của Đại Thừa.
Bỏ qua một số bài Kinh còn có thể gây tranh luận, hoặc 1 số sách mà 1 số người ở nhiều tông phái cho rằng là do người đời sau viết ra dựa trên triết học tông phái, Nhưng tại sao đến nay, nhiều Kinh điển rất nổi tiếng của Đại Thừa, đã được nhiều nhà sư, học giả Nam Tông công nhận là do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng lại không được đưa vào đại tạng kinh của Nam Tông???
Việc một tác giả, người viết sách báo, nhà sư theo truyền thống Nam Tông hạn chế, hoặc không nói rõ quan điểm về Phật giáo Đại Thừa trong các sách, bài viết, bài giảng, không có nghĩa là những người này không có cái nhìn rất cực đoan về Phật giáo Đại Thừa đặc biệt là về Kinh điển, Sách Luận.
Bài viết nhằm góp một phần cái nhìn nhỏ bé thực tế về 1 số khác biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa hiện nay. Đặc biệt là từ khi có mạng xã hội, website, blog nở rộ, việc công kích giữa những Phật tử, học giả, hành giả theo Nam Tông(Tiểu Thừa) về Đại Thừa theo hướng cực đoan, công kích ngầm rất phổ biến và thường xuyên. Chuyện này đã tiếp diễn liên tục hơn cả ngàn năm nay nhưng không thay đổi được hiện trạng của Phật giáo. Những lý lẽ và trích dẫn của các tác giả, học giả, thậm chí trưng ra cả học hàm tiến sĩ, giáo sư phật học .v.v… hầu như chỉ mang tính tham khảo hoặc ý kiến cá nhân, không đứng vững trước những học giả, giáo sư, tiến sĩ Phật học của các bộ phái/tông phái Phật giáo khác.
Một thông tin tích cực mà bạn đọc cần biết đó là Phật pháp là để thực hành (thường gắn với yếu tố Thiền định, định, chánh niệm, giác ngộ .v.v….đặc biệt khi thực hành thì thế nào là giác ngộ, đốn ngộ, chứng đắc các quả vị, tầng thiền, thánh quả .v.v….. Kinh điển, sách luận rất nhiều nên việc phân chia tông phái là đương nhiên; tranh luận, phản biện, ngộ nhận, tranh cãi, luận giải, đôi khi chỉ trích nhau rất gay gắt là chuyện rất bình thường.
Lee Tâm/thienphatgiao.org
Bài viết sẽ được cập nhật, bổ sung khi có thể (giống wikipedia). Rất mong nhận được góp ý, bổ sung, thêm bớt của bạn đọc vào bài viết với các ý ngắn gọn qua email hoặc để lại bình luận
- Bài tham khảo về Học giả thiên về Nam Tông(Tiểu Thừa) công kích ngầm, rất cực đoan và tinh vi về Đại Thừa: Tam Tạng Kinh Điển – lịch sử
- Bản Liệt Kê: Phật Giáo Sơ Thời(Nguyên Thủy) Khác Với Theravada Điểm Nào
- Vấn đề nữ giới chứng A La Hán trong tam tạng Phật giáo
- Tiểu Thừa và Đại Thừa – HT. Thích Thiền Tâm
- Vì sao gọi là Đại thừa và Tiểu thừa – HT. Thích Thánh Nghiêm
- Quá Trình Tu Tập của Tiểu Thừa
- Kinh Kim Cang – Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật – Kinh Kim Cương
- Ăn chay trong kinh điển Phật giáo Đại thừa
——
Chú thích/tham khảo:
[1] Căn cơ bậc cao ở đây không liên quan gì tới một người thông minh, có bằng cấp-học vị cao, bình thường, hay ngu đần mà người thường(thế tục) hay sử dụng.
[2] Vài Nét Lịch Sử Phật Giáo Đại Thừa Tại Sri Lanka, Thích Nguyên Lộc